Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của jorge luis borges.
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
777.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
775

Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của jorge luis borges.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

YẾU TỐ HUYỀN ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA

JORGE LUIS BORGES

Người hướng dẫn:

Th.s Phạm Thị Thu Hương

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Thanh Minh

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Nhìn lại văn chương kì ảo thế kỉ XIX, có thể thấy các nhà văn như Hofmann,

Maupassant, E.Alen Poe…thường khơi dậy cảm hứng sáng tạo từ một “thế giới bên

kia”, thế giới khác với thực tại của con người. Đi cùng niềm cảm hứng đó, họ đã

sáng tạo ra nhiều tác phẩm xoay quanh những đề tài như ma quỉ, linh hồn và sự hiện

diện người không phải người, thú không hẳn thú, khiến tác phẩm đem đến cảm giác

hoang mang rùng rợn cho người đọc. Thế nhưng trong văn chương thế kỉ XX, tính

chất ma quỷ, thần linh đã được giảm thiểu đi. Thay vào đó văn chương đề cập đến

thế giới đa bội, thế giới trong đó cái thực - ảo lẫn lộn chồng chéo lên nhau. Tác

phẩm gợi cảm thức hoài nghi về bản thể con người, bối rối trước khúc biến tấu vô

tận của không – thời gian và sự lôi cuốn mơ hồ của ranh giới thực - ảo.

Jorge Luis Borges là một đại diện xuất sắc của nền văn chương huyền ảo Mỹ

Latinh. Ông đã sử dụng nghệ thuật tự sự như một thứ trò chơi của ngôn ngữ nhằm

khám phá và kiến tạo ra một hiện thực mới. Truyện ngắn của Borges được xem là

đỉnh cao của thể loại sáng tác huyền ảo. Đó là nơi thể nghiệm những ý tưởng và kỹ

thuật mới lạ, thể hiện tính mập mờ, đa nghĩa nhằm che giấu bí mật hiện sinh của

con người, tạo nên tính biện giải kép, nảy sinh những khả năng đọc khác nhau.

Thiếu vắng một logic hình thức và một kết luận rõ ràng, truyện ngắn kích thích

những tầm thẩm mỹ mới, những nhận thức mới về hiện thực, cùng với khả năng mở

ra những chiều kích hiện sinh là những thể nghiệm mới của nghệ thuật tự sự: cấu

trúc cốt truyện phân mảnh, người kể chuyện lướt qua một cách thản nhiên những

điều kì lạ, tình tiết lấp lửng mơ hồ, không – thời gian huyễn hoặc…Kết cấu khéo léo

vượt ra khỏi những ràng buộc cũ đã khiến truyện ngắn Borges trở thành một hành

tinh siêu hình mới đầy chất trí tuệ và tính nhân văn.

Bởi sức hấp dẫn lạ kỳ trong những sáng tạo độc đáo của J.L.Borges, chúng

tôi quyết định chọn đề tài Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges

để nghiên cứu. Nếu thành công, đề tài hi vọng sẽ góp thêm một cách giải mã một

3

thế giới nghệ thuật đầy huyễn hoặc và ma mị của một bậc thầy văn chương nhân

loại.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

J.L.Borges đã trở thành một trong những nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng

của thế kỷ XX. Tuy những sáng tác của ông vẫn chưa được đưa vào chương trình

giảng dạy các cấp, sự nghiệp cũng không có những ánh hào quang rực rỡ vây quanh

như một số tác giả cùng thời nhưng Borges vẫn được đánh giá là nhà thơ - nhà văn

tài năng, là người có công lớn trong việc mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Mỹ Latinh. Tên tuổi và tài năng của ông đã, đang và sẽ thu hút được sự quan tâm

của nhiều độc giả, nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học không chỉ ở riêng Châu

Mỹ Latinh mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới.

J.L.Borges đến với Việt Nam chưa được bao lâu nhưng đã luôn nhận được sự

quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu, phê bình, lý luận văn học nổi tiếng.

Chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về Jorge Luis

Borges và truyện ngắn của ông:

Đầu tiên phải kể đến dịch giả Nguyễn Trung Đức trong công trình Tuyển tập

Jorge Luis Borges, Nxb Đà Nẵng, (2001), đã có công tuyển chọn và dịch tất cả các

tác phẩm của Borges, đồng thời giới thiệu những nét nổi bật trong cuộc đời và sự

nghiệp của nhà văn độc đáo này. Dịch giả đánh giá: “Jorge Luis Borges vốn là

người có kiến văn sâu rộng, một kiến văn thông kim bát cổ, một kiến văn ôm trùm

từ Tây sang Đông. Đồng thời là người được trời phú cho trí tưởng tượng tuyệt vời.

Jorge Luis Borges đã để lại một công trình văn học căn bản trong đó ông chỉ chơi

hai khái niệm then chốt: Thời gian và không gian, sự hòa trộn giữa thời – không

gian thực với thời – không gian ảo, tạo nên một thực thể văn học phong phú, đa

dạng có sức hấp dẫn và do đó nó là hình bóng chân thực của cuộc sống thực tế Mỹ

Latinh…J.L.Borges người mở đầu cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo được cả loài

người hâm mộ” [11; tr.9]. Chủ đề trong các tác phẩm của J.L.Borges thường xoay

quanh những hình ảnh kì ảo như gương soi, mê cung, tòa lâu đài với nhiều bậc

thang… “Ông ví thực tại là một mê cung lộ, thời gian và sự vĩnh hằng, trò chơi

4

những chiếc gương – đã trở thành tài sản văn học thế giới và uy tín lớn của ông đã

giúp nhiều cho việc cả thế giới thừa nhận Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh”

[11; tr.12].

Tác giả Lê Huy Bắc trong cuốn Truyện ngắn Châu Mỹ, Nxb văn học (2000),

cũng đánh giá J.L. Borges là một nhà văn tiên phong cho chủ nghĩa hiện thực huyền

ảo: “Nếu whashington Irving, Poe, Ambrose Bierce… là những bậc thầy về truyện

ngắn kinh dị thì Marquez, J.L.Borges… lại là những cây bút mang phong cách của

khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực kì ảo” [3; tr.3].

Cũng là tác giả Lê Huy Bắc trong bài viết Jorge Luis Borges: Bậc thầy hiện

thực huyền ảo Mỹ Latinh đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài, số 131 – 2009, đã

khẳng định một lần nữa đóng góp to lớn của Borges cho nền văn học thế giới: “Nhà

thơ, nhà lý luận phê bình, người sáng tác truyện ngắn vĩ đại người Argentina Jorge

Luis Borges (1899-1986) là một trong những nhà văn gây ảnh hưởng bậc nhất thế

kỷ XX. Tác phẩm của ông được viết với một nguồn cảm hứng vô tận kết hợp với

một trí tuệ uyên thâm và một cái nhìn xuyên thấu vào chiều sâu của tồn tại, của

nhân tính, (… ) con người đã mang lại cho độc giả thời hiện đại một cảm xúc khó

tả, một cách cắt nghĩa thế giới dị biệt, một phức cảm mênh mang theo thời gian”[7;

tr.48].

Còn khi đánh giá về J.L.Borges trong chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực

huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, (Nxb Giáo dục Việt Nam, 2009), Lê Huy

Bắc tiếp tục gọi J.L.Borges là “một trong những nhà văn gây ảnh hưởng bậc nhất

thế kỉ XX”. Bài biết về Borges còn đề cập đến những vấn đề cơ bản, cốt lõi trong

các truyện ngắn của Borges, chẳng hạn như chủ đề mê lộ. Nghệ thuật kể chuyện của

Borges được phát triển trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với bốn thủ pháp cơ bản

và “nhiều hình ảnh biểu tượng mà Borges ưa thích của ông như mê lộ, gương soi,

cấu trúc cân xứng, trạng thái số nhiều và bội phồn, tính tuần hoàn của hiện

thực,…đã góp phần hữu hiệu trong việc lột tả tính phi thực trong mọi cấu trúc nhân

sinh” [6; tr.54]. Thế giới nghệ thuật của Borges là thế giới mà ở đó nhà văn viết về

“nỗi cô đơn, thống khổ. Nỗi thống khổ có nguyên nhân từ việc số phận bi đát của

5

con người không thể làm cho nguôi ngoai bởi nỗi ám ảnh về sự chuyển dịch thời

gian không ngừng, bởi việc không thể nào hủy bỏ được ý niệm cá nhân về bản thể

”[6; tr.55].

Bài viết Cuộc phưu lưu qua những lằn ranh của yếu tố kì ảo của Nguyễn

Thành Trung đăng trên website: www.hcmup.edu.vn thì quan tâm đến vấn đề yếu tố

kì ảo đã vượt thoát ra khỏi những ranh giới quốc gia và xâm lấn vào các nền văn

hóa như thế nào. Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã khảo sát motip giấc mơ trong

truyện ngắn của Borges và Nhật Chiêu để thấy được sự xâm lấn yếu tố kì ảo từ

mảnh đất châu Mĩ Latinh vào Việt Nam.

Bài viết Thực và phi thực trong truyện ngắn Công viên những lối đi rẽ hai

ngã của Jorges Luis Borges và cuộc nổi loạn của người da đỏ của Donald

Barthelme của Đào Ngọc Chương đăng trên website: http://

www.Vănhoanghean.com.vn thì đề cập khá chi tiết đến ranh giới mong manh giữa

thực và phi thực trong hai truyện ngắn của hai tác giả nổi tiếng khu vực Châu Mỹ,

trong cái nhìn đối sánh. Ranh giới đó được xây dựng trên nền tảng độ lệch giữa sự

thật lịch sử với những gì được nhân vật người kể chuyện kể lại: “sự thật lịch sử

khúc xạ này hàm chứa trong nó cái nhìn về biên giới giữa thực với phi thực trong

cảm thức thế giới về thế giới”[28]. Đồng thời, các sự kiện, chi tiết xảy ra ngẫu

nhiên, tình cờ, đứt gãy như giấc mơ cũng là yếu tố khiến biên giới giữa thực và phi

thực càng trở nên mỏng manh hơn.

Cuối cùng phải kể đến luận văn Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mỹ

Latinh khảo sát qua hai tác giả J.L.Borges và G.Marquez” của Lê Ngọc Phương

đăng trên website: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn. Đây là một công trình

nghiên cứu về đặc trưng và biểu hiện các yếu tố huyền ảo trong trong truyện ngắn

Mỹ Latinh. Khảo sát sự thể hiện yếu tố huyền ảo trên diện rộng là truyện ngắn của

hai tác giả J.L.Borges và G.Marquez nên luận văn chỉ mới có cái nhìn bao quát và

đối sánh chứ chưa đi sâu phân tích rõ biểu hiện cụ thể của yếu tố huyền ảo trong

truyện ngắn của riêng Borges. Điều này, chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ trong đề tài của

mình ở những chỗ mà luận văn trên chưa đề cập đến.

6

Nhìn chung, các công trình nói trên đã đề cập và phân tích những nét chính

về tác giả Jorge Luis Borges như cuộc đời, sự nghiệp, truyện ngắn và đặc điểm

truyện ngắn Borges. Song chúng tôi nhận thấy vẫn chưa có công trình nào thật sự

nghiên cứu sâu về yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Borges. Đây vẫn còn là

“miền đất hứa” cho những ai muốn đào sâu khám phá. Chính vì lẽ đó, chúng tôi

quyết định chọn nghiên cứu đề tài: Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Jorge Luis

Borges.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những biểu hiện của Yếu tố huyền

ảo trong tập truyện ngắn của Jorge Luis Borges trên các phương diện cảm hứng,

biểu tượng, nhân vật, nghệ thuật trần thuật.

Phạm vi nghiên cứu: Văn bản mà chúng tôi sử dụng là Tuyển tập Jorge Luis

Borges (2001), gồm 35 truyện, Nhà xuất bản Đà Nẵng do Nguyễn Trung Đức tuyển

và dịch.

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương

pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: đây là phương pháp chủ yếu, được sử

dụng để tìm hiểu, phân tích những đặc điểm trong truyện ngắn của Jorge Luis

Borges, từ đó tìm ra những biểu hiện yếu tố huyền ảo, cuối cùng tổng hợp kết quả

của những phân tích này để rút ra kết luận.

- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: bởi vì bản thân phong cách nghệ thuật

cũng là một hệ thống có cấu trúc, các yếu tố trong nó phải được xác định trong mối

liên hệ, tương quan của chúng trong hệ thống - cấu trúc nhất định. Cho nên, khi

phân tích chúng tôi luôn đặt yếu tố huyền ảo trong hệ thống chỉnh thể truyện ngắn

J.L.Borges.

- Phương pháp nghiên cứu tác giả, tác phẩm văn học: vận dụng kiến thức

tổng hợp từ cuộc đời tác giả, quá trình sáng tác, những chuyện đời tư, quan niệm

7

nghệ thuật…của nhà văn đề đánh giá chính xác vai trò của yếu tố huyền ảo đối với

truyện ngắn J.L.Borges.

5. Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận của chúng tôi

bao gồm ba chương:

Chương 1: Jorge Luis Borges và văn học huyền ảo Mỹ Latinh

Chương 2: Màu sắc huyền ảo trong truyện ngắn của Jorge Luis Borges

Chương 3: Yếu tố huyền ảo trong truyên ng ̣ ắn Jorge Luis Borges - Nhìn từ

phương diện nghệ thuật

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!