Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn thêm về vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 96(08): 225 - 229
225
BÀN THÊM VỀ VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
VỚI VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Minh Tuấn
*
, Đoàn Thị Yến,
Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Trang
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Sinh thời, vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc
biệt. Sự quan tâm của Bác được thể hiện trong những lời dặn dò tâm huyết khi Người đi thăm, làm
việc với các địa phương trong cả nước. Trong những lần về thăm và công tác tại Thái Nguyên,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có sự chỉ đạo kịp thời về việc xây dựng phát triển nông nghiệp, nông
thôn mới. Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân Thái Nguyên đạt được trong lĩnh vực nông
nghiệp có ý nghĩa quan trọng, nó thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quan tâm sâu sát của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó góp phần vào việc xây dựng Thái Nguyên thành tỉnh giàu mạnh và
phồn vinh.
Từ khóa: Nông nghiệp, Hợp tác xã, Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
*
Với vị thế tiếp giáp, cầu nối giữa các tỉnh
đồng bằng với các tỉnh miền núi, lại có địa
hình đa dạng, Thái Nguyên là tỉnh có nhiều
tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp
toàn diện. Trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mỹ
xâm lược (1954 - 1975), vấn đề nông nghiệp,
nông thôn và nông dân Thái Nguyên vinh dự
nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và
Chủ tịch Hồ chí Minh.
NỘI DUNG
Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân
ta phải tiến hành xây dựng xã hội mới trong
điều kiện nghèo nàn, lạc hậu và tiến hành
cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân
Pháp. Mặc dù phải tập trung chỉ đạo cuộc
chiến đấu trên mặt trân quân sự nhưng lãnh tụ
Hồ Chí Minh vẫn đặc biệt chú ý đến việc xây
dựng phát triển nông nghiệp và nông thôn
mới. Theo Hồ Chí Minh, nông nghiệp có vai
trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại của
xã hội. Phát triển nông nghiệp là nhân tố đầu
tiên, cội nguồn của mọi vấn đề xã hội. Người
khẳng định: nước ta là nước nông nghiệp “dĩ
nông vi bản”, nước muốn giàu mạnh thì phải
phát triển kinh tế nông nghiệp. Trong thư gửi
*
Tel: 01234 865145, Email: [email protected]
Điền chủ nông gia Việt Nam đăng trên báo
“Cứu quốc” ra ngày 01/5/1946, Bác viết
“Việt Nam là nước nông nghiệp. Nền kinh tế
nước ta lấy canh nông làm gốc. Trong công
cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông
mong vào nông dân, trông cậy vào nông
nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì
nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta
thịnh”[4].
Khi mới ra đời, nước Việt Nam dân chủ
Cộng hòa phải đương đầu với nhiều khó
khăn: giặc đói, giặc dốt và ngoại xâm. Trước
mắt, để giải quyết nạn đói, hưởng ứng lời kêu
gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “cứ 10 ngày
nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa.
Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân
nghèo”, các cán bộ, đảng viên và nhân dân
các dân tộc Thái Nguyên đã có nhiều sáng
kiến trong việc cứu đói. Truyền thống đoàn
kết, giúp đỡ nhau đã được phát huy trong
đồng bào các dân tộc. Hầu hết các gia đình
đều có “hũ gạo tiết kiệm” để tương trợ những
gia đình đang bị nạn đói đe dọa. Nhiều địa
phương đã thành lập Ban cứu đói, cứu tế,
tích cực vận động nhân dân tham gia chống
giặc đói.
Trong thư Gửi nông gia Việt Nam đăng trên
báo “Tấc Đất” ra ngày 7/12/1945, Bác viết:
“Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay!