Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kì.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-----
PHAN THỊ THÙY TRANG
YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH THẦN KÌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
-----
YẾU TỐ HUYỀN THOẠI TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH THẦN KÌ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
GVC. PGS.TS. Lê Đức Luận
Người thực hiện:
Phan Thị Thùy Trang
(Khóa 2011 – 2015)
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu có trong bài là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được ai công bố ở bất kỳ khóa luận nào khác
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phan Thị Thùy Trang
2
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo: PGS.TS Lê
Đức Luận, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã tạo điều kiện thuận
lợi để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Cảm ơn người thân, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Phan Thị Thùy Trang
3
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một đất nước nhỏ bé, phải chịu nhiều ách áp bức, đô hộ từ các
tập đoàn phong kiến phương Bắc cho đến bọn thực dân, đế quốc phương tây. Trải
qua hàng ngàn năm lịch sử oai hùng, đất nước ta vẫn gìn giữ được những nét đẹp
văn hóa từ bao đời nay. Trong vô vàn những nét đẹp văn hóa mà ông cha ta đã cố
công gìn giữ, chúng ta không thể không nhắc tới kho tàng truyện cổ tích Việt Nam,
đây là một trong những nét đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc được tích góp từ
những thăng trầm, biến thiên của lịch sử. Kho tàng truyện cổ tích của dân tộc như
là một minh chứng sống giúp con cháu thế hệ sau hiểu rõ hơn về những giá trị tinh
thần quý báu của những thế hệ đi trước. Dù cuộc sống ngày càng đổi thay và lịch
sử có nhiều thay đổi mạnh mẽ thì những giá trị của truyện cổ tích vẫn không bị
phai mòn theo năm tháng mà ngược lại nó lại càng được tôn vinh thêm, khẳng
định thêm và mãi trường tồn theo năm tháng. Truyện cổ tích là nơi để nhân dân
gửi gắm những suy nghĩ, chiêm nghiệm của họ về cuộc sống, về nhân sinh. Ở đó,
những triết lí ở hiền lành gặp lành, ác giả ác báo, hay người tốt sẽ luôn có kết cục
tốt đẹp, người xấu thì sẽ bị quả báo,… được đề cao mạnh mẽ, nó như là một kim
chỉ nam xuyên suốt toàn bộ nội dung làm cho truyện cổ tích thấm đượm giá trị
nhân văn cao cả.
Văn học dân gian ra đời khi nền khoa học kĩ thuật còn chưa được thai nghén,
cũng là khi mà những hiện tượng thiên nhiên hay những hiện tượng trong đời sống
chưa được lí giải tường minh, cho nên văn học dân gian vẫn còn mang màu sắc
duy tâm đậm nét, có nghĩa là họ giải thích những hiện tượng đó thông qua những
thế lực siêu nhiên mà họ tin là có thực. Vì thế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp
4
trong truyện cổ tích những hình ảnh của thần tiên có phép thần thông biến hóa hay
những con vật, con người mang trong mình sức mạnh siêu nhiên… Những câu
chuyện mang đầy màu sắc thần kỳ, huyền ảo, huyền thoại đều được gọi chung là
truyện cổ tích thần kỳ. Truyện cổ tích thần kỳ chính là một bộ phận của truyện cổ
tích. Truyện cổ tích thần kỳ mang những đặc điểm riêng biệt khác xa so với những
loại truyện cổ tích khác trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Một đặc điểm dễ
nhận thấy nhất của truyện cổ tích thần kỳ đó chính là truyện cổ tích luôn có yếu tố
huyền thoại, thần kỳ. Những yếu tố huyền thoại, huyễn hoặc có trong truyện cổ
tích thần kỳ sẽ là một minh chứng rõ ràng nhất cho sức sáng tạo tuyệt vời của các
tác giả dân gian.
Yếu tố huyền thoại trong truyện cổ tích thần kỳ là một đề tài rộng mở cho
người nghiên cứu tìm tòi và phát hiện ra những nét độc đáo, mới lạ, làm phong
phú thêm những công trình nghiên cứu về văn học dân gian. Việc nghiên cứu về
yếu tố huyền thoại sẽ là dịp để chúng ta hiểu rõ hơn những đặc trưng thi pháp
truyện cổ tích thần kỳ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn học dân gian được xem là một trong những là cội nguồn của mọi nền
văn học. Được ra đời từ rất sớm, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, văn học dân
gian Việt Nam cho đến nay vẫn lưu giữ được những tinh hoa văn hóa dân tộc,
đóng một vai trò hết sức to lớn trong sự phát triển chung của bộ mặt nền văn học.
Do đó, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân gian ở
nhiều khía cạnh khác nhau.
Tác giả Chu Xuân Diên đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân
gian như: Văn học dân gian Việt Nam, Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học,
Mấy vấn đề văn hóa văn học dân gian Việt Nam… Theo đó, ông cho rằng truyện