Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HÀ
BIỆN PHÁP TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BIỆN PHÁP TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Huỳnh Tấn Duy
Học viên: Trần Thị Hà
Lớp: Cao học Luật, khóa 29-30
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Lê Huỳnh Tấn Duy. Các kết quả, số liệu nghiên cứu trong luận
văn là trung thực. Tất cả trích dẫn đều được chú thích đầy đủ theo đúng quy định
của Trường. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021
Tác giả
TRẦN THỊ HÀ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ đầy đủ
BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự
BPNC Biện pháp ngăn chặn
TTHS Tố tụng hình sự
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...............................................................................10
1.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự ...10
1.1.1. Khái niệm biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự .............10
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự........13
1.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự........15
1.2.1. Mục đích của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự........15
1.2.2. Ý nghĩa của biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự ..........17
1.3. Cơ sở của việc quy định biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự ........19
1.4. Phân biệt biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong luật tố tụng hình sự với biện pháp tạm
hoãn xuất cảnh trong các ngành luật khác .......................................................................22
Kết luận Chƣơng 1 ..................................................................................................27
CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ...............................................................................28
2.1. Căn cứ và đối tượng áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự.28
2.1.1. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự.....28
2.1.2. Đối tượng áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự34
2.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự .............36
2.3. Thủ tục và thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự ..40
2.3.1. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự....40
2.3.2. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự .43
2.4. Hủy bỏ, thay thế biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự ....................49
Kết luận Chƣơng 2 ..................................................................................................53
CHƢƠNG 3..............................................................................................................54
THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM HOÃN XUẤT CẢNH TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH.......................54
CỦA PHÁP LUẬT VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN...............................................54
3.1. Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự..................54
3.1.1. Khái quát tình hình áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố tụng
hình sự................................................................................................................54
3.1.2. Những hạn chế trong việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong tố
tụng hình sự và nguyên nhân .............................................................................56
3.2. Giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp tạm
hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự...............................................................................57
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về biện pháp tạm hoãn xuất
cảnh trong tố tụng hình sự .................................................................................57
3.3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật về biện pháp tạm
hoãn xuất cảnh trong tố tụng hình sự.................................................................66
Kết luận Chƣơng 3 ..................................................................................................70
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1
A. Văn bản quy phạm pháp luật1
B. Tài liệu tham khảo2
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền con người là một trong những quyền rất thiêng liêng, được ghi nhận
trong nhiều văn bản như Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948, Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966. Trên cơ sở đó, Hiến pháp năm 2013, BLTTHS
năm 2015 của nước ta đã cụ thể hóa và quy định ngày càng chặt chẽ, đầy đủ hơn
các quyền của người tham gia tố tụng.
Về nguyên tắc, “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.
1 Các BPNC2
trong TTHS là những biện pháp tước bỏ hoặc hạn chế một số quyền con người của
người bị áp dụng. Chính vì vậy, BLTTHS năm 2015 quy định chỉ áp dụng BPNC
nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ
gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo
đảm thi hành án.
Trong số các BPNC, tạm hoãn xuất cảnh mặc dù không mang tính nghiêm
khắc như tạm giữ, tạm giam nhưng là biện pháp tạm thời hạn chế quyền tự do đi lại,
có thể ảnh hưởng đến công việc, kinh tế của người bị tố giác, người bị kiến nghị
khởi tố, bị can, bị cáo. Từ đó, đặt ra vấn đề là pháp luật phải được quy định hết sức
chặt chẽ, rõ ràng cụ thể đối với biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong TTHS. Ngoài
ra, các cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền khi áp dụng BPNC này cần
hiểu đúng, tuân thủ các quy định của pháp luật để tránh những trường hợp vi phạm,
gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng. Nghiên cứu lý
luận và thực tiễn cho thấy các quy định về BPNC, biện pháp cưỡng chế trong
BLTTHS năm 2015 đã được áp dụng ngày càng đúng đắn hơn trong quá trình giải
quyết vụ án hình sự. Các biện pháp này có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc
ngăn chặn kịp thời hành vi trốn tránh pháp luật và bảo đảm thi hành án đối với
người phạm tội, người bị nghi thực hiện tội phạm.
1 Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013.
2 Bao gồm các biện pháp: giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để
bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì thực tiễn cũng cho thấy
những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như nhận thức của người
tiến hành tố tụng về áp dụng các BPNC, biện pháp cưỡng chế mà đáng chú ý là khi
áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.
Một điểm mới tiến bộ là biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đã được bổ sung vào
Chương VII của BLTTHS năm 2015, điều này khắc phục được điểm thiếu sót của
BLTTHS năm 2003. Việc nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật TTHS
và thực tiễn áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, làm rõ những kết quả đã đạt
được cũng như những hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc
làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn cải cách
tư pháp hiện nay. Bởi lẽ, những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng biện pháp tạm
hoãn xuất cảnh một phần cũng xuất phát từ nguyên nhân đây là một biện pháp mới
được quy định trong BLTTHS năm 2015 nên trong quá trình lập pháp cũng như áp
dụng pháp luật chưa tổng kết được kinh nghiệm thực tiễn cũng như về mặt lý luận.
Đi sâu nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 và các văn bản quy phạm
pháp luật khác khi quy định về BPNC tạm hoãn xuất cảnh, tác giả nhận thấy còn
một số hạn chế, vướng mắc nổi bật như sau:
Thứ nhất, về căn cứ áp dụng thì Điều 124 BLTTHS năm 2015 quy định tạm
hoãn xuất cảnh có thể được áp dụng nếu xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người bị
tố giác, người bị kiến nghị khởi tố thực hiện các hành vi có dấu hiệu bỏ trốn hoặc
tiêu hủy chứng cứ. Đối với bị can, bị cáo Điều luật chỉ quy định căn cứ việc xuất
cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn. Quy định hiện nay chưa khoa học về kỹ thuật lập
pháp đồng thời chưa tạo điều kiện thuận lợi cho Cơ quan điều tra áp dụng hiệu quả
trong thực tiễn.
Thứ hai, về đối tượng áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh thì khi đối chiếu
quy định tại khoản 1 Điều 124 với quy định tại Điều 109 và Điều 4 BLTTHS năm
2015. Tác giả nhận thấy có một số điểm chưa đồng bộ, chưa có sự tương thích giữa
quy định chung về đối tượng áp dụng BPNC và quy định riêng về đối tượng áp
dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.
Thứ ba, về thẩm quyền áp dụng thì BLTTHS năm 2015 chưa quy định đầy đủ
các chủ thể có thẩm quyền. Bởi lẽ, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhưng