Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ý định chọn học trung cấp của học sinh lớp 12 Trung học phổ thông tỉnh Tây Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐẶNG THỊ NGỌC HÀ
Ý ĐỊNH CHỌN HỌC TRUNG CẤP CỦA HỌC
SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH
TÂY NINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ĐẶNG THỊ NGỌC HÀ
Ý ĐỊNH CHỌN HỌC TRUNG CẤP CỦA HỌC
SINH LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH
TÂY NINH
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số chuyên ngành: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS ĐOÀN THỊ MỸ HẠNH
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Ý định chọn học Trung cấp của học sinh lớp 12 Trung
học phổ thông tỉnh Tây Ninh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm hay nghiên
cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn
theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Đặng Thị Ngọc Hà
ii
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh,
người thầy đã dành rất nhiều thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi
rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô thuộc khoa Sau đại học trường Đại học
Mở Tp. HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt rất nhiều kiến thức quý báu cho tôi
để tôi có thể hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các bạn bè, những người đã chia sẻ cùng tôi
những khó khăn, kiến thức và tài liệu học tập trong suốt quá trình tham gia lớp
(MBA15C) Cao học Quản trị Kinh doanh khóa 15.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, đồng nghiệp và những cá nhân khác
đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cha, mẹ đã luôn động viên và là chỗ dựa vững
chắc cho tôi để tôi có thể hoàn thành khóa học cũng như luận văn tốt nghiệp này.
Một lần nữa, tôi xin được cảm ơn đến tất cả mọi người.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2018
Người thực hiện luận văn
Đặng Thị Ngọc Hà
iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay biết được lý do vì sao học sinh ý định chọn học Trung cấp là một vấn đề
rất quan trọng đối với các trường trung cấp. Vì thế, nghiên cứu này nhằm mục đích
khám phá một số nhân tố tác động lên ý định chọn học trung cấp của học sinh lớp 12
THPT tỉnh Tây Ninh. Các nhân tố này bao gồm (i) Quan điểm cá nhân học sinh, (ii)
đặc điểm trường Trung cấp, (iii) cá nhân có ảnh hưởng đến ý định học sinh, (iv) nỗ
lực giao tiếp với học sinh của trường Trung cấp (v), cơ hội việc làm trong tương lai,
(vi) cơ hội học tập trong tương lai.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính đó là nghiên cứu sơ bộ (nghiên
cứu định tính) và nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng). Nghiên cứu định
tính được thực hiện thông qua thảo luận tay đôi với 2 giáo viên chủ nhiệm lớp 12; 3
giáo viên làm công tác tư vấn tuyển sinh cho học sinh lớp 12 THPT, 5 học sinh học
lớp 12 THPT có ý định học Trung cấp. Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông
qua hình thức phỏng vấn bằng phiếu khảo sát, 234 mẫu được sử dụng để đánh giá và
kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua các phương pháp phân tích dữ liệu là đánh
giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy. Kết
quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều
được chấp nhận. Và tất cả các nhân tố đều có tác động dương lên ý định chọn học
trung cấp của học sinh lớp 12 THPT tại tỉnh Tây Ninh, tác động mạnh nhất là đặc
điểm cá nhân, tác động yếu nhất là cơ hội học tập trong tương lai. Trong điều kiện
giới hạn về nguồn lực và thời gian, nghiên cứu này đã không tránh khỏi một số hạn
chế nhất định. Tuy nhiên, với kết quả đạt được, nghiên cứu này có thể hữu ích cho
các trường trung cấp tại tỉnh Tây Ninh nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh.
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cám ơn ............................................................................................................. ii
Tóm tắt luận văn ................................................................................................. iii
Mục lục .................................................................................................................. iv
Danh mục hình .................................................................................................... vii
Danh mục bảng ................................................................................................... viii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Lý do nghiên cứu đề tài ................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 5
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 6
1.6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................. 8
2.1. Các khái niệm ............................................................................................... 8
2.1.1. Sự lựa chọn ............................................................................................ 8
2.1.2. Lý thuyết về ý định ................................................................................ 9
2.1.3. Trường Trung cấp ................................................................................ 10
2.1.4. Trung học phổ thông ............................................................................ 11
2.2. Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài .............................................. 11
2.3. Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................ 18
2.3.1. Các giả thuyết ...................................................................................... 18
2.3.1.1. Quan điểm cá nhân học sinh .......................................................... 18
2.3.1.2. Đặc điểm trường Trung cấp ........................................................... 19
2.3.1.3. Cá nhân có ảnh hưởng đến ý định học sinh .................................... 22
2.3.1.4. Nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Trung cấp ...................... 23
v
2.3.1.5. Cơ hội việc làm trong tương lai ..................................................... 25
2.3.1.6. Cơ hội học tập trong tương lai ....................................................... 25
2.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 26
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 29
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 29
3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................. 29
3.1.2. Nghiên cứu chính thức ......................................................................... 30
3.1.2.1. Mẫu ............................................................................................... 30
3.1.2.2. Mô tả cách thức xử lý số liệu ......................................................... 30
3.2. Thang đo các khái niệm nghiên cứu ............................................................ 31
3.2.1. Thang đo Quan điểm cá nhân học sinh ................................................. 32
3.2.2. Thang đo đặc điểm trường Trung cấp ................................................... 33
3.2.3. Thang đo cá nhân có ảnh hưởng đến ý định học sinh ............................ 34
3.2.4. Thang đo nỗ lực giao tiếp với học sinh của các trường Trung cấp ........ 34
3.2.5. Thang đo cơ hội việc làm trong tương lai ............................................. 35
3.2.6. Thang đo cơ hội học tập trong tương lai ............................................... 36
3.2.7. Thang đo ý định chọn học Trung cấp của học sinh THPT lớp 12 tỉnh Tây
Ninh .............................................................................................................. 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 38
4.1. Thống kê mô tả ........................................................................................... 38
4.1.1. Tổng quan về mẫu điều tra ................................................................... 38
4.1.2. Thống kê mô tả về các biến số quan sát (các item) ............................... 39
4.2. Phân tích độ tin cậy thang đo - Cronbach’s Alpha ....................................... 45
4.3. Phân tích nhân tố khám phá - EFA .............................................................. 48
4.4. Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................... 52
4.4.1. Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình hồi quy .............................. 52
4.4.2. Phân tích ma trận tương quan các biến số độc lập ................................ 52
4.4.3. Phân tích kết quả hồi quy ..................................................................... 53
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 56
vi
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................... 61
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 61
5.2. Khuyến nghị ............................................................................................... 62
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 68
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 77
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 81
PHỤ LỤC 3 .......................................................................................................... 90
PHỤ LỤC 4 .......................................................................................................... 94
vii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Mô hình lựa chọn trường của D.W. Chapman ........................................ 12
Hình 2.2. Mô hình chọn trường của Freeman ......................................................... 13
Hình 2.3. Mô hình lựa chọn trường của Mário Raposo và Helena Alves ................ 15
Hình 2.4. Mô hình lựa chọn trường của Trần Văn Quí và Cao Hào Thi ................. 16
Hình 2.5. Mô hình lựa chọn trường của Nguyễn Minh Hà và cộng sự .................... 17
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 27
Hình 4.1. Phân phối chuẩn của phần dư ................................................................. 55
viii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng ý định chọn trường của Cabrera và La Nasa ....... 13
Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan ............................................ 18
Bảng 3.1. Thang đo Likert 5 mức độ ..................................................................... 32
Bảng 3.2. Ký hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo Quan điểm cá nhân
học sinh trước và sau khi phỏng vấn định tính ....................................................... 32
Bảng 3.3. Ký hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo đặc điểm trường Trung
cấp trước và sau khi phỏng vấn định tính ............................................................... 33
Bảng 3.4. Ký hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo cá nhân có ảnh hưởng
đến ý định học sinh ............................................................................................... 34
Bảng 3.5. Ký hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo nỗ lực giao tiếp với
học sinh của các trường Trung cấp trước và sau khi phỏng vấn định tính ............... 35
Bảng 3.6. Ký hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo cơ hội việc làm trong
tương lai trước và sau khi phỏng vấn định tính ...................................................... 35
Bảng 3.7. Ký hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo cơ hội học tập trong
tương lai trước và sau khi phỏng vấn định tính ...................................................... 36
Bảng 3.8. Ký hiệu và nội dung các biến quan sát của thang đo ý định chọn học Trung
cấp của học sinh THPT lớp 12 tỉnh Tây Ninh trước và sau khi phỏng vấn định tính
.............................................................................................................................. 36
Bảng 4.1. Giới tính ................................................................................................ 38
Bảng 4.2. Thời điểm chọn trường .......................................................................... 39
Bảng 4.3. Thang đo Quan điểm cá nhân học sinh .................................................. 40
Bảng 4.4. Thang đo đặc điểm trường Trung cấp .................................................... 40
ix
Bảng 4.5. Thang đo cá nhân có ảnh hưởng đến ý định học sinh ............................. 42
Bảng 4.6. Thang đo nỗ lực giao tiếp với học sinh của trường Trung cấp ................ 42
Bảng 4.7. Thang đo cơ hội việc làm trong tương lai .............................................. 43
Bảng 4.8. Thang đo cơ hội học tập tương lai ......................................................... 44
Bảng 4.9. Thang đo ý định chọn học Trung cấp ..................................................... 45
Bảng 4.10. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................ 47
Bảng 4.11. Ma trận nhân tố xoay ........................................................................... 49
Bảng 4.12. Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình hồi quy ............................. 52
Bảng 4.13. Ma trận tương quan các biến độc lập ................................................... 53
Bảng 4.14. Phân tích đa cộng tuyến ....................................................................... 54
Bảng 4.15. Kết quả phân tích hồi quy .................................................................... 54
Bảng 4.16. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định ........................................................ 56