Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Công Nghệ Protein, Axit amin và Axit hữu cơ - Ts.Trương Thị Minh Hạnh phần 10 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
55
Giá trị dinh dưỡng của tảo còn thể hiện còn thể hiện ở chất lượng và số lượng
các vitamin chứa trong nó như β − caroten, vitamin B3, B6, B1, E và đặc biệt rất nhiều
vitamin B12. Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ đã chiết được β − caroten dùng
làm thức ăn bồi dưỡng sức khỏe, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Ngoài ra trong
Spirulina còn chứa nhiều xantophyl là chất rất cần thiết cho gia cầm. Nếu dùng tảo với
lượng 10 % trong khẩu phần thức ăn để nuôi cá thì sẽ có tác dụng làm tăng cao tỉ lệ
sống của cá bột.
Ngày nay người ta đã phát hiện và chiết tách từ tảo Spirulina chất phycoxianin là
một chất có tác dụng chữa bệnh ung thư vùng hàm, vòm họng. Qua nghiên cứu cho
thấy rằng nếu dùng phycoxianin kết hợp với gamma Cobalt 60 sẽ hạn chế được 70 ⎟ 80
% sự phát triển các tế bào ung thư. Tảo còn có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của
chất phóng xạ và chống suy mòn do nhiễm hơi độc
Chính vì những lợi ích to lớn trên của Spirulina nên hiện nay tảo đang được nuôi
trồng rất rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới để làm thức ăn dinh dưỡng cho người, là
nguyên liệu chính để sản xuất bột dinh dưỡng cho trẻ em, sử dụng trong lĩnh vực y học
để chữa bệnh ung thư, sản xuất thuốc lợi sữa, thuốc chống suy dinh dưỡng ..., sử dụng
làm thức ăn gia cầm, làm mỹ phẩm...
5.1.2.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TẢO SPIRULINA TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM
5.1.2.1. Trên thế giới:
Hiện nay trên thế giới phát triển rất mạnh việc nuôi cấy tảo Spirulina và
Chlorella để thu nhận sinh khối cho người và động vật, trong đó Spirulina được sản
xuất nhiều hơn. Thực tế cho thấy, 1 ha bề mặt nuôi cấy tảo thu nhận được 10- 15 tấn
tảo một năm, cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Một trong những giống được sử dụng
nhiều nhất là Spirulina maxima. Tảo lam này phát triển thành sợi, do đó dẽ thu nhận
thậm chí bằng các phương pháp thủ công như cào và lọc.
Từ thập niên 70, ở Nhật Bản và Mỹ tảo Spirulina đã được xem là một loại siêu
thực phẩm. Đến những năm 1990, vấn đề tiêu thụ Spirulina đã tăng vượt bậc tại Trung
Quốc, Ấn Độ, châu Á, Bắc Mỹ làm cho Spirulina ngày càng trở nên phổ biến.