Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang gắn với phát triển kinh tế vùng trung du miền núi phía Bắc
PREMIUM
Số trang
156
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
787

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang gắn với phát triển kinh tế vùng trung du miền núi phía Bắc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀM ĐỨC QUANG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

TỈNH BẮC GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN – 2013

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀM ĐỨC QUANG

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ

TỈNH BẮC GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Tuấn

THÁI NGUYÊN – 2013

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

i

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS. Bùi Quang Tuấn,

ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tác giả trong thời gian học tập và thực hiện luận

văn này. Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả nhận đƣợc sự

quan tâm giúp đỡ rất nhiều từ Khoa kinh tế, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học,

Trƣờng Đại học Kinh tế & QTKD, Đại học Thái Nguyên. Tác giả xin trân trọng

cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.

Cuối cùng một lần nữa tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, Khoa

kinh tế, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Trƣờng Đại học Kinh tế & QTKD,

Đại học Thái Nguyên, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và tạo điều kiện thuận

lợi trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập để hoàn thành luận văn này.

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 12 năm 2013

Tác giả

Đàm Đức Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân

tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực.

Những kết luận, kiến nghị đề cập tại Luận văn là vấn đề mới chƣa đƣợc

công bố trong công trình nghiên cứu nào./.

Tác giả

Đàm Đức Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i

LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................ii

MỤC LỤC.................................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................................vi

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ .............................................................................vii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2

2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................................2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể..............................................................................3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3

3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................3

3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................3

4. Đóng góp mới của luận văn.................................................................................4

5. Bố cục của luận văn.............................................................................................4

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU, CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG........5

1.1 Một số khái niệm ...............................................................................................5

1.1.1 Cơ cấu .............................................................................................................5

1.1.2 Cơ cấu kinh tế .................................................................................................5

1.1.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế..................................................................8

1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với phát triển kinh tế vùng ...............9

1.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và phát triển kinh tế..................................10

1.2.1 Đặc trƣng của cơ cấu kinh tế ........................................................................10

1.2.2 Các yếu tố cơ bản của cơ cấu kinh tế............................................................11

1.2.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh và phát

triển kinh tế của Vùng kinh tế......................................................................14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

iv

1.2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

gắn với phát triển kinh tế Vùng ...................................................................16

1.2.5 Các lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.........................................21

1.3 Nhận xét và những bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng vào quá trình

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Giang.............................................34

1.3.1 Nhận xét........................................................................................................34

1.3.2 Bài học kinh nghiệm.....................................................................................35

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................38

2.1 Các câu hỏi đặt ra đối với nghiên cứu đề tài ...................................................38

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể.......................................................................38

2.2.1 Luận văn áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ:.............38

2.2.2 Luận văn sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và những ấn phẩm đã đƣợc

công bố, dự liệu dùng trong các báo cáo nội bộ không đƣợc công bố ................39

2.2.3 Luận văn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia ...............................40

2.2.4 Phƣơng pháp phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities

và Threats)....................................................................................................40

2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích chủ yếu..........................................................41

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH BẮC

GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÙNG TRUNG DU MIỀN

NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2000-2012..............................................................43

3.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000-2012 .......43

3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Bắc Giang...........................................43

3.1.2 Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.......................................52

3.1.4 Phân tích, đánh giá cơ cấu các ngành kinh tế ...............................................66

3.2 Đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang gắn với phát

triển kinh tế vùng trung du miền núi phía bắc giai đoạn 2000-2012 .............75

3.2.1 Khái quát về Vùng trung du miền núi phía Bắc ...........................................75

3.2.2 Thực trạng của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Bắc Giang gắn

kết với phát triển kinh tế Vùng trung du miền núi phía Bắc........................76

3.2.3 Những bất cập hiện nay ................................................................................80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

v

3.2.4 Những nguyên nhân của bất cập...................................................................81

Chƣơng 4: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ

CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH BẮC GIANG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2015,

ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN NĂM 2020...........................................................................82

4.1 Bối cảnh mới (quốc tế và trong nƣớc).............................................................82

4.1.1 Tác động quốc tế...........................................................................................82

4.1.2 Tác động trong nƣớc và vùng Trung du và Miền núi phía Bắc....................83

4.2 Quan điểm và định hƣớng cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với

phát triển kinh tế Vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020 ..............85

4.2.1. Về quan điểm...............................................................................................85

4.2.2. Về định hƣớng .............................................................................................88

4.2.3. Khâu đột phá................................................................................................90

4.3 Các giải pháp thực hiện ...................................................................................91

4.3.1 Giải pháp về tƣ duy và nhận thức .................................................................91

4.3.2 Giải pháp tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ.............................................92

4.3.3 Giải pháp về vốn đầu tƣ................................................................................94

4.3.4 Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ..........................................96

4.3.5 Giải pháp về thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm...................................................99

4.3.6 Giải pháp về ứng dụng khoa học, công nghệ..............................................100

4.3.7 Giải pháp về phát triển kinh tế nhiều thành phần .......................................101

4.3.8 Giải pháp về môi trƣờng.............................................................................103

4.3.9 Giải pháp về liên kết vùng..........................................................................104

4.4 Các điều kiện thực hiện .................................................................................106

4.4.1 Thu hút đầu tƣ và kế hoạch hành động.......................................................106

4.4.2 Phân kỳ thực hiện giai đoạn thực hiện........................................................106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................109

1. Kết luận............................................................................................................109

2. Kiến nghị..........................................................................................................111

TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................115

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vi

PHỤ LỤC...............................................................................................................117

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KT - XH: Kinh tế-Xã hội

KCN: Khu công nghiệp

CCN: Cụm công nghiệp

CN-XD: Công nghiêp-Xây dựng

CNH: Công nghiệp hóa

HĐH: Hiện đại hóa

TDMN: Trung du miền núi

KTTĐ: Kinh tế trọng điểm

HNQT: Hội nhập quốc tế

ĐTNN : Đầu tƣ nƣớc ngoài

KHCN: Khoa học công nghệ

BVMT: Bảo vệ môi trƣờng

ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng

DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GO: Gross Output

GNP: Gross national product

GDP: Tăng trƣởng kinh tế (Gross Domestic Product)

ICOR: Incremental Capital Output Ratio

FDI: Foreign Direct Investment

WTO: World Trade Organization

EU: European Union

TPP: Trans-Pacific Partnership

ODA: Official Development Assistance

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vii

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1: Tăng trƣởng kinh tế từ năm 2006 đến năm 2012 .....................................28

Bảng 1.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................................................29

Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Ninh Bình so với vùng Đồng bằng

sông Hồng và cả nƣớc ...........................................................................33

Bảng 1.4: So sánh cơ cấu kinh tế Ninh Bình với cả nƣớc, Đồng bằng sông Hồng

năm 2000 và năm 2010..........................................................................34

Bảng 3.1: Sử dụng đất đai theo các đơn vị hành chính năm 2012............................47

Bảng 3.2: Kết quả thu các loại từ đất giai đoạn 2006-2012......................................48

Bảng 3.3: Cơ cấu diện tích 3 loại rừng Bắc Giang năm 2012 ..................................50

Bảng 3.4: Diễn biến đất lâm nghiệp Bắc Giang GĐ 2006-2012 ..............................50

Bảng 3.5: Tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2012...............54

Bảng 3.6: Tình hình lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2000-2012 ........................60

Bảng 3.7: Diễn biến số lƣợng doanh nghiệp thời kỳ 2006-1012 ..............................61

Bảng 3.8: Tổng hợp giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2001-2012...........63

Bảng 3.9: Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực.....................................................69

Bảng 3.10: Kết quả sản xuất sản phẩm CN chủ lực 2006-2012 ...............................72

Bảng 3.11: Đặc trƣng cơ bản hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ ......................................73

Bảng 3.12: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu.......................................................74

Bảng 3.13: Một số chỉ tiêu dịch vụ chủ yếu thời gian 2006-2012............................75

Bảng 3.14: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế một số tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn

2001 - 2010............................................................................................77

Bảng 3.15: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2000-2012 .......................79

Bảng 4.1: So sánh chỉ tiêu dự báo vĩ mô cả nƣớc, VTD&MNPB............................85

Bảng 4.2: Cơ cấu vốn thực hiện phân kỳ theo giai đoạn đến năm 2020...................95

Biểu đồ 3.1: Đánh giá mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng của GDP và GO.........53

Biểu đồ 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000-2012................................56

Biểu đồ 3.3: Tốc độ tăng xuất-nhập khẩu giai đoạn 2001-2012...............................57

Biểu đồ 3.4: Cơ cấu thành phần kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2001 và 2012............58

Biểu đồ 3.5: Diễn biến GTSX ngành nông nghiệp GĐ 2001-2012 (giá CĐ 1994) ........67

Biểu đồ 3.6: Diễn biến GTSX ngành CN-XD giai đoạn 2001-2012 (giá CĐ 1994).......70

Biểu đồ 3.7: Diễn biến GTSX ngành dịch vụ GĐ 2001-2012 (Giá CĐ 1994).........73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu: “Năm 2020 tổng

sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng ít nhất gấp 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình

quân đầu ngƣời theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ

mô, xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả,

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động…”. Về

phƣơng hƣớng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 tạo

nền tảng để đến năm 2020 trong báo cáo đã viết: “Đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ

cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền

vững. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất,

dịch vụ phù hợp với các vùng;…”.

Đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng hay mỗi tỉnh đều cần thiết phải xác định một

cơ cấu kinh tế hợp lý trong đó xác định đúng đắn mối quan hệ giữa các khu vực

kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, giữa các thành phần kinh tế. Những

mối quan hệ trên đƣợc xác lập chặt chẽ thể hiện cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Việc xác định cơ cấu kinh tế hợp lý là nhân tố rất quan trọng trong tăng

trƣởng và phát triển bền vững nền kinh tế. Ngƣợc lại, tăng trƣởng và phát triển kinh

tế có tác động đến cơ cấu kinh tế.

Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất,

dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến

lƣợc thị trƣờng; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản

phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển

kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế xanh.

Những thành quả đã đạt đƣợc trong thời gian qua bắt nguồn từ những chủ

trƣơng và chính sách phát triển kinh tế đúng đắn hợp lý, trong đó có chủ trƣơng

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Tỉnh Bắc Giang nằm trong Vùng trung du miền núi phía Bắc với diện tích

3.843,95 Km2

và số dân 1.587,8 ngàn ngƣời (số liệu ƣớc TH năm 2012) là một tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2

nghèo, GDP/ngƣời năm 2000 mới đạt 2,4 triệu đồng, năm 2005 đạt 4,9 triệu đồng,

năm 2011 đạt 16 triệu đồng và ƣớc năm 2012 đạt 19 triệu đồng, cơ cấu kinh tế

không ổn định, tỷ trọng nông nghiệp còn cao. Ƣớc thực hiện năm 2012 cơ cấu kinh

tế nhƣ sau: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,4%, ngành công nghiệp,

xây dựng chiếm 37,1%, ngành dịch vụ chiếm 32,5% (theo giá thực tế). Muốn đƣa

nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân

dân thì một trong những điều kiện tiên quyết là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (tháng

10/2010) đã xác định phƣơng hƣớng của thời kỳ 2011-2015 nhƣ sau: “…Huy động

và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tích cực thu hút đầu tƣ, phát huy tiềm năng,

lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo

hƣớng CNH, HĐH, phát triển bền vững…”.

Về quan điểm tƣ tƣởng chỉ đạo, Văn kiện đã xác định:“…Đƣa Bắc Giang

vƣợt qua tình trạng chậm phát triển trƣớc năm 2015 và trở thành tỉnh trung khá

trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời

và chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng kinh tế…”

Mặc dù đã có quan điểm chỉ đạo nhƣ vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hƣớng CNH, HĐH, phát triển bền vững của địa phƣơng là chƣa rõ rệt. Việc

gắn kết với các địa phƣơng khác trong phát triển kinh tế Vùng trung du miền núi

phía Bắc hầu nhƣ chƣa có. Thêm vào đó, chƣa có đề tài, luận văn phân tích, đánh

giá vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bắc Giang gắn với phát triển

kinh tế Vùng trung du miền núi phía Bắc. Do vậy, nghiên cứu về chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế của tỉnh Bắc Giang gắn kết với các địa phƣơng khác trong vùng

trung du miền núi phía Bắc là cần thiết và là hƣớng khá mới.

Xuất phát từ bối cảnh thực tế nhƣ vậy tác giả luận văn đặt vấn đề tiến hành

nghiên cứu đề tài “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang gắn với

phát triển kinh tế Vùng trung du miền núi phía Bắc”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3

Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với

phát triển kinh tế Vùng trung du miền núi phía Bắc có tính đến kinh nghiệm của

một số địa phƣơng; làm rõ và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

tỉnh Bắc Giang, tìm ra những nguyên nhân của vấn đề còn tồn tại, để trên cơ sở đó

xác định phƣơng hƣớng và đề xuất những giải pháp, chính sách chuyển dịch cơ cấu

kinh tế ngành của tỉnh đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và Việt Nam và đúc rút thành bài học kinh

nghiệm để có thể vận dụng kinh nghiệm đó vào hoàn cảnh thực tiễn của Bắc Giang.

- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: nông, lâm và thủy

sản, công nghiêp-xây dựng, dịch vụ của tỉnh Bắc Giang gắn với phát triển kinh tế

Vùng trung du miền núi phía Bắc; chỉ ra đƣợc những vấn đề còn tồn tại là trở ngại

cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với phát triển kinh tế Vùng

trung du miền núi phía Bắc, tìm ra những nguyên nhân của tồn tại đó.

- Xác định quan điểm phƣơng hƣớng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế

và đề xuất các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với phát

triển kinh tế Vùng trung du miền núi phía Bắc.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Bắc Giang gắn

với phát triển kinh tế Vùng trung du miền núi phía Bắc.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đƣợc giới hạn trong tỉnh Bắc Giang là tỉnh nằm trong Vùng

trung du miền núi phía Bắc.

- Về thời gian: Đề tài lấy mốc thời gian từ 2000 đến 2011 và số liệu điều tra

sơ bộ năm 2012.

- Về nội dung: Xem xét chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế của 3 khu vực:

nông, lâm và thủy sản, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ và phân tích việc gắn kết của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4

chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế tỉnh với phát triển kinh tế của Vùng trung du miền

núi phía Bắc.

4. Đóng góp mới của luận văn

- Đƣa ra những nhận định riêng có về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế của tỉnh hiện nay có gắn với phát triển kinh tế vùng

- Nêu ra những bất cập và nguyên nhân của những bất cập đó.

- Đề xuất một số phƣơng hƣớng các giải pháp mang tính toàn diện cho

chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gắn với phát triển kinh tế Vùng trung du miền núi

phía Bắc.

5. Bố cục của luận văn

Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh

tế gắn với phát triển kinh tế vùng

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3: Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang gắn với phát

triển kinh kế Vùng trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012.

Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang gắn với phát triển kinh tế Vùng trung du miền núi

phía Bắc đến năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

5

Chƣơng 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU, CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ VÙNG

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Cơ cấu

Cơ cấu hay còn gọi là cấu trúc, có nguồn gốc chữ La tinh “Structure” có

nghĩa là xây dựng, là kiến trúc. Xét về mặt triết học, cơ cấu là một phạm trù phản

ánh cấu trúc bên trong của một số đối tƣợng, là tập hợp những mối liên hệ cơ bản

tƣơng đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành đối tƣợng đó, trong một thời gian,

không gian nhất định.

Trong khi phân tích quá trình phân công lao động chung, Kark Marx đã nói:

“Cơ cấu là sự phân chia về chất lƣợng theo một tỷ lệ về số lƣợng của quá trình sản

xuất xã hội”.

Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu đƣợc sử dụng để biểu thị cấu

trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống.

Cơ cấu đƣợc biểu hiện nhƣ là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu

tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Do

đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.

1.1.2 Cơ cấu kinh tế

Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ

cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ

hữu cơ tƣơng đối ổn định hợp thành. Có các loại cơ cấu kinh tế khác nhau: cơ cấu

nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu

theo đơn vị hành chính-lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!