Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của yasunari kawabata thể hiện trên các bình diện không gian, thời gian, nhân vật và chi tiết.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
DƯƠNG THỊ HÀ
Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của
Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình
diện không gian, thời gian, nhân vật và chi tiết
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tư tưởng duy tân của Minh
Trị thiên hoàng đã thổi một luồng gió mới vào Nhật Bản – vốn được coi là
“ốc đảo” của thế giới. Tinh thần học hỏi phương Tây, đuổi kịp phương Tây,
vượt lên phương Tây đã đưa lịch sử Nhật sang một trang mới. Sự đổi mới về
kinh tế khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc và đã tác động mạnh mẽ đến văn
học Nhật Bản. Nền văn học Nhật Bản trong kỷ nguyên hiện đại này đã sản
sinh ra rất nhiều tài năng nổi tiếng thế giới như: Ryunosuko, Akutagawa,
Yokomitsu Riichi, Ito Sei, Hori Tatsuuo… Trong đó có một tài năng vượt trội
cả về nghệ thuật biểu hiện lẫn độ phong phú của thể tài, tư tưởng…đó là
Yasunari Kawabata - nhà văn Nhật Bản đầu tiên đạt giải Nobel văn học.
Yasunari Kawabata (1899 - 1972) là niềm tự hào của văn hóa xứ sở hoa
anh đào, là người lữ khách suốt đời chủ trương lưu giữ di sản văn học truyền
thống của dân tộc. Đến với Kawabata là đến với phong cảnh thiên nhiên, rừng
thông, hoa anh đào, những bộ áo Kimono, những chùa chiền, lễ hội truyền
thống. Tất cả những cái đẹp đó hòa quyện vào nhau tạo cho tác phẩm của
Kawabata có sức hút kỳ diệu.
Trong văn nghiệp của mình, Kawabata đã để lại một di sản văn học có
giá trị lớn cho nhân loại. Trong đó, thể loại truyện ngắn đem lại nhiều thành
tựu đáng kể. Tạo nên thành công cho thể loại truyện ngắn của Kawabata có
nhiều yếu tố khác nhau, trong đó yếu tố kỳ ảo là một chất liệu quan trọng, độc
đáo làm nên sức hấp dẫn lôi cuốn độc giả vào một thế giới vừa thực vừa ảo
của xứ sở Phù Tang.
Trong truyện ngắn Kawabata, yếu tố huyền ảo không chỉ tạo ra một thế
giới hình tượng đầy sức hấp dẫn, vừa lạ vừa quen mà yếu tố huyền ảo còn góp
phần tạo nên tính hiện thực và làm cho những bài học triết lý nhân văn của
các truyện ngắn được hiện lên một cách giản dị. Nó bắt ta phải chìm sâu vào
cái bức tranh thực - ảo để khám phá. Do đó nghiên cứu thể loại truyện ngắn
của Kawabata trên phương diện huyền ảo hứa hẹn sẽ mang lại cho chúng ta
rất nhiều điều thú vị.
Mặt khác, nghiên cứu yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Kawabata
là tiếp tục cuộc hành trình của những người đi trước yêu thích đã khai phá nó.
Bởi vậy đây thực sự là một “mảnh đất” cần những người yêu thích truyện
ngắn Kawabata “khai phá” và chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này cũng mong
được góp một phần công sức vào công cuộc “khai phá” đó.
Ngoài ra, nghiên cứu yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Kawabata
cũng là một cách để chúng tôi bày tỏ niềm yêu thích của bản thân đối với nhà
văn Kawabata với những sáng tác được xem như là “quốc bảo” của nước
Nhật. Đồng thời, đây cũng là bước đi đầu tiên trong công việc tìm hiểu thế
giới nghệ thuật của một nhà văn mà tên tuổi được đánh giá “chừng nào cái
đẹp còn được tôn thờ, chừng nào Nhật Bản còn tồn tại trên hành tinh này,
chừng nào nhân loại còn hướng đến những lý tưởng nhân bản nhất, những vẻ
đẹp tuyệt mỹ nhất thì tác phẩm của Kawabata vẫn còn được đón đọc, vẫn còn
làm say đắm lòng người” [6, tr.9].
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là yếu tố huyền ảo trong truyện
ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian, thời
gian, nhân vật và chi tiết.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu khảo sát ở một số truyện
ngắn: Cánh tay, Vịnh cánh cung, Vũ nữ Izu, Trăng soi đáy nước, Tiếng gieo
xúc xắc ban khuya và Truyện ngắn trong lòng bàn tay gồm 47 truyện ngắn in
trong tập Yasunari Kawabata, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động, Trung tâm
văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005.
Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát, đối chiếu với một số truyện của G.
Maquez để tìm thấy nét tương đồng cũng như nét khác biệt trong địa hạt
huyền ảo giữa hai nhà văn nổi tiếng này.
3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu
Tiếp cận một số truyện ngắn và Truyện ngắn trong lòng bàn tay dựa
trên phương thức huyền ảo, chúng tôi muốn làm rõ hơn những biểu hiện của
huyền ảo trong truyện ngắn của Kawabata cũng như ý nghĩa của nó trong việc
tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn kỳ lạ của thể loại truyện ngắn trong sự nghiệp
văn chương của nhà văn.
Qua đó thấy được tài năng và đặc trưng phong cách riêng của
Kawabata trong việc tiếp thu và cách tân những giá trị truyền thống.
Cũng do cách tiếp cận riêng, nên đề tài này có những giá trị, ý nghĩa
riêng. Cụ thể, nó sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về con người, cuộc đời văn
nghiệp của Kawabata nói chung và các truyện ngắn nói riêng của ông.
Bên cạnh đề tài cũng đưa ra một hướng nghiên cứu mới về thể loại
truyện ngắn của ông, mong được đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc
đào sâu, kiếm tìm những yếu tố làm nên giá trị của thể loại này.
Mặt khác, chúng tôi cũng hy vọng đề tài này khi đề cập đến một nhà
văn Nhật Bản đầu thế kỷ XX với những tác phẩm lưu giữ nét đẹp truyền
thống của xứ sở Phù Tang, sẽ giúp ích cho công tác giảng dạy và học tập bộ
môn văn học Nhật Bản sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã thực hiện các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp thống kê - phân loại: Phương pháp này giúp chúng tôi rất
lớn trong việc thống kê các biểu hiện của yếu tố huyền ảo trong một số truyện
ngắn và Truyện ngắn trong lòng bàn tay thể hiện trên các bình diện: không
gian, thời gian, nhân vật và chi tiết liên truyện.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Dựa vào xuật hiện lối viết ảo hóa
sử dụng trong các tình huống, tình tiết truyện…để tìm hiểu xem nó được biểu
hiện như thế nào, có tác dụng gì và nhà văn đã có sự kế thừa văn học truyền
thống cũng như sự sáng tạo như thế nào trong thể loại truyện ngắn của mình.
Từ đó tập hợp chúng lại để có một cái nhìn tổng hợp hơn về việc sử dụng yếu
tố huyền ảo trong một số truyện ngắn của Kawabata.
Phương pháp so sánh - đối chiếu: Khi nghiên cứu yếu tố huyền ảo
trong một số truyện ngắn của Kawabata, chúng tôi có sử dụng, đối chiếu với
yếu tố huyền ảo trong một số tác phẩm của G. Marquez để thấy được sự khác
nhau về mặt tính chất và biên độ sử dụng cũng như ý nghĩa mà hai tác giả sử
dụng yết tố huyền ảo trong các tác phẩm của mình.
5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đến với Kawabata là đến với con người trót sinh ra với định mệnh cô
đơn, là đến với trang văn của những cuộc hành trình, là mở lòng ra đón nhận
những vẻ đẹp bình dị, mong manh, huyền ảo nhưng có sức quyến rũ mê hồn
của thiên nhiên, đất nước, con người Nhật. Kawabata với những tác phẩm
mang đậm tính duy mỹ, duy tình trở thành hình ảnh đại diện cho cả xứ sở hoa
anh đào. Là cây bút có vị trí cao trên văn đàn thế giới với giải Nobel năm
1968, Kawabata được giới hàn lâm đánh giá cao và nhà văn chiếm một vị trí
quan trọng trong lòng độc giả các nước phương Tây, Nhật Bản, Việt Nam.
Những bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Kawabata
vì thế cũng khá phong phú.
Do điều kiện thời gian và năng lực hạn chế dưới đây chúng tôi xin điểm
qua một số bài nghiên cứu, phê bình tiêu biểu được Đào Thị Thu Hằng giới
thiệu trong cuốn Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata viết về cuộc đời,
sự nghiệp và đặc trưng nghệ thuật của Kawabata như:
Bình minh trước phương Tây của nhà nghiên cứu Donald Keene đã có
cái nhìn toàn diện và sâu sắc về Kawabata. Công trình như một cuốn phim
quay chậm xuôi chiều đi theo đúng trình tự thời gian cuộc đời Kawabata.
Lồng vào đó là những hoạt động liên quan đến văn học nghệ thuật của ông từ
lúc khởi nghiệp cho đến cuối đời cùng với những nhận xét đánh giá của tác
giả và cả những ý kiến của chính Kawabata về tư duy nghệ thuật, phong cách,
ngôn ngữ...cũng như những ảnh hưởng của văn học phương Tây hiện đại, văn
học truyền thống cổ điển Nhật Bản đến các sáng tác của ông. Trong công
trình này tác giả cũng đã bàn đến nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, người
kể chuyện, các phương pháp, kỹ thuật...mà Kawabata sử dụng.
Lịch sử văn học Nhật Bản của nhà nghiên cứu Shuichi Kato giới thiệu
tương đối kỹ về Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Cố đô ở phạm trù “cái đẹp”, “cảm
giác” và đặc biệt đề cao “tính nữ” trong tác phẩm của ông. Shuichi Kato viết
“tình yêu của Kawabata là các cô gái trẻ và đồ gốm... Cả phụ nữ lẫn đồ gốm
đều không chỉ là vẻ đẹp duy nhất để ngắm nhìn mà còn để sờ mó và cảm giác
từ đầu các ngón tay của nhân vật mang lại chính là cốt lõi mối quan hệ của
ông với từng đối tượng...”.
Bách khoa thư Nhật Bản Itashaka chủ biên cũng phần nào giới thiệu
khái quát về Kawabata với những tác phẩm và phong cách của ông. Itashaka
khẳng định “Kawabata vẫn giữ nguyên phong cách của người lữ khách muôn
đời luôn coi trọng truyền thống và đi tìm cái đẹp”.
Các nhà văn Nhật bản hiện đại của Aono Xuêtuti đã có cảm nhận rất
tinh tế về tác dụng thanh lọc của Kawabata “mỗi lần đọc tác phẩm của
Kawabata, tôi lại cảm thấy các thanh âm xung quanh tựa hồ lắng đi, không
khí bỗng trở nên trong trẻo, còn tôi thì hòa vào trong đó. Tôi không biết có tác
phẩm nào khác có sức tác động mạnh mẽ đến như thế không? Và sở dĩ có
hiện tượng như vậy có lẽ vì trong sáng tác của Kawabata không có gì là “vẩn
đục hay dung tục”.
Đặc biệt, Tùy bút của Kawabata - con mắt nhìn thấu cái đẹp của viện
sỹ Nga Fedorenko do Thái Hà dịch in trên tạp chí văn học nước ngoài số 4,
1994 đã mang lại cho ta nhiều hiểu biết sâu sắc không chỉ về văn chương mà
còn về con người và cuộc đời của một nhà văn điển hình cho tính cách Nhật
Bản trầm lặng nhưng sâu sắc với “chân lý ngoài ngôn từ”. Tác giả cho rằng
“ngôn ngữ Kawabata ngắn gọn, súc tích, sâu xa mang tính biểu tượng và ẩn
dụ kỳ diệu. Chất thơ trong văn xuôi, nghệ thuật ngôn từ điêu luyện, suy nghĩ
giàu chất nhân đạo, thái độ trân trọng với con người và thiên nhiên. Tất cả
những cái đó làm cho sáng tác của Kawabata trở thành hiện tượng xuất sắc
trong văn học Nhật và văn học thế giới.
Ngoài ra còn có một số công trình khác dù không nghiên cứu chuyên
sâu như Hướng dẫn người đọc đến với văn học Nhật Bản của J. Thomas
Rimer, Cái nhìn chủ thể - cái nhìn khách thể “Tái định dạng cái nhìn trong
tiểu thuyết Yasunari Kawabata thời kỳ 1939 - 1962” của Gloria R.
Montebuno, “Kawabata Yasunari: sự giao hòa giữa bài ca cổ điển phương
Đông với những kỹ thuật tiên tiến” của Setsuko Tsutsumi, Văn học Nhật Bản
đương đại, Hiện thực và hư cấu trong văn học Nhật Bản hiện đại ...
Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu là một trong số những người dành
nhiều tâm huyết, tình yêu và bút lực cho văn học xứ sở Phù Tang, đặc biệt
cho văn hào Kawabata. Nhật Chiêu từng nhận định “Thực chất của thẩm mỹ
chiêc gương soi là hồn thơ khao khát hướng tới điều chưa biết trong
Kawabata đã vận dụng thần tình mỹ cảm phương Đông, mỹ cảm Nhật Bản và
cả mỹ cảm hiện đại, phản ánh tất cả trong một giọt sương sáng tạo đầy bản
lĩnh”. Trong bài viết Kawabata - người cứu rỗi cái Đẹp đăng trên tạp chí Văn,