Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
77
Kích thước
1020.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1394

Chế định khiếu nại trong pháp luật thương mại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ VIỆT TRÂM

CHẾ ĐỊNH KHIẾU NẠI TRONG PHÁP LUẬT

THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

NGUYỄN THỊ VIỆT TRÂM LUẬN VĂN CAO HỌC NĂM 201

5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ VIỆT TRÂM

CHẾ ĐỊNH KHIẾU NẠI TRONG PHÁP LUẬT

THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ANH TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Luận văn thạc sĩ luật học “Chế định khiếu nại trong pháp luật thƣơng mại

Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các thông tin, dữ liệu nêu trong luận văn là trung thực, các quan điểm, luận

điểm của các tác giả khác sử dụng trong luận văn này được trích dẫn nguồn đầy đủ,

đúng quy định.

Toàn bộ nội dung và kết quả nêu trong luận văn là do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn. Tôi xin chịu trách nhiệm về

tính trung thực, khách quan của các kết quả trình bày trong luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng…. năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Việt Trâm

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật Tố tụng dân sự

2004

Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QH11 do Quốc Hội

ban hành ngày 15 tháng 06 năm 2004

Bộ luật Dân sự 2005 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 do Quốc hội ban hành

ngày 14 tháng 06 năm 2005

Luật Thƣơng mại 1997 Luật Thương mại số 58/L-CTN do Quốc Hội ban hành

ngày 10 tháng 05 năm 1997

Luật Thƣơng mại 2005 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc Hội ban

hành ngày 14 tháng 06 năm 2005

Luật Tố tụng dân sự

sửa đổi, bổ sung 2011

Luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung số 65/2011/QH12

do Quốc Hội ban hành ngày 29 tháng 03 năm 2011

Luật Khiếu nại 2011 Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 do Quốc hội ban hành

ngày 11 tháng 11 năm 2011

PICC Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế

Principles of International Commercial Contracts

TAND Tòa án nhân dân

TANDTC Tòa án nhân dân tối cao

UNIDROIT Insitut International Pour I`Unification Des Droits Privé

(Tiếng Pháp)

Viện Thống Nhất Tư Pháp Quốc Tế Roma-Italia

UNCITRAL United Nations Commission on International Trade Law

Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế

VIAC Vietnam International Arbitration Centre at the Vietnam

Chamber of Commerce and Industry

Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng

Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

WTO World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH KHIẾU NẠI TRONG PHÁP

LUẬT THƢƠNG MẠI ........................................................................................... 10

1.1. Khái niệm về khiếu nại .................................................................................... 10

1.1.1. Định nghĩa ................................................................................................... 10

1.1.2. Đặc điểm của hành vi khiếu nại hợp lệ ....................................................... 11

1.1.3. Phân biệt “khiếu nại” và “thông báo” ....................................................... 13

1.1.4. So sánh thời hạn khiếu nại và thời hiệu khởi kiện trong hoạt động thương

mại ..................................................................................................................... 16

1.2. Quy định pháp luật về chế định khiếu nại..................................................... 19

1.2.1. Quy định trong pháp luật nước ngoài và quốc tế ........................................... 19

1.2.2. Quy định trong pháp luật Việt Nam ................................................................ 26

1.3. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định thời hạn khiếu nại.......................... 30

Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 33

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN TÀI PHÁN VỀ

CHẾ ĐỊNH KHIẾU NẠI TẠI VIỆT NAM - ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT........................................................................................................................ 34

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành.................................................... 34

2.1.1. Hậu quả pháp lý khi không thực hiện khiếu nại trong thời hạn luật định ...... 34

2.1.2. Phạm vi áp dụng chế định khiếu nại ............................................................... 38

2.1.3. Yếu tố “lỗi” và nguyên tắc thiện chí-trung thực............................................. 40

2.1.4. Điều kiện khởi kiện và thủ tục tố tụng đối với tranh chấp kinh doanh thương

mại ..................................................................................................................... 44

2.1.5. Nguyên tắc tự do quyết định, định đoạt của đương sự ................................... 47

2.1.6. Thời hiệu khởi kiện trong trường hợp có khiếu nại và một vài vấn đề khác .. 49

2.2. Thực tiễn tài phán về chế định khiếu nại theo Luật Thƣơng mại 2005...... 50

2.2.1. Bản án số 20/2010/KDTM-ST ngày 01/01/2011 của Tòa án nhân dân Thành

phố Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ................................ 50

2.2.2. Bản án số 15/2009/KDTM-ST ngày 29/07/2009 của Tòa án nhân dân Quận 1,

Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án số 2506/2009/KDTM-PT ngày 24/12/2009 của

Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng quảng cáo ...... 52

2.2.3. Tranh chấp hợp đồng mua bán giữa Công ty cổ phần Công nghệ thông tin

Viễn thông và Tự động hóa dầu khí (PVTech) và Công ty cổ phần Giải pháp quản lý

quốc tế Hồng Quang (SSG)....................................................................................... 54

2.2.4. Bản án số 64/2006/KDTM-ST ngày 17 Tháng 08 năm 2006 của Tòa án nhân

dân Hà Nội về tranh chấp hợp đồng thương mại ..................................................... 57

2.3. Đề xuất hoàn thiện pháp luật.......................................................................... 59

2.3.1. Đề xuất sửa đổi Điều 318 Luật Thương mại 2005.......................................... 59

2.3.2. Đề xuất Tòa án Nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn về trình tự

thủ tục khởi kiện vụ án kinh doanh, thương mại....................................................... 61

2.3.3. Đề xuất xây dựng điều luật sửa đổi, bổ sung về thời hiệu khởi kiện trong

trường hợp có khiếu nại và một vài vấn đề khác ...................................................... 62

Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 63

KẾT LUẬN.............................................................................................................. 64

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Chế định khiếu nại là một trong những chế định quan trọng trong giai đoạn

tiền tố tụng trong tranh chấp thương mại. Chế định này đã được pháp luật thương

mại Việt Nam cũng như pháp luật nước ngoài và quốc tế lưu tâm. Việc hệ thống

pháp luật thương mại dành một khoảng thời gian dành cho quyền khiếu nại giúp các

bên trong giao dịch thương mại có thời gian “ngồi lại với nhau” xem xét lại hành vi

của mình, để không ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên và giảm thiểu

chi phí tố tụng đồng thời xác lập quyền của bên bị vi phạm như một trường hợp

miễn trách. Chế định này đặc biệt quan trọng trong các giao dịch mua bán hàng hóa,

giao nhận, vận chuyển nhất là trong các giao dịch thương mại quốc tế. Bởi lẽ, các

giao dịch thương mại này thường diễn ra nhanh chóng và phức tạp. Hơn nữa có

những loại hàng hóa cần qua một thời gian sử dụng mới phát hiện được chất lượng,

khuyết tật của hàng hóa giao nhận.

Với tầm quan trọng như vậy nhưng quy định pháp luật về chế định khiếu nại

trong Luật Thương mại Việt Nam còn chứa đựng nhiều bất cập. Chính những bất

cập này đã gây nên những vướng mắc, khó khăn trong việc hiểu và áp dụng pháp

luật trong thực tiễn tài phán hiện nay. Trong thực tế, hệ thống pháp luật các quốc

gia và thủ tục tố tụng khi phát sinh tranh chấp luôn là vấn đề được các nhà đầu tư

quan tâm hàng đầu - đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Khi họ sử dụng nguồn vốn

của mình để đầu tư, kinh doanh nhằm phát sinh lợi nhuận, họ sẽ luôn xem xét để

đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất, vì trong kinh doanh thì không thể tránh khỏi phát

sinh tranh chấp giữa các bên. Một trong những văn bản pháp luật được các nhà đầu

tư lưu tâm đó là Luật Thương mại bên cạnh Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư của

Việt Nam. Và nhất là, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay khi Việt

Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế, gia nhập nhiều tổ chức trong khu vực và

toàn cầu, trong đó có sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

(WTO ngày 11/01/2007), gần đây là sự kiện Việt Nam ký kết Hiệp định Hợp tác

kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)(1)

nên rất cần sự hài hòa pháp

(1) TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement: Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình

Dương) là một hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia với mục đích hội nhập nền kinh tế

khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Canada,

Peru, Singapore, Vietnam, Mỹ và Nhật Bản. TPP kết thúc vòng đàm phán ngày 05/10/2015.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!