Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
72
Kích thước
945.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1638

Biện pháp tạm giam: Nghiên cứu so sánh luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ HỒNG DIỄM

BIỆN PHÁP TẠM GIAM: NGHIÊN CỨU SO SÁNH

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BIỆN PHÁP TẠM GIAM: NGHIÊN CỨU SO SÁNH

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự

Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa

Học viên: Lê Thị Hồng Diễm

Lớp: Cao học Luật hình sự và Tố tụng hình sự khóa 30

Mã số học viên: 18300410073

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập

của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung

thực và chưa được công bố trong các công trình khoa học khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Hồng Diễm

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật Hình sự

BLTTHS: Bộ luật Tố tụng Hình sự

CQĐT: Cơ quan điều tra

RSFSR Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga

TTHS: Tố tụng hình sự

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

VKSND: Viện Kiểm sát Nhân dân

VKSNDTC: Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

BPNCTG: Biện pháp ngăn chặn tạm giam

CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng

NTHTT: Người tiến hành tố tụng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM TRONG

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM, LIÊN BANG NGA VÀ KINH NGHIỆM CHO

VIỆT NAM.............................................................................................................................16

1.1. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp tạm giam trong tố tụng

hình sự Việt Nam ................................................................................................16

1.1.1. Khái niệm của biện pháp tạm giam........................................................16

1.1.2. Đặc điểm của biện pháp tạm giam.........................................................18

1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp tạm giam............................................................21

1.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp tạm giam trong tố tụng

hình sự Liên bang Nga........................................................................................23

1.2.1. Khái niệm của biện pháp tạm giam........................................................23

1.2.2. Đặc điểm của biện pháp tạm giam.........................................................24

1.2.3. Ý nghĩa của biện pháp tạm giam............................................................27

1.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam.........................................................................29

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM,

LIÊN BANG NGA VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIAM VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT

NAM.........................................................................................................................................33

2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Liên bang Nga về đối

tượng và căn cứ áp dụng của biện pháp tạm giam..........................................33

2.1.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về đối tượng và căn cứ

áp dụng của biện pháp tạm giam .....................................................................33

2.1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về đối tượng và

căn cứ áp dụng của biện pháp tạm giam..........................................................35

2.1.3. Tương đồng, khác biệt trong quy định về đối tượng và căn cứ áp dụng

của biện pháp tạm giam và kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................39

2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Liên bang Nga về

thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam và kinh nghiệm cho Việt Nam ..........42

2.2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thời hạn áp dụng

của biện pháp tạm giam ...................................................................................42

2.2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về thời hạn áp

dụng của biện pháp tạm giam ..........................................................................45

2.2.3. Tương đồng, khác biệt trong quy định về thời hạn áp dụng của biện

pháp tạm giam và kinh nghiệm cho Việt Nam..................................................48

2.3 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Liên bang Nga về

thẩm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp tạm giam và kinh nghiệm cho

Việt Nam ..............................................................................................................50

2.3.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thẩm quyền và thủ

tục áp dụng của biện pháp tạm giam ...............................................................50

2.3.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự Liên bang Nga về thẩm quyền và

thủ tục áp dụng của biện pháp tạm giam .........................................................53

2.3.3 Tương đồng, khác biệt trong quy định về thẩm quyền và thủ tục áp dụng

của biện pháp tạm giam và kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................55

KẾT LUẬN.............................................................................................................................60

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Biện pháp tạm giam: nghiên cứu so sánh

luật tố tụng hình sự Liên bang Nga và kinh nghiệm cho Việt Nam” xuất phát từ những

lý do chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm quyền con người trong việc áp dụng biện pháp tạm giam là

chủ trương lớn đã được chuyển hóa thành yêu cầu về chính sách hình sự. Cụ thể, về

mặt chính trị, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện qua việc ban hành

một số văn bản như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về

một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu

cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp và Nghị quyết số 48-

NQ/TW ngày 26/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ

thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đều nhấn mạnh

việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của công dân. Nghị quyết số 49-

NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp

đến năm 2020, vấn đề hoàn thiện pháp luật TTHS và nâng cao chất lượng, hiệu quả

giải quyết vụ án hình sự yêu cầu: “Xác định rõ căn cứ tạm giam; hạn chế việc áp

dụng biện pháp tạm giam đối với một số loại tội phạm; thu hẹp đối tượng người có

thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam”. Như vậy, đây vừa là

yêu cầu chiến lược lâu dài trong cải cách pháp luật hướng đến bảo vệ quyền con

người, quyền công dân của Đảng Cộng sản, vừa là yêu cầu cấp thiết trong giải quyết

tình trạng áp dụng biện pháp tạm giam vốn gây ra nhiều oan, sai trong thời gian qua.

Thứ hai, về thực trạng lập pháp đối với biện pháp tạm giam. Hiến pháp năm

2013 và BLTTHS năm 2015 đã ghi nhận các quy định về quyền con người, quyền cơ

bản của công dân. Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế TTHS thì biện pháp tạm

giam chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là biện pháp ngăn chặn có tính chất nghiêm

khắc nhất. Áp dụng biện pháp tạm giam luôn dẫn đến việc hạn chế quyền tự do của

cá nhân, hạn chế một số quyền cơ bản của công dân như quyền tự do đi lại, quyền

bầu cử, ứng cử. Quá trình áp dụng biện pháp này không đúng, gây oan, sai sẽ xâm

phạm quyền tự do, dân chủ của công dân cũng như các quyền, lợi ích hợp pháp của

con người đã được pháp luật bảo hộ. Mặc dù không ngừng được hoàn thiện dần qua

những lần pháp điển hóa, song thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS về biện pháp tạm

giam trong thời gian qua cho thấy vẫn hàm chứa khả năng xâm phạm đến quyền lợi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!