Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

22 qui luật vàng xây dựng thương hiệu- part 4 docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Qui luật tín nhiệm
Khách hàng thường đa nghi. Họ có xu hướng hoài nghi hầu hết
những lời tuyên bố về các sản phẩm. Nhãn hiệu của anh có thể sử
dụng bền hơn, ít cần bảo trì hơn và dễ sử dụng hơn nhãn hiệu khác,
nhưng ai mà chấp nhận những lời lẽ tuyên truyền như thế chứ?
Tuy vậy, có một lời tuyên bố cần phải được ưu tiên trước mọi lời tuyên
bố khác. Đó là lời tuyên bố nâng nhãn hiệu của anh vượt lên trên đối thủ
cạnh tranh.
Và lời tuyên bố đó khiến cho mọi lời tuyên bố tiếp theo của anh thêm
đáng tin hơn. Hàng thật! Đó là lời tuyên bố về tính đáng tin cậy, độ xịn
(authenticity). Khi Coca-Cola vừa tuyên bố: “Đó là hàng thật”, khách
hàng đồng ý ngay: “Ừ nhỉ, Coke đúng là hàng thật rồi. Mấy thứ nước
uống khác chỉ là thứ bắt chước thôi”16. Cho dù cái đoạn quảng cáo
“hàng thật” tung ra gần đây nhất cũng đã 30 năm, nhưng ý niệm đó vẫn
gắn chặt với Coca-Cola. Đó là sự tín nhiệm nhãn hiệu. Thậm chí ngày
nay, cụm từ “hàng thật” gắn chặt với Coca‐Cola đến độ các phóng viên
đều đưa từ này vào các bài viết nói về công ty. Tín nhiệm là khoản thế
chấp mà anh dùng để bảo hành cho nhãn hiệu của mình. Khi anh có
được sự tín nhiệm, khách hàng tiềm năng sẽ tin mọi điều mà anh nói về
nhãn hiệu của anh. Tầm cỡ hàng đầu của nhãn hiệu là con đường trực
tiếp nhất để tạo ra sự tín nhiệm đối với một nhãn hiệu. Coca‐Cola, Hertz,
Heinz, Visa, và Kodak đều nhận được sự tín nhiệm, bởi vì chúng được
nhận định là những nhãn hiệu hàng đầu trong các dòng sản phẩm của
chúng. Khi anh không có nhãn hiệu hàng đầu, chiến lược tốt nhất của
anh là hãy tạo ra một dòng sản phẩm mới để có thể tuyên bố mình là
nhãn hiệu hàng đầu trong dòng sản phẩm này. Đó là chiến lược của
Polaroid để trở thành nhà tiên phong trong dòng sản phẩm ảnh chụp lấy
ngay. Tuy nhiên khi cố cạnh tranh với Kodak trong loại phim chụp ảnh