Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1667

Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

VÕ HÀ ANH THƯ

BIỆN PHÁP TẠM GIỮ

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP TẠM GIỮ

THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự

Định hướng nghiên cứu

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Phúc

Học viên: Võ Hà Anh Thư

Lớp: Cao học Luật, Khóa 27

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Quang Phúc. Các nội

dung và kết quả nghiên cứu được là trung thực và tuân thủ các quy định về trích

dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam

đoan này.

Tác giả luận văn

Võ Hà Anh Thư

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC

BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

BPNC : Biện pháp ngăn chặn

BPNCTG : Biện pháp ngăn chặn tạm giữ

CQĐT : Cơ quan điều tra

ĐTV : Điều tra viên

KSV : Kiểm sát viên

TTHS : Tố tụng Hình sự

VKS : Viện kiểm sát

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIỮ THEO

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM.......................................................7

1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc quy định biện pháp tạm giữ.........7

1.1.1. Khái niệm biện pháp tạm giữ.....................................................................7

1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc quy định biện pháp tạm giữ.........................10

1.2. Khái quát về quá trình lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam và pháp luật

một số nước trên thế giới về biện pháp tạm giữ ...............................................13

1.2.1. Quá trình lập pháp tố tụng hình sự ở Việt Nam về biện pháp tạm giữ ...13

1.2.2. Pháp luật về biện pháp tạm giữ trong tố tụng hình sự của một số quốc

gia trên thế giới..................................................................................................18

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................................25

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN

HÀNH VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIỮ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN

PHÁP TẠM GIỮ.............................................................................................................26

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về biện pháp tạm giữ

...............................................................................................................................26

2.1.1. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ .........................................................26

2.1.2. Đối tượng, thẩm quyền quyết định...........................................................27

2.1.3. Thủ tục, thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ..........................................31

2.2. Thực trạng áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sư Việt Nam về

biện pháp tạm giữ................................................................................................36

2.2.1. Kết quả áp dụng biện pháp tạm giữ trong thời gian qua ........................36

2.2.2. Về căn cứ, thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ......................................38

2.2.3. Về thẩm quyền, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ ................................47

2.2.4. Thay đổi, hủy bỏ và trả tự do cho người bị tạm giữ................................51

2.3. Hạn chế và nguyên nhân..............................................................................55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................................58

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH

SỰ VÀ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG BIỆN

PHÁP TẠM GIỮ.............................................................................................................59

3.1. Những định hướng hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự trong thời gian

tới...........................................................................................................................59

3.1.1. Cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,

đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đấu tranh xử lý tội phạm............................59

3.1.2. Bảo vệ quyền con người trước hết và trên hết, trong đó có quyền của

người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ................................................61

3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về biện pháp tạm giữ và

giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng ................................................................63

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về biện pháp tạm giữ.......63

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng biện pháp tạm giữ...................68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...............................................................................................71

KẾT LUẬN.......................................................................................................................72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng là một chế

định quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn

đúng có sức ảnh hưởng lớn của quá trình tố tụng hình sự, góp phần đấu tranh

phòng, chống tội phạm.

Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về

các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp ngăn chặn tạm giữ nói riêng, tại

Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015, biện pháp tạm giữ đã được hoàn

thiện rất nhiều trong kết cấu của mình như về căn cứ áp dụng, đối tượng bị áp

dụng, thẩm quyền ban hành, thời hạn và trình tự thủ tục ban hành đảm bảo làm sao

đầy đủ và hoàn chỉnh nhất để là cơ sở áp dụng trên thực tiễn được hoàn thiện,

tránh thực tế có hành vi nhưng trong quy định pháp luật tố tụng hình sự lại không

có quy định, nguyên tắc để điều chỉnh. Tuy nhiên không phải cứ sửa đổi, cứ bổ

sung là quy định sẽ đầy đủ hoàn toàn vì theo quy luật vận động chung của toàn xã

hội và cùng với sự vận động phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội hiện

nay thì không có gì gọi là đủ. Cụ thể về căn cứ áp dụng đến BLTTHS năm 2015

(tức trải qua 03 lần sửa đổi) thì căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ vẫn còn chung

chung, chưa có điều khoản quy định một căn cứ cụ thể, dành riêng cho tạm giữ, do

đó những vi phạm từ quá tình áp dụng có thể kể đến như: tạm giữ người không có

căn cứ theo quy định của BLTTHS, áp dụng biện pháp tạm giữ không đúng thẩm

quyền, không tuân thủ quy định về trình tự và thủ tục và còn xảy ra tình trạng quá

hạn tạm giữ theo quy định của pháp luật. Thậm chí cơ quan điều tra (CQĐT) còn

lạm dụng việc áp dụng biện pháp tạm giữ như một giải pháp để tạo thuận lợi cho

hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ. Từ những phân tích trên cho thấy, quy định

về biện pháp tạm giữ còn tồn tại những bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư

pháp, yêu cầu bảo vệ công lý. Từ yếu tố về quy định pháp luật và yếu tố nhận thức

thực tiễn có thể thấy việc quy định chưa đầy đủ, cách hiểu chưa thống nhất, chưa

có sự tuyên truyền, phổ biến về biện pháp tạm giữ sẽ dẫn đến những hạn chế của

quá trình áp dụng pháp luật từ đó làm giảm hiệu quả áp dụng, ảnh hưởng đến hiệu

quả của hoạt động tố tụng, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trước

tình hình đó, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định

của pháp luật cũng như đánh giá, bình luận những tình huống từ thực tiễn liên

2

quan đến biện pháp tạm giữ nhằm chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và bất cập

và đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện biện pháp này khi áp dụng vào thực tiễn là

việc làm cần thiết.

Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài: “Biện pháp tạm giữ theo luật tố tụng

hình sự Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Đối với đề tài về biện pháp ngăn chặn tạm giữ qua khảo sát tác giả nhận thấy

đã có một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên việc nghiên cứu riêng rẽ đối với biện

pháp tạm giữ thì chỉ tập có số ít tác giả đã nghiên cứu mà đa phần các tác giả nghiên

cứu về các biện pháp ngăn chặn và trong đó sẽ lồng ghép biện pháp tạm giữ cùng

những biện pháp khác hoặc một số đề tài chọn cách so sánh giữa tạm giữ và một

biện pháp khác nhằm làm nổi bật vai trò, vị trí của một biện pháp khác tùy vào mục

đích của từng đề tài, từng tác giả. Cụ thể ở các đề tài như:

- Luận văn Thạc sỹ luật học “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giam

trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, năm 2004 của tác giả Lê Đông Phong;

“Các biện pháp ngăn chặn và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp

ngăn chặn tại Thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2003 của tác giả Lê Ngọc Tiến;

“Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn

tỉnh Vĩnh Phúc”, năm 2018 của tác giả Khổng Minh Quân. Nhìn chung, các công

trình nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của biện pháp ngăn chặn nói chung và

trong đó lồng ghép giới thiệu về biện pháp tạm giữ. Những công trình này đã đề

cập từ những quy định chung nhất như về khái niệm biện pháp ngăn chặn đến

những căn cứ áp dụng, đối tượng áp dụng, thời hạn và thẩm quyền áp dụng của

biện pháp tạm giữ tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khái quát về mặt

lý luận, chưa có đánh giá tổng quan và cũng nêu được những khó khăn, vướng

mắc trong thực tiễn.

- Luận văn Thạc sỹ luật học “Biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi

theo luật tố tụng hình sự Việt Nam”, năm 2020 của tác giả Nguyễn Minh Tuấn

nghiên cứu về mặt lý luận cũng như có lồng ghép đánh giá thực tiễn áp dụng quy

định của pháp luật về biện pháp tạm giữ. Trong đó, công trình đã đề cập đến căn cứ,

thẩm quyền và thời hạn tạm giữ những chỉ tập trung trong giới hạn đối với chủ thể

áp dụng là người dưới 18 tuổi.

- Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật “Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn

trong pháp luật tố tụng hình sự” năm 2009 của Trần Thanh Bình nghiên cứu về mặt

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!