Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
943.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1783

Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP TẠM GIAM THEO LUẬT TỐ

TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 8380104

Mã số sinh viên: 18300410175

Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Kim Oanh

Học viên: Nguyễn Kim Mỹ Phụng

Lớp: Cao học Luật Hình sự

Khóa: 30

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 09-2021

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Biện pháp tạm giam theo luật tố tụng

hình sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện

dưới sự hướng dẫn của TS.Võ Thị Kim Oanh. Những thông tin, tài liệu trong Luận

văn được thu thập một cách khách quan, trung thực, số liệu minh chứng có nguồn

gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong

bất kỳ công trình khoa học nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021

Học viên

Nguyễn Kim Mỹ Phụng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- BLHS : Bộ luật hình sự

- BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự

- VAHS : Vụ án hình sự

- CQĐT : Cơ quan điều tra

- TA : Tòa án

- VKS : Viện kiểm sát

- VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

- BPTG : Biện pháp tạm giam

- BPNC : Biện pháp ngăn chặn

- CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng

- XHCN : Xã hội chủ nghĩa

- TTHS : Tố tụng hình sự

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM...................... 8

1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của biện pháp tạm giam ......................... 8

1.1.1 Định nghĩa, đặc điểm biện pháp tạm giam ................................................................ 8

1.1.2 Mục đích và ý nghĩa của biện pháp tạm giam ......................................................... 10

1.2. Cơ sở của việc quy định biện pháp tạm giam......................................................... 12

1.3. Quy định về biện pháp tạm giam trong pháp luật một số nước trên thế giới ..... 19

Tổng Kết Chương 1 ............................................................................................................. 25

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ BIỆN PHÁP TẠM

GIAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG..................................................................................... 26

2.1. Quy định pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam................................. 26

2.1.1. Quy định pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giam từ năm 1988 đến năm

2003................................................................................................................................... 26

2.1.2. Quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giam....................... 28

2.1.2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về đối tượng, thẩm quyền áp

dụng biện pháp tạm giam.................................................................................................. 29

2.1.2.2. Quy định Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về thủ tục và thời hạn tạm giam............. 37

2.1.2.3. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về áp dụng biện pháp tạm giam

đối với người chưa đủ 18 tuổi............................................................................................ 45

2.2. Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giam .................................................................. 48

2.2.1. Thực tiễn áp dụng căn cứ, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam.................... 49

2.2.2. Thực tiễn áp dụng thủ tục và thời hạn biện pháp tạm giam................................ 51

2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế trong việc áp dụng biện pháp tạm giam.................... 52

2.2.3.1. Nguyên nhân từ những bất cập trong việc quy định pháp luật về biện pháp tạm

giam của BLTTHS năm 2003. ........................................................................................... 59

2.2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ nhận thức, thái độ và trách nhiệm của các cơ quan,

người tiến hành tố tụng ..................................................................................................... 61

2.2.3.3. Nguyên nhân xuất phát từ những bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và

sử dụng cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng........................................................ 63

Tổng Kết Chương 2.......................................................................................................... 64

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ĐÚNG BIỆN PHÁP

TẠM GIAM.......................................................................................................................... 65

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng đúng biện pháp tạm giam........................... 65

3.1.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về biện pháp tạm giam trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự ............................................................................................................ 65

3.1.2. Định hướng của việc hoàn thiện pháp luật tạm giam trong quá trình giải quyết vụ

án hình sự........................................................................................................................... 66

3.2. Các giải pháp cụ thể.................................................................................................. 68

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật.............................................................................. 68

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về mục đích áp dụng biện pháp tạm giam ................... 68

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam theo hướng

chặt chẽ, rõ ràng ............................................................................................................... 69

3.2.1.3. Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục và thẩm quyền áp dụng biện pháp

tạm giam............................................................................................................................ 71

3.2.1.4. Hoàn thiện các quy định về việc thu hẹp phạm vi, đối tượng áp dụng biện pháp

tạm giam............................................................................................................................ 72

3.2.1.5. Hoàn thiện các quy định về việc rút ngắn thời hạn tạm giam ............................. 73

3.2.1.6. Hạn chế về kỹ thuật lập pháp............................................................................... 76

3.2.2. Các giải pháp khác ................................................................................................. 77

3.2.2.1. Tăng cường năng lực cán bộ tư pháp .................................................................. 77

3.2.2.2.Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc áp dụng thi

hành biện pháp tạm giam.................................................................................................. 78

Tổng Kết Chương 3 ............................................................................................................. 80

KẾT LUẬN........................................................................................................................... 81

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: So sánh về thời hạn tạm giam và gia hạn tạm giam giữa BLTTHS

năm 2003 và BLTTHS năm 2015

Bảng 2: Tình hình áp dụng biện pháp tạm giam

Bảng 3: Tình hình áp dụng căn cứ tạm giam

Bảng 4: Tình hình áp dụng trình tự thủ tục tạm giam

Bảng 5: Tình hình áp dụng thời hạn tạm giam

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hiến Pháp 2013 đã ra đời đánh dấu những quan điểm, tư tưởng phát triển toàn

diện của Đảng với trọng tâm là xử lý tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội,

quyền và lợi ích cơ bản của công dân. Với tình hình tội phạm tại Việt Nam trong

môi trường kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay thì hoạt động TTHS được thực

hiện thông qua các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm mục đích làm rõ sự thật khách

quan của vụ án. Trong hệ thống các BPNC trong Luật TTHS thì tạm giam là biện

pháp nghiêm khắc nhất vì khi áp dụng sẽ gắn liền với việc quyền và lợi ích hợp

pháp của công dân sẽ bị hạn chế như: quyền tự do đi lại, quyền bầu cử,..v.v. Các

hoạt động TTHS mang tính cưỡng chế góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử

lý nhanh chóng tội phạm bảo đảm công lý và quyền con người. Do vậy, khi áp dụng

các BPNC nói chung và BPTG nói riêng trong quá trình giải quyết các VAHS đòi

hỏi các CQTHTT phải áp dụng đúng theo các quy định của pháp luật về căn cứ,

thẩm quyền, đối tượng, trình tự và thời hạn khi áp dụng các biện pháp này. Có như

vậy mới tránh được việc áp dụng BPTG một cách tùy tiện đảm bảo quyền con

người nói chung, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói riêng.

Trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở định hướng cải cách tư pháp của Đảng và

Nhà nước, Hiến pháp 2013 BPTG đã được duy trì phát triển cũng như hoàn thiện

hơn trong BLTTHS năm 2015 xuất phát từ yêu cầu giải quyết vụ án hình sự được

khách quan, công bằng, nhanh chóng. Việc áp dụng BPTG trên thực tiễn cũng đã

đem lại nhiều lợi ích cho các cơ quan tiến hành tố tụng khi việc điều tra bị cản trở

ảnh hưởng đến quá trình xác định sự thật vụ án và bỏ lọt tội phạm. BPTG đã được

tiếp cận dưới góc độ bảo vệ quyền con người, lấy quyền con người làm trọng tâm

để đảm bảo cao nhất quyền của người bị áp dụng BPTG.

Bên cạnh những lợi ích tích cực mà BPTG đem lại thì cũng còn tồn tại những

bất cập trong thực tiễn chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp như là: tạm

giam quá thời hạn, vi phạm chế độ tạm giam, những trường hợp tạm giam do cơ

quan THTT áp dụng chưa được linh hoạt còn cứng nhắc v.v... Những sai sót tiêu

cực như vậy sẽ gây nên tình trạng phẫn nộ trong lòng người dân, người dân không

còn lòng tin ở các cơ quan THTT, quyền và lợi ích hợp pháp của con người không

được bảo đảm. Nguyên nhân của những ảnh hưởng tiêu cực đó là do quy định pháp

luật, trình độ cũng như những hoạt động tố tụng của các cơ quan chức năng còn

2

chưa được đồng bộ dẫn đến tình trạng oan sai, hồ sơ điều tra bị trả lại ảnh hưởng

đến thời hạn điều tra và thời hạn tam giam. Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc

tế bên cạnh việc nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế về quyền con người thì cần có

giải pháp đảm bảo quyền con người trong quá trình tạm giam cũng như kịp thời

ngăn chặn, xử lý những vi phạm trong việc thi hành biện pháp này.

Trong thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều vấn đề, vướng mắc được đặt ra trong

các VAHS như căn cứ áp dụng, độ tuổi áp dụng, v.v… cần được giải quyết, đảm

bảo được yêu cầu cải cách tư pháp. Do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn về lý

luận và thực tiễn về BPTG theo hướng bảo đảm quyền con người, đánh giá tình

hình thực tiễn áp dụng biện pháp dựa vào BLTTHS năm 2015 một cách khách quan

để có thể đưa ra các giải pháp hoàn thiện. Vì vậy, để góp phần hoàn thiện pháp luật

TTHS, nâng cao chất lượng hiệu quả áp dụng, làm sáng tỏ những vướng mắc trong

cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng BPTG hiện nay học viên đã lựa chọn nghiên cứu

“Biện pháp tạm giam theo luật Tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các BPNC nói chung và BPTG nói riêng theo quy định của BLTTHS năm

2003 đã được rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Tạm giam là biện pháp làm

hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của con người cho nên việc nghiên cứu về những

khó khăn và thuận lợi trong công cuộc cải cách tư pháp đều là mục đích quan trọng

và được quan tâm. Do vậy, trong thời gian qua vấn đề này đã thu hút được sự quan

tâm nghiên cứu trong các công trình khoa học ở các góc độ, mức độ khác nhau.

Những tài liệu, công trình nghiên cứu về đề tài này có thể kể đến là sách “Thực

hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” do Tiến sỹ Lê Hữu Thể chủ

biên; Luận văn thạc sỹ “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong

Luật tố tụng hình sự Việt Nam” của Lê Đông Phong, Đại học Luật TP. Hồ Chí

Minh năm 2004, Luận văn thạc sỹ “Biện pháp tạm giam trong Tố tụng hình sự Việt

Nam” của Đào Thu Hà năm 2013. Tuy nhiên, theo như học viên nghiên cứu thì

những luận văn này đã giải quyết được những vấn đề khó khăn đối với BLTTHS

năm 2003 quy định về biện pháp tạm giam.

Biện pháp tạm giam cũng đã có nhiều bài viết về những đặc điểm, khó khăn

và thuận lợi khi áp dụng được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như “Biện

pháp ngăn chặn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015” của

Hoàng Tám Phi, Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao năm 2018 số 07; bài viết

“Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt bị can, bị cáo để

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!