Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trên Địa Bàn Quận Hà Đông Thành Phố Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nguyên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2016
Ngƣời cam đoan
NGUYỄN QUANG HỢP
ii
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian nghiên cứu đề tài, em đã lĩnh hội đƣợc nhiều kiến thức
mới về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế quận Hà Đông nói riêng, cả về lý luận và thực tiễn, tuy nhiên
không tránh khỏi sai sót. Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình
của thầy giáo hƣớng dẫn TS. Nguyễn Văn Hợp, sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo Phòng Sau đại học Trƣờng Đại học Lâm nghiệp để em hoàn thành bản
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn
NGUYỄN QUANG HỢP
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ L LU N V THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN D CH CƠ
CẤU NG NH KINH TẾ THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ........ 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: .............................. 4
1.1.2. Lý luận về phát triển bền vững ............................................................. 20
1.2. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................ 25
1.2.1. Các chính sách tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. 25
1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế:............................................................................................................. 27
1.2.3. Bài học rút ra cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình
phát triển ở quận Hà Đông:............................................................................. 30
1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................. 31
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM Đ A B N V PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 34
2.1. Đặc điểm cơ bản của quận Hà Đông........................................................ 34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 34
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội...................................................................... 36
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm của quận Hà Đông ảnh hƣởng đến chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế................................................................................ 40
iv
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 43
2.2.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát ..................................... 43
2.2.2. Nguồn dữ liệu:....................................................................................... 43
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 44
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý phân tích số liệu..................................................... 45
2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ....................................... 45
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LU N ............................. 47
3.1. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quận Hà Đông ............ 47
3.1.1. Tình hình chuyển dịch về cơ cấu ngành trong GDP............................. 47
3.1.2. Tình hình chuyển dịch nguồn lực: ........................................................ 48
3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế ở quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015........................................................ 50
3.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:............. 70
3.1.5. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng phát triển bền
vững................................................................................................................. 75
3.1.6. Sự khác biệt về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Đông với các
quận khác trên địa bàn thành phố Hà Nội....................................................... 77
3.2. Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận Hà Đông
......................................................................................................................... 78
3.2.1. Phƣơng hƣớng nhiệm vụ, mục tiêu trong giai đoạn 2016-2020 ........... 78
3.2.2. Phân tích SWOT ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
quận Hà Đông.................................................................................................. 81
3.2.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa
bàn quận Hà Đông:.......................................................................................... 82
KẾT LU N................................................................................................... 104
T I LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
CNH Công nghiệp hoá
HĐH Hiện đại hoá
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Uỷ ban nhân dân
TNMT Tài nguyên môi trƣờng
DS - KHHGĐ Dân số kế hoạch hoá gia đình
HTX Hợp tác xã
CN Công nghiệp
NSNN Ngân sách nhà nƣớc
GPMB Giải phóng mặt bằng
KT-XH Kinh tế - xã hội
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Tên bảng Trang
1.1 Cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức giai đoạn 2011 – 2015 28
3.1 Sự chuyển dịch cơ cấu GDP trong nội bộ ngành nông nghiệp 50
3.2 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giá hiện hành , giai
đoạn 2010 - 2015
52
3.3 Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2015 54
3.4 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, giai đoạn 2010 –
2015
56
3.5 Quy mô giá trị sản xuất các ngành công nghiệp giá hiện hành ,
giai đoạn 2011 – 2015
57
3.6 Giá trị sản xuất ngành CN chế biến, chế tạo giá hiện hành ,
giai đoạn 2011 – 2015
59
3.7 Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ở quận Hà Đông, giai đoạn 2010 -
2015
62
3.8 Doanh thu, số lao động và cơ sở thƣơng mại – dịch vụ, giai
đoạn 2011 – 2015
64
3.9 Khối lƣợng vận chuyển hàng hóa, hành khách, giai đoạn 2011 -
2015
69
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xác định là con đƣờng tất yếu để Việt Nam
thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một quốc gia văn
minh, hiện đại.
Hơn ba mƣơi năm qua kể từ ngày đổi mới, chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế ở Việt Nam đã đạt đƣợc một số thành tựu: hình thành các lĩnh vực, khu
vực, sản phẩm có vai trò động lực mũi nhọn đóng góp lớn vào tăng trƣởng và
hiện đại hoá nền kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh đất nƣớc trong từng thời kỳ, góp phần ổn định kinh tế
xã hội và từng bƣớc tạo lập nền tảng cho quá trình đẩy mạnh phát triển đất
nƣớc; cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng mở cửa, hội nhập vào
nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên còn một số hạn chế nhƣ: tốc độ chuyển dịch còn
chậm, cơ cấu nội bộ ngành còn nhiều bất hợp lý; hiệu quả chuyển dịch cơ cấu
còn hạn chế; cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh chƣa cùng nhịp với sự chuyển
dịch cơ cấu ngành.
Để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII về phát
triển kinh tế, thì việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỉ
trọng ngành công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông
nghiệp là yêu cầu tất yếu của nền kinh tế nƣớc ta nói chung, của từng tỉnh
thành và quận huyện nói riêng.
Hà Đông là một quận của Thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên là 48 km2,
dân số hiện nay hơn 300 nghìn ngƣời. Những năm qua, cùng với thành phố
Hà Nội, quận Hà Đông đã tích cực chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo
hƣớng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và
thƣơng mại - dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp; tuy nhiên tốc độ vẫn
còn chậm so với mục tiêu đề ra.
2
Để thực hiện mục tiêu là xây dựng Hà Đông trở thành đô thị phát triển
mạnh, toàn diện trên cơ sở xây dựng phát triển và quản lý đô thị đi đôi với
phát triển kinh tế bền vững, thì việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nhanh mạnh
ngành kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững là rất cần thiết.
Với mong muốn góp phần nhỏ vào các giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội nói chung, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói riêng ở quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội theo hƣớng bền vững giai đoạn 2016-2020, em lựa chọn
nghiên cứu về đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên
địa bàn quận Hà Đông; cơ sở đề xuất các giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững của quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng phát triển bền vững.
+ Phân tích thực trạng, xác định thành công và nguyên nhân chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận Hà Đông.
+ Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hƣớng bền vững trên địa bàn quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế và các vấn đề có liên quan đến
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận Hà Đông.
3
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Tập trung vào cơ cấu ngành kinh tế và tình hình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, bao gồm 3 ngành: Ngành nông nghiệp,
ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ - thƣơng mại; xem x t quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành.
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại địa bàn quận Hà Đông, thành
phố Hà Nội
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2011 – 2015.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội:
Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Tốc độ chuyển dịch ngành kinh tế.
Hiệu quả chuyển dịch ngành kinh tế.
- Phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế theo hƣớng bền vững trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố
Hà Nội.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn đƣợc kết cấu thành 03 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ L LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
1.1.1.1. Khái niệm
* Cơ cấu kinh tế:
Theo Các Mác, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản
xuất phù hợp với quá trình phát triển nhất định của các lực lƣợng sản xuất vật
chất. Các Mác đồng thời nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu, phải chú ý đến cả
hai khía cạnh là chất lƣợng và số lƣợng, cơ cấu chính là sự phân chia về chất
và tỷ lệ về số lƣợng của những quá trình sản xuất xã hội.
Nhƣ vậy, Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh
tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối
ổn định hợp thành.
Phân tích cơ cấu kinh tế phải phân tích theo 2 phƣơng diện:
- X t về mặt vật chất kỹ thuật của cơ cấu, bao gồm:
Cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế phản ánh số lƣợng, vị trí, tỷ
trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế.
Cơ cấu theo quy mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ của các loại hình tổ
chức sản xuất phản ánh chất lƣợng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành
nền kinh tế.
Cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ phản ánh khả năng kết hợp, khai
thác tài nguyên, tiềm lực kinh tế - xã hội của các vùng phục vụ cho mục tiêu
phát triển nền kinh tế quốc dân thống nhất.
- X t về mặt kinh tế - xã hội, bao gồm:
5
Cơ cấu theo các thành phần kinh tế phản ánh khả năng khai thác,
năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh của mọi thành viên xã hội.
Cơ cấu kinh tế theo trình độ phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ.
Nó phản ánh khả năng giải quyết mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các
ngành, lĩnh vực và các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân thống nhất.
* Cơ cấu ngành kinh tế:
Cơ cấu ngành kinh tế là tƣơng quan giữa các ngành trong tổng thể kinh
tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về số lƣợng và chất lƣợng
giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này đƣợc hình thành trong điều kiện
kinh tế - xã hội nhất định luôn vận động và hƣớng vào những mục tiêu cụ thể.
Hiểu theo nghĩa rộng, cơ cấu ngành kinh tế đƣợc phân chia nhƣ sau:
- Theo quan điểm của Liên hợp quốc (LHQ): Cơ cấu ngành kinh tế
đƣợc chia làm 3 nhóm ngành lớn:
Khu vực 1: là những ngành sản xuất sản phẩm sơ chế, có đầu vào từ tự
nhiên: nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp và công nghiệp khai thác.
Khu vực 2: công nghiệp chế biến, xây dựng.
Khu vực 3: dịch vụ sản xuất và phân phối điện nƣớc, thƣơng mại, ngân
hàng, tài chính, bảo hiểm, giáo dục, y tế…
- Theo quan điểm phân ngành của Việt Nam, do Việt Nam có những
điều kiện khác biệt nên cách phân ngành của Việt Nam có một số khác biệt so
với cách phân ngành của LHQ. Công nghiệp khai thác ở khu vực I và sản xuất
phân phối điện nƣớc ở khu vực III theo cách phân ngành của LHQ đƣợc đƣa
vào khu vực II theo cách phân ngành của Việt Nam.
Nhƣ vậy, cơ cấu ngành kinh tế là tổng thể các ngành trong nền kinh tế
quốc dân đƣợc hợp thành theo một quan hệ tỷ lệ về lƣợng, thể hiện mối quan
hệ giữa các ngành và phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế đƣợc hiểu theo những nội dung sau: