Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc bộ thời kỳ đến năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc bộ thời kỳ đến năm
2020
Chuyên đề: Kinh tế ngành - địa phương
Tạp chí số: Tap chí Số 17 (Số 457)
Năm xuất bản: 2009
Chuyển dịch CCNKT là chuyển CCNKT từ trạng thái này sang trạng thái khác nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Chuyển dịch CCNKT không
đơn thuần chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ
trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch CCNKT phải dựa trên cơ sở của CCNKT hiện có và nội dung của sự chuyển dịch nhằm biến
CCNKT cũ thành CCNKT mới hiện đại và phù hợp hơn. Trong xu thế hội nhập kinh tế và cạnh tranh quốc tế thì việc phát triển kinh tế-xã
hội, chuyển dịch CCNKT của cả nước nói chung, cũng như của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) nói riêng đang là vấn đề cấp
thiết và rất cần được quan tâm.
Vùng TDMNBB bao gồm 14 tỉnh (Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái,
Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang);
diện tích tự nhiên là 95.460 km2(chiếm 28,8% về diện tích tự nhiên của cả nước); dân số trung
bình năm 2008 là 11,241 triệu người (bằng 13,24% dân số cả nước). Vùng TDMNBB là địa
bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về KT-XH, quốc phòng-an ninh và đối ngoại của cả nước,
có khoảng 1.960km đường biên giới tiếp giáp nuớc Cộng hoà nhân dân Trung Hoa và nu?c
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng
đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (KTTĐBB). Các tiềm năng,
lợi thế so sánh của vùng như tài nguyên rừng, thuỷ điện, khoáng sản và kinh tế cửa khẩu
(KTCK) có ý nghia rất lớn trong phát triển kinh tế, quốc phòng-an ninh của vùng nói riêng
cũng như đối với cả nước nói chung. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vùng TDMNBB
trong lựa chọn cơ cấu sản xuất, xác định CCNKT hợp lý, hiệu quả và bền vững.
Tuy nhiên, xuất phát điểm nền kinh tế của vùng TDMNBB còn thấp, kinh tế còn nghèo nàn,
lạc hậu, vì vậy để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, khắc phục nguy cơ tụt hậu chỉ có thể
bằng cách tiến hành công nghiệp hóa (CNH), tăng nhanh giá trị gia tăng của ngành công
nghiệp và dịch vụ, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, sản xuất công nghiệp trở thành
phổ biến trong nền kinh tế.
Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng TDMNBB từ nay đến năm 2020
Chuyển dịch CCNKT của vùng TDMNBB trong thời kỳ 1997-2009 đã có những tiến bộ và đạt
được những thành tựu đáng kể, đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện
đời sống nhân dân. Nhưng trong thời gian vừa qua sự chuyển dịch CCNKT của vùng chưa thực
sự phát huy tốt nhất các tiềm năng, lợi thế so sánh. Chuyển dịch CCNKT nhìn chung còn
chậm, hạn chế trong việc khai thác các nguồn lực, năng lực cạnh tranh còn thấp so với thị
trường trong nước. CCKT của vùng chưa hiện đại, kém chất lượng... Các sản phẩm chủ yếu
trong vùng chưa rõ nét.
Để việc chuyển dịch CCNKT của vùng TDMNBB thời kỳ đến năm 2020 đạt được kết quả cao
hơn nữa, mục tiêu phát triển KT-XH và chuyển dịch CCNKT được xác định là:
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006-2010 khoảng 10-
10,5%; trên 11% cho thời kỳ 2011-2015 và 12% cho thời kỳ 2016-2020. Từng bước thu hẹp