Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Chế định AMICUS CURIAE trong giải quyết tranh chấp tại WTO
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
LƢU THỊ NGỌC LIÊN
CHẾ ĐỊNH AMICUS CURIAE TRONG GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60380108
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Trần Thị Thùy Dƣơng
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Chế định amicus curiae trong giải quyết tranh
chấp tại WTO” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các nội dung nêu trong luận
văn là trung thực.
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của TS. Trần Thị Thùy Dương. Tôi
xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
Lưu Thị Ngọc Liên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AB Appellate Body Cơ quan phúc thẩm
DSB Dispute Settlement Body Cơ quan giải quyết tranh chấp
DSU
Dispute Settlement
Understandings
Thỏa ước về quy tắc và thủ tục
giải quyết tranh chấp
EC European Community Cộng đồng chung châu Âu
GATT
General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp định chung về thuế quan
và thương mại
GQTC Giải quyết tranh chấp
ICJ International Court of Justice Tòa án công lý quốc tế
IMF International Montenary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
ITLOS
International Tribunal for the
Law of the Sea
Tòa án quốc tế về Luật biển
ITO International Trade Organization Tổ chức thương mại quốc tế
NGO Non Government Organization Tổ chức phi chính phủ
NAFTA
North American Free Trade
Agreement
Khu vự tự do thương mại Bắc
Mỹ
UNCITRAL
United Nations Commission on
International Trade Law
Ủy ban Luật thương mại quốc
tế của Liên hiệp quốc
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG
Dẫn nhập................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. SỰ THAM GIA CỦA AMICUS CURIAE VÀO
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO ................... 10
1.1. Cơ sở pháp lý của sự tham gia của amicus curiae vào
quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO............................................. 11
1.1.1. Điều 13 Bản thỏa ước về quy tắc và thủ tục giải quyết
tranh chấp của WTO ................................................................................. 11
1.1.2. Điều 17.9 Bản thỏa ước về quy tắc và thủ tục giải quyết
tranh chấp của WTO ................................................................................. 18
1.1.3. Điều 16.1 của Thủ tục làm việc trong giai đoạn phúc thẩm........... 19
1.2. Các chủ thể có thể đóng vai trò là amicus curiae trong
quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO............................................. 28
1.2.1. Các cá nhân, tổ chức không đại diện cho Chính phủ và
các Chính phủ thành viên WTO ................................................................ 29
1.2.2. Tổ chức phi chính phủ (NGO) – chủ thể tích cực và nổi bật
nhất tham gia với tư cách amicus curiae trong cơ chế giải quyết
tranh chấp của WTO ................................................................................. 33
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA AMICUS CURIAE
VÀ ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ THỦ TỤC CHO AMICUS CURIAE VÀO
QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TẠI WTO ................... 43
2.1. Những lập luận phản đối sự tham gia của amicus curiae
vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO..................................... 43
2.2. Những lập luận ủng hộ sự tham gia của amicus curiae
vào quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO...................................... 49
2.3. Bản chất của vấn đề amicus curiae và phƣơng thức
tham gia của amicus curiae .................................................................... 54
2.3.1. Amicus curiae là vấn đề về luật nội dung....................................... 55
2.3.2. Amicus curiae là vấn đề về luật thủ tục .......................................... 56
2.3.3. Báo cáo amicus curiae chỉ nên được xem xét tại
cấp sơ thẩm ............................................................................................... 56
2.4. Đề xuất cơ chế thủ tục cho amicus curiae vào quá
trình giải quyết tranh chấp tại WTO .................................................... 58
2.4.1. Các tiêu chuẩn đối với amicus curiae và hoàn cảnh
vụ kiện ....................................................................................................... 59
2.4.2. Nội dung báo cáo amicus curiae..................................................... 60
2.4.3. Tiêu chí về thủ tục áp dụng cho báo cáo amicus curiae................. 60
2.4.4. Quy trình quản lý báo cáo amicus curiae bởi
Ban hội thẩm ............................................................................................. 62
2.5. Những lƣu ý cho Việt Nam trong trƣờng hợp Việt Nam
vận dụng amicus curiae khi xảy ra tranh chấp tại WTO.................... 62
KẾT LUẬN.............................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự kiện thành lập Tổ chức thương mại thế giới là thành quả quan trọng
nhất của vòng đàm phán Uruguay.1 Hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh quan hệ thương mại quốc tế trong khuôn khổ tạo nên hành lang pháp lý
khá vững chắc cho các hoạt động thương mại giữa 160 quốc gia thành viên.2
Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật sẽ không có ý nghĩa nếu chúng không
được tôn trọng. Việc đảm bảo thực thi các quy phạm pháp luật trong WTO
được thực hiện thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp (GQTC) của WTO. Cơ
chế GQTC của WTO được cụ thể hóa tại Bản thỏa ước về quy tắc và thủ tục
GQTC của WTO (Dispute Settlement Understandings - DSU), đánh dấu sự
phát triển vượt bậc của các quy phạm về GQTC trong hệ thống thương mại đa
phương và đảm bảo thực thi hệ thống pháp luật WTO.
Nguyên tắc chung của WTO cũng như cơ chế GQTC của WTO chỉ
hướng đến việc điều chỉnh quan hệ thương mại của thành viên tổ chức.
3 Do
đó, các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ (NGO) không được
phép tham gia vào cơ chế GQTC của WTO với tư cách là các bên trong vụ
kiện. Thế nhưng, trong thực tiễn, các đối tượng này có thể tham gia gián tiếp
vào cơ chế GQTC thông qua chế định mang tên amicus curiae.
Ảnh hưởng ngày càng tăng của WTO đã thúc đẩy các cá nhân, doanh
nghiệp và nổi bật nhất là NGO muốn tham gia vào quá trình GQTC tại WTO
để trình bày quan điểm của họ trong các tranh chấp. Hệ thống pháp luật WTO
cho đến hiện nay chưa quy định rõ ràng về amicus curiae, mặc dù vậy các đối
tượng trên đã nhiều lần đệ trình báo cáo amicus curiae đến cơ quan GQTC
của WTO. Sử dụng báo cáo amicus curiae trong GQTC tại WTO là một chủ
đề gây tranh cãi giữa các thành viên của WTO, các học giả, chuyên gia với
1 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật thương mại quốc tế-Phần I, Nhà
xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr 63-64.
2 Cập nhật đến ngày 26/6/2014 [http://wto.org/english/thewto_e/whatis_e/tif_e/org6_e.htm] truy cập ngày
5/7/2014
3 Điều II Hiệp định thành lập WTO
2
nhiều quan điểm trái ngược nhau. Do đó, việc tìm hiểu rõ hơn về chế định
amicus curiae trong cơ chế GQTC của WTO là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, với việc gia nhập WTO vào năm 2007 và trở thành thành
viên thứ 150 của WTO, Việt Nam có cơ hội sử dụng cơ chế GQTC của WTO
nhằm chống lại những vi phạm của các thành viên khác cũng như cần xem xét
để đối phó việc thành viên khác sử dụng cơ chế GQTC của WTO để chống lại
Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần nắm vững cơ chế GQTC cũng như những
vấn đề pháp lý phức tạp khác trong khuôn khổ WTO để chúng ta có thể vận
dụng chúng một cách hiệu quả trong quá trình GQTC.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Chế định amicus curiae trong
giải quyết tranh chấp tại WTO” để thực hiện luận văn thạc sỹ luật học,
chuyên ngành Luật quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở trong nước, amicus curiae đã được đề cập trong bài nghiên cứu mang
tên “Phân tích quy chế amicus curiae trong cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO” của tác giả Trần Việt Dũng, được đăng trên Tạp chí khoa học pháp lý
năm 2013. Bài nghiên cứu đã khái quát được chế định amicus curiae thông
qua các tranh chấp trong thực tiễn GQTC của WTO, qua đó phân tích và rút
ra được một số quy tắc quan trọng cho việc áp dụng amicus curiae trong
khuôn khổ WTO.
Bài nghiên cứu trên là một tài liệu hiếm hoi nghiên cứu riêng biệt về chế
định amicus curiae. Ngoài ra, tại Việt Nam, các bài nghiên cứu cũng như các
tài liệu chuyên sâu và toàn diện về amicus curiae vẫn chưa được thực hiện.
Nếu có đề cập thì amicus curiae là một phần rất hạn chế trong các công trình
nghiên cứu khoa học về cơ chế GQTC của WTO.
Ở nước ngoài, amicus curiae đã được đề cập và nghiên cứu trong các bài
nghiên cứu từ rất lâu bởi các tác giả nước ngoài chủ yếu trong hệ thống thông
luật. Cho đến năm 1998, khi cơ quan GQTC của WTO bắt đầu tiếp cận báo
cáo amicus curiae trong tranh chấp tại WTO thì các bài nghiên cứu về chế
định amicus curiae trong khuôn khổ WTO bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều.