Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố vay mượn trong phương ngữ Nam Bộ qua “Tự vị tiếng Việt miền Nam” của Vương Hồng Sển
MIỄN PHÍ
Số trang
79
Kích thước
619.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1598

Yếu tố vay mượn trong phương ngữ Nam Bộ qua “Tự vị tiếng Việt miền Nam” của Vương Hồng Sển

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

DƢƠNG THỊ NGỮ

YẾU TỐ VAY MƢỢN TRONG PHƢƠNG NGỮ

NAM BỘ QUA “TỰ VỊ TIẾNG VIỆT MIỀN NAM”

CỦA VƢƠNG HỒNG SỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

DƢƠNG THỊ NGỮ

YẾU TỐ VAY MƢỢN TRONG PHƢƠNG NGỮ

NAM BỘ QUA “TỰ VỊ TIẾNG VIỆT MIỀN NAM”

CỦA VƢƠNG HỒNG SỂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

MÃ SỐ: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Phạm Văn Hảo

THÁI NGUYÊN, NĂM 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lời cảm ơn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Văn Hảo, người

thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành

luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau

đại học - Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các thầy giáo ở Viện

Ngôn ngữ học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và

giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011

Tác giả luận văn

Dương Thị Ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học riêng tôi. Các kết quả

nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong

bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Dƣơng Thị Ngữ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục................................................................................................................i

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ... 6

1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 6

1.1.1. Tiếng Việt và phương ngữ Nam Bộ................................................. 6

1.1.2. Vay mượn từ vựng ......................................................................... 14

1.2. Vương Hồng Sển và cuốn Tự vị tiếng Việt miền Nam.......................... 18

1.2.1. Tiểu sử Vương Hồng Sển............................................................... 18

1.2.2. Giới thiệu Tự vị tiếng Việt miền Nam của Vương Hồng Sển ........ 20

1.3. Tiểu kết.................................................................................................. 21

Chƣơng 2. CÁC YẾU TỐ VAY MƢỢN TRONG TỰ VỊ TIẾNG VIỆT

MIỀN NAM .................................................................................................... 23

2.1. Nhìn chung về vốn từ ngữ của cuốn từ điển “Tự vị tiếng Việt miền Nam”. 23

2.1.1. Phân bố chung các mục từ ngữ ...................................................... 23

2.1.2. Vài nhận xét về kĩ thuật giải thích của cuốn tự vị ......................... 25

2.1.3. Điểm qua về những khu vực từ vựng được cuốn tự vị quan tâm

đặc biệt ..................................................................................................... 29

2.2. Những yếu tố vay mượn trong cuốn Tự vị tiếng Việt miền Nam.......... 31

2.2.1.Khái quát chung .............................................................................. 31

2.2.2. Yếu tố vay mượn tiếngTriều Châu(Trung Quốc) .......................... 31

2.2.3. Các yếu tố mượn Khmer................................................................ 34

2.2.4. Yếu tố vay mượn từ tiếng Pháp ..................................................... 36

2.3. Tiểu kết.................................................................................................. 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

Chƣơng 3. NHẬN XÉT BƢỚC ĐẦU VỀ Ý NGHĨA VÀ VAI TRÕ CỦA

CÁC YẾU TỐ VAY MƢỢN QUA TỰ VỊ TIẾNG VIỆT MIỀN NAM ... 40

3.1. Khái quát về lịch sử hình thành mảnh đất Nam Bộ .............................. 40

3.2. Vị trí của các yếu tố vay mượn trong vốn từ Nam Bộ.......................... 44

3.2.1 Từ thuần Việt và từ vay mượn trong vốn từ Nam Bộ..................... 44

3.2.2. Yếu tố vay mượn trong cấu tạo từ Nam Bộ................................... 47

3.2.3. Vai trò của các yếu tố vay mượn ................................................... 52

3.3. Giá trị lịch sử của các yếu tố vay mượn................................................ 61

3.4. Tiểu kết.................................................................................................. 65

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tiếng Việt của chúng ta giàu và đẹp. Biểu hiện của sự giàu và đẹp đó là

sự đa dạng của ngôn ngữ. Cùng với sự phát triển không ngừng của bức tranh

toàn cảnh ngôn ngữ cả nước là các phương ngữ địa phương. Phương ngữ cung

cấp các tư liệu cụ thể về tiếng địa phương với những biến thể của tiếng Việt

về nhiều mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

Khi tìm hiểu về một phương ngữ chúng ta thấy có sự liên quan chặt chẽ

giữa phương ngữ với các yếu tố lịch sử, văn hoá của địa phương trong tiến

trình lịch sử chung của dân tộc, bởi ngôn ngữ luôn chứa đựng trong nó những

yếu tố văn hoá lịch sử. Một trong các phương ngữ có giá trị của tiếng Việt là

phương ngữ Nam Bộ. Những đặc trưng rất riêng của vùng đất phương Nam

của tổ quốc đã tạo ra một truyền thống ngôn ngữ nơi đây phong phú, năng

động và rất trẻ. Điều đó hẳn sẽ không tách rời với những yếu tố văn hoá, lịch

sử của vùng.

Từ thời chúa Nguyễn, Nam Bộ đã phát triển với những tổ chức đơn vị

hành chính, hàng hải và thương mại đã giúp cho kinh tế, văn hoá và xã hội

phát triển theo. Nhờ quan hệ buôn bán, giao lưu văn hoá giưã các cộng đồng

dân cư trong khu vực được đẩy mạnh. Cho đến ngày nay, Nam Bộ vẫn là một

trong những khu vực phát triển nhất của cả nước.

Nam Bộ là vùng đất mới so với cả nước nên đã và đang trở thành trung

tâm văn hóa, kinh tế lớn của dân tộc. Đặc trưng văn hoá của Nam Bộ là văn

hoá vùng miền và văn hoá sông nước. Nơi đây là vựa lúa, vựa trái cây miền

nhiệt đới lớn nhất cả nước, các loài động, thực vật phong phú và đa dạng.

Những đặc điểm của văn hoá sông nước đi vào văn hoá vùng và văn hoá Dân

tộc, chúng được bảo lưu trong văn hoá dân gian và phát triển mạnh trong văn

Tài liệu tương tự (6)

Xem tất cả
Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!