Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
TỈNH TUYÊN QUANG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Hợp
THÁI NGUYÊN - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng. Công trình này chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện thông tin
đại chúng nào.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hiền
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy
cô, bạn bè, đồng nghiệp đã là nguồn ủng hộ, động viên quan trọng để tôi hoàn thành
luận văn của mình. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường
Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang đã tạo
điều kiện để giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến TS. Nguyễn Quang Hợp, giảng viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình
hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng với vốn kiến thức chưa nhiều, khả năng và
kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế nên Luận văn của tôi chắc
chắn sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý phê bình
quý giá của các Quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp và bất cứ ai có sự quan tâm đến
đề tài.
Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hiền
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................4
4. Đóng góp của đề tài.................................................................................................4
5. Bố cục của luận văn ................................................................................................5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA.................................................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ...............................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế..................................6
1.1.2. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.......................................................10
1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.........11
1.1.4. Đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.......................................................11
1.1.5. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...........................................................12
1.1.6. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế .......................................................14
1.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............20
1.2. Cơ sở thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ...............................................................................................................22
1.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh......................................................................22
1.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hưng Yên ....................................................................24
1.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai ........................................................................26
iv
1.2.4. Bài học rút ra đối với Tỉnh Tuyên Quang trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.....................................................27
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 30
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................30
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................30
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................30
2.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu ........................................................................30
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................31
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................................32
Chương 3 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO
HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI TỈNH TUYÊN
QUANG.......................................................................................................... 35
3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang..............................................................35
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................35
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................37
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang.............................................................................................................40
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019....................................................42
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế của tỉnh Tuyên Quang...............42
3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ...........................46
3.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp ............................58
3.2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ ...................................68
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2017-2019..................................................................................................79
3.3.1. Các nhân tố khách quan ..................................................................................79
3.3.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................................82
3.4. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của tỉnh
Tuyên Quang.............................................................................................................86
3.4.1. Những thành công ...........................................................................................86
3.4.2. Những hạn chế, tồn tại ....................................................................................88
v
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại ...................................................................90
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2030 . 92
4.1. Quan điểm, định hướng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 ....................................92
4.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tỉnh Tuyên Quang...............................................................................................92
4.1.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa Tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030......................................................................93
4.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 .......................................................................94
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 ......97
4.2.1. Nhóm giải pháp chung ....................................................................................97
4.2.2. Nhóm giải pháp cho các ngành kinh tế cụ thể ..............................................102
KẾT LUẬN.................................................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 111
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCKT : Cơ cấu kinh tế
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXD : Công nghiệp xây dựng
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
GDP : Tổng sản phẩm trong nước
GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn
GTSX : Giá trị sản xuất
TMDVDL : Thương mại dịch vụ du lịch
UBND : Uỷ ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tỷ lệ các bộ phận cấu thành GRDP tính theo giá hiện hành của tỉnh
Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019...............................................43
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế theo ngành của Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 ........43
Bảng 3.3: GRDP giá so sánh 2010 tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2019 ...........44
Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế Tuyên Quang, 2017-2019............45
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất theo giá so sánh của của các phân ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019...................46
Bảng 3.6: Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2017-2019 ................................................................................................47
Bảng 3.7: Sản lượng và mức tăng bình quân sản lượng các cây trồng chủ yếu của
tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2017-2019 .................................................49
Bảng 3.8: Diện tích gieo trồng của Tuyên Quang, giai đoạn 2017-2019 .................51
Bảng 3.9: Cơ cấu và mức tăng trưởng bình quân của diện tích gieo trồng tỉnh Tuyên
Quang trong giai đoạn 2017-2019 ...........................................................52
Bảng 3.10: Số gia súc, gia cầm của tỉnh Tuyên Quang ............................................54
Bảng 3.11: Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản tỉnh Tuyên Quang..............55
Bảng 3.12: Diện tích rừng và sản lượng khai thác gỗ tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2017-2029 ................................................................................................56
Bảng 3.13: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2017-2019 ....................................................................59
Bảng 3.14: Số cơ sở công nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2017-2019....61
Bảng 3.15: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2017-2019 ................................................................................................62
Bảng 3.16: Vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang phân theo hình thức
sở hữu của chủ đầu tư trong giai đoạn 2017 - 2019 ................................65
Bảng 3.17: Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo hình thức sở hữu của tỉnh Tuyên Quang
trong giai đoạn 2017-2019.......................................................................65
viii
Bảng 3.18: Cơ cấu ngành dịch vụ tỉnh Tuyên Quang tính theo giá hiện hành trong
giai đoạn 2017-2019 ................................................................................69
Bảng 3.19: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 .........................................................73
Bảng 3.20: Cơ cấu Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019 ..................................................74
Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu dịch vụ vận tải ở tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2017-
2019 .........................................................................................................74
Bảng 3.22: Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang...........................76
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự chuyển đổi căn bản
nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực như phân công lại lao động xã hội, điều phối lại các
nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng năng lực sản xuất, tăng năng
suất, số lượng sản phẩm xã hội… góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn của
người dân.
Cơ cấu kinh tế có thể hiểu dưới các góc độ khác nhau như: cơ cấu kinh tế
theo vùng lãnh thổ; cơ cấu kinh tế theo ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế theo thành
phần kinh tế, v.v… Đối với một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương, cơ cấu kinh tế
theo ngành kinh tế (từ đây trở đi gọi tắt là cơ cấu kinh tế) là bức tranh tổng hợp
phản ánh đầy đủ nhất chất lượng và trình độ phát triển kinh tế của vùng lãnh thổ
hoặc địa phương ấy.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyên môn hóa, phân công lao
động xã hội ngày càng sâu sắc hơn và với công nghệ ngày càng cao hơn chính là
chỉ dấu quan trọng và chính xác nhất của sự phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam
hiện nay thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyên môn hóa, phân công
lao động xã hội ngày càng sâu sắc hơn, với công nghệ ngày càng cao hơn, với tỷ
trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp ngày càng lớn hơn, gắn với đô thị hóa ngày
càng nhiều hơn chính là sự chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH-HĐH). Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH là
yêu cầu cốt tử để phát triển kinh tế của bất cứ địa phương nào.
Từ tầm quan trọng của CNH-HĐH, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của
Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa một
cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hẹp
khoảng cách về phát triển giữa đô thị và nông thôn, tăng cường kết nối giữa nông
thôn với đô thị, phối hợp các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với
phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006)
2
Quán triệt chủ trương nói trên của Đại hội Đảng XII, tất cả các địa
phương trong nước đã tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNHHĐH. Tại Tuyên Quang, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang lần thứ XVI đã xác định rõ mục tiêu: “Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tập trung phát triển công nghiệp,
công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp đồng bộ với phát triển vùng nguyên liệu…
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; tích cực thu hút đầu
tư dự án công nghiệp hỗ trợ, may mặc, da giầy, cơ khí, điện tử, các sự án sản xuất
hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, công
nghiệp sự dụng nhiều lao động. Khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ tiên
tiến, công nghệ sách, công nghiệp xanh…” (Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang khóa XV
trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI..)
Thực hiện mục tiêu nói trên, trong những năm vừa qua tỉnh Tuyên Quang đã
đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và
vượt kế hoạch đề ra. Năm 2018, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP
(giá so sánh 2010), đạt 8,04%; năm 2019 mức tăng GRDP đạt 7,4%; GRDP bình
quân đầu người theo giá hiện hành năm 2019 đạt 39 triệu đồng/người/năm. Giá trị
sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 14.500 tỷ đồng, đạt 102%; giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá so sánh 2010) 8.054,7 tỷ đồng, đạt 100%; tổng thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.896,9 tỷ đồng, đạt 104,1%; thu hút 1.712 nghìn
lượt khách du lịch, đạt 102,2% kế hoạch năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản (dịch vụ chiếm 44,3%; công nghiệp - xây dựng chiếm 30,2%;
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 25,5%); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh đạt trên 2.100 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 104 triệu USD. (Cục
Thống kê Tuyên Quang, 2019)
Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi nghèo với xuất phát điểm kinh tế rất thấp,
Tuyên Quang có những hạn chế rất lớn trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa. Cơ sở hạ tầng của Tuyên Quang tuy đã hình thành nhưng so với những địa