Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
PHẠM THANH HÒA
BIỆN PHÁP TẠM GIAM
TRONG CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BIỆN PHÁP TẠM GIAM
TRONG CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Định hƣớng nghiên cứu
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ KIM OANH
Học viên: PHẠM THANH HÒA
Lớp: Cao học Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự, Khoá 28
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Võ Thị Kim Oanh. Các nội dung
và kết quả nghiên cứu được là trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú
thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
PHẠM THANH HÒA
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG
CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM.............................................................................8
1.1. Khái niệm và đặc điểm của biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ
thẩm.........................................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm .................8
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm..........12
1.2. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ
thẩm.......................................................................................................................15
1.2.1. Mục đích của biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm ..........15
1.2.2. Ý nghĩa của biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm.............17
1.3. Cơ sở quy định biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm.......19
1.3.1. Xuất phát từ quy định của Hiến pháp năm 2013......................................19
1.3.2. Thực hiện nhiệm vụ của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ............................20
1.3.3. Bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng hình sự.................21
1.3.4. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn..................................................................26
Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................27
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN
HÀNH VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ
THẨM ......................................................................................................................28
2.1. Đối tƣợng và căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử
sơ thẩm..................................................................................................................28
2.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm
...............................................................................................................................36
2.3. Thời hạn và thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử
sơ thẩm..................................................................................................................40
2.3.1. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm ...40
2.3.2. Thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm......44
2.4. Thay đổi, huỷ bỏ biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm....46
Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................49
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM.....
...................................................................................................................................50
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét
xử sơ thẩm ............................................................................................................50
3.1.1. Về việc xác định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam.............................52
3.1.2. Về việc xác định thẩm quyền và thời hạn khi áp dụng biện pháp tạm giam
............................................................................................................................55
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giam trong chuẩn
bị xét xử sơ thẩm..................................................................................................64
3.2.1. Giải pháp về pháp luật .............................................................................64
3.2.2. Giải pháp khác .........................................................................................68
Kết luận chƣơng 3 ...................................................................................................72
KẾT LUẬN..............................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Tố tụng hình sự là một phương tiện sắc bén và hữu hiệu của Nhà nước
trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm phát hiện và xử lý nhanh
chóng, chính xác, kịp thời mọi hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm; bảo vệ
quyền con người, quyền công dân của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là
người bị buộc tội; bảo vệ Nhà nước, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân khỏi sự xâm phạm của tội phạm; đồng thời, giáo dục mọi người ý
thức tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự nói riêng và pháp luật nói chung. Và trong
công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm thì các biện pháp ngăn chặn trong luật
tố tụng hình sự có ý nghĩa quan trọng, việc áp dụng các biện pháp này có ảnh hưởng
đến việc giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ của tố tụng hình sự.
Những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự
(BLTTHS) thì tạm giam được xem là biện pháp có tính nghiêm khắc nhất. Người bị
áp dụng biện pháp tạm giam bị cách ly với xã hội trong một thời gian nhất định,
trực tiếp tác động đến các quyền con người, quyền công dân được Hiến pháp ghi
nhận như quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền tự do cư trú và tự do đi lại,
nhưng biện pháp này cũng có tầm quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình giải quyết vụ án hình sự, bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, xử lý
kịp thời, đảm bảo trật tự pháp luật và không bỏ lọt người phạm tội. Chính vì lẽ đó,
Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của
Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ
trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”1
.
Xuất phát từ bản chất là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, hạn chế một
số quyền của công dân nên BLTTHS năm 2015 đã cụ thể hoá các quy định của Hiến
pháp nhằm đảm bảo khi áp dụng biện pháp tạm giam phải chặt chẽ hơn về căn cứ áp
dụng, đối tượng bị áp dụng, thẩm quyền áp dụng, thời hạn áp dụng và thủ tục áp
dụng, với mục đích là vừa ngăn chặn được tội phạm nhưng cũng phải đảm bảo tốt
nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội. Mặc dù các quy định về biện
pháp tạm giam đã được quy định một cách khá đầy đủ, chi tiết nhưng trên thực tiễn
1 Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013.
2
xét xử tại các Toà án cho thấy, một mặt đã đạt được mục đích của biện pháp ngăn
chặn nói chung và biện pháp tạm giam nói riêng, mặt khác việc áp dụng các quy định
về tạm giam của BLTTHS năm 2015 trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm vẫn còn tồn tại
nhiều hạn chế, thiếu sót, gây khó khăn trong việc kịp thời ngăn chặn tội phạm và đảm
bảo hoàn thành việc xét xử như: về căn cứ áp dụng, thẩm quyền áp dụng, thời hạn áp
dụng,... Điều này xuất phát từ những bất cập trong các quy định của pháp luật chưa
hoàn chỉnh, nên gây ra sự hạn chế của quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến chế
định tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Từ đó, làm giảm hiệu quả áp dụng, ảnh
hưởng đến hiệu quả của hoạt động tố tụng, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Trước tình hình đó, cho thấy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các quy định
của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử
sơ thẩm nhằm chỉ ra những vướng mắc và đưa ra các giải pháp hoàn thiện biện pháp
này khi áp dụng vào thực tiễn là việc làm thực sự cần thiết.
Chính vì lý do đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Biện pháp tạm giam
trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam” để làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, vấn đề biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, mà chủ yếu chỉ là
những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp tạm giam nói
chung, trong đó tác giả nhận thấy có một số công trình nghiên cứu đề cập đến quy
định về tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm ở những mức độ, khía cạnh khác
nhau, có thể kể đến:
- Luận văn Thạc sĩ luật học “Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự”,
năm 2000 của tác giả Vũ Văn Nhiêm; “Biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự
Việt Nam”, năm 2013 của tác giả Đào Thu Hà nghiên cứu những vấn đề cơ bản của
biện pháp tạm giam trong tố tụng hình sự. Những công trình này có đề cập đến quy
định về căn cứ áp dụng, thẩm quyền, thời hạn áp dụng tạm giam trong chuẩn bị xét
xử sơ thẩm nhưng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khái quát về mặt lý luận, chưa
tổng quát cũng như chưa đề cập đến việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn.
- Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật “Tạm giam trong các giai đoạn tố tụng
hình sự”, năm 2006 của tác giả Hồ Thị Mỹ Duyên; “Tạm giam trong tố tụng hình
3
sự lý luận và thực tiễn”, năm 2011 của tác giả Tạ Thanh Trang; “Tạm giam trong tố
tụng hình sự: lý luận và thực tiễn”, năm 2011 của tác giả Trần Thị Lâm…Nhìn
chung, đây là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế định biện pháp tạm
giam trong tố tụng hình sự. Trong đó, có đề cập đến biện pháp tạm giam trong giai
đoạn xét xử sơ thẩm nói chung và trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm nói riêng. Tuy
nhiên, nội dung của các công trình chỉ mới nêu lên một phần mang tính khái quát
chung đó là vấn đề về thẩm quyền và thời hạn tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ
thẩm. Nhiều nội dung khác liên quan đến đề tài nghiên cứu chưa được quan tâm
nghiên cứu như chưa phân tích, đánh giá, bình luận một cách đầy đủ, toàn diện các
quy định của pháp luật có liên quan đến biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử
sơ thẩm cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp này trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ
án hình sự.
- Khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật “Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
trong pháp luật tố tụng hình sự” năm 2009 của Trần Thanh Bình nghiên cứu về mặt
lý luận, chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn của các quy định pháp luật
tố tụng hình sự về căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn cụ thể, trong đó có vấn đề
về mặt lý luận căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử sơ
thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Tháp”, năm
2016 của Trương Huỳnh Anh nghiên cứu về mặt lý luận cũng như đánh giá thực
tiễn áp dụng quy định của pháp luật về biện pháp tạm giam trong giai đoạn xét xử
sơ thẩm. Trong đó, công trình cũng đề cập đến thẩm quyền và thời hạn tạm giam
trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm nhưng chỉ dừng lại ở việc khái quát; mặt khác, những
nội dung về căn cứ, đối tượng, thủ tục áp dụng cụ thể… cũng như thực tiễn áp dụng
những quy định về biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ thẩm chưa được
nghiên cứu.
- Bài viết “Một số vướng mắc trong việc áp dụng biện pháp tạm giam trong giai
đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015”
của tác giả Hà Thái Thơ trên Tạp chí Toà án nhân dân (số 17, kỳ I tháng 9) năm 2018.
Bài viết “Bất cập trong quy định về thời hạn và thẩm quyền tạm giam ở giai đoạn
chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015” của tác giả Võ Văn
Tuấn Khanh trên Tạp chí Toà án nhân dân (số 02, kỳ II tháng 1/2019) năm 2019. Đây
là những bài viết liên quan trực tiếp đến biện pháp tạm giam trong chuẩn bị xét xử sơ