Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(Từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THANH THÚY
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật Hành chính Mã số 60.38.20
Người hướng dẫn khoa học:
PGS -TS. Nguyễn Cảnh Hợp
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
(từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do
chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn, gợi ý của PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu được nêu trong Đề tài là hoàn toàn trung thực, chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan những lời nêu trên là đúng sự thật
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 5 năm 2012
Người thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Thanh Thúy
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATTP: An toàn thực phẩm
BVTV: Bảo vệ thực vật
DNTN: Danh nghiệp tư nhân
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
UBND: Ủy ban nhân dân
VPHC: Vi phạm hành chính
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Số cơ sở vi phạm bị phát hiện so với số cơ sở bị xử lý.
Biểu đồ 2: Các hình thức xử phạt được áp dụng.
Biểu đồ 3: Các chủ thể tiến hành kiểm tra, thanh tra.
MỤC LỤC
Lời nói đầu----------------------------------------------------------------------------- 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1.1 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
1.1.1 Khái niệm thực phẩm ---------------------------------------------------------- 5
1.1.2 Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm---------------------------------------- 6
1.1.3 Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn
thực phẩm------------------------------------------------------------------------------- 7
1.1.4 Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm------------------------------------------------------------------------------------13
1.2 Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an
toàn thực phẩm -----------------------------------------------------------------------15
1.2.2 Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn
thực phẩm------------------------------------------------------------------------------19
1.2.3 Thời hiệu, thời hạn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an
toàn thực phẩm------------------------------------------------------------------------22
1.2.4 Hình thức xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm -----------------------------------------------------------------------------------24
1.2.5 Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn
thực phẩm------------------------------------------------------------------------------26
1.2.6 Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm -----------------------------------------------------------------------------------31
1.3 Quá trình phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
1.3.1 Giai đoạn trước khi Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 có
hiệu lực thi hành ----------------------------------------------------------------------34
1.3.2 Giai đoạn từ khi Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003 có
hiệu lực thi hành đến khi Lựật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành ------36
1.3.3 Giai đoạn từ khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành
(01/7/2011) đến nay ------------------------------------------------------------------39
Kết luận Chương 1 -------------------------------------------------------------------42
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH
AN TOÀN THỰC PHẨM
2.1 Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hồ
Chí Minh -------------------------------------------------------------------------------43
2.1.2 Tình hình vi phạm hành chính và các loại vi phạm đặc thù trong lĩnh
vực vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh --------------------44
2.1.3 Nguyên nhân chủ yếu phát sinh vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ
sinh an toàn thực phẩm --------------------------------------------------------------46
2.2 Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn
thực phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Khái quát tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an
toàn thực phẩm----------------------------------------------------------------------- 48
2.2.2 Những hạn chế phát sinh từ thực tiễn xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm ------------------------------------------------ 51
2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm -------------------------- 65
2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực vệ sinh an toàn thực phẩm
2.3.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung--67
2.3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực vệ sinh an toàn thực phẩm------------------------------------------------------70
2.3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm -------------------72
2.3.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến
thức về vệ sinh an toàn thực phẩm ------------------------------------------------- 74
Kết luận --------------------------------------------------------------------------------76
Danh mục tài liệu tham khảo
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần
thiết để con người sống và phát triển nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền
bệnh nguy hiểm nếu như thực phẩm không bảo đảm vệ sinh. Để đảm bảo thực
phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người, nhà nước đã ban
hành các văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá
nhân trong bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn đối
với thực phẩm, sản xuất, kinh doanh thực phẩm,... Bên cạnh đó, để ngăn ngừa
và hạn chế các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhà
nước cũng ban hành các quy định về biện pháp chế tài đối với các cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy
nhiên, thực tiễn cuộc sống luôn phát sinh nhiều hành vi mới trong lĩnh vực vệ
sinh an toàn thực phẩm gây nguy hại đến sức khỏe, tính mạng của con người
nhưng chưa có quy định để điều chỉnh nên các văn bản pháp luật cũng không
ngừng được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.
Từ khi Hội đồng Chính phủ ban hành “Điều lệ xử phạt vi cảnh” kèm
theo Nghị định số 143/CP ngày 27 tháng 5 năm 1977, có quy định xử phạt vi
cảnh đối với hai hành vi vi phạm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm cho
đến khi Luật An toàn thực phẩm năm 2010 có hiệu lực thi hành đã có hơn 20
Nghị định của Chính phủ có quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện tại đang có 07 Nghị định có quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm và có
nhiều chủ thể khác nhau có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực này nhưng tình hình vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
vẫn đang xảy ra thường xuyên và không ngừng gia tăng về số lượng, tính chất vi
phạm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra
hơn 100 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể với số người bị ngộ độc gần 10.000
người
1
. Hàng loạt các vụ việc vi phạm nghiêm trọng các quy định về vệ sinh
an toàn thực phẩm đã được phát hiện trong thời gian qua như: nước tương có
chất 3-MCPD, nước mắm có urê, trứng gà và sữa có chứa melamine, tinh
1 Tổng hợp từ số liệu thống kê hàng năm của Thanh tra Sở Y tế.
2
luyện dầu ăn bằng xút công nghiệp, thịt heo có chất tạo nạc, sử dụng màu
công nghiệp chứa chất 2,4 diaminoazobenzene hydrochloride để nhuộm gà …
Chính vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề bức xúc của mọi
người và là mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của người dân thành phố Hồ Chí
Minh (đứng thứ 3, sau giá cả và ngập nước
)2
.
Trước thực tế đó, việc nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn thi hành
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực
phẩm là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Đồng thời, đây là một
nghiên cứu thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu “nâng cao chất lượng và
đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm” mà Đảng ta đã đề ra tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XI. Với ý nghĩa đó, tác giả đã chọn đề tài Xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm (từ thực tiễn thành
phố Hồ Chí Minh) để thực hiện luận văn thạc sỹ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến xử lý vi phạm hành chính trên một số lĩnh vực như luận văn thạc sỹ
Luật “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa trên địa bàn Quận, tại
Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Hà Thanh Hương, năm 2010; luận văn
thạc sỹ Luật “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch” của tác giả
Nguyễn Lâm Trâm Anh, năm 2011; luận văn Thạc sỹ Luật “xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hải quan thực trạng và giải pháp hoàn thiện” của tác giả
Nguyễn Nam Hồng Sơn, năm 2012,… Nội dung của các luận văn nêu trên chủ
yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hành chính của một
lĩnh vực nhất định, chưa phản ánh được những vướng mắc, hạn chế phát sinh từ
công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung.
Liên quan đến lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đã có đề tài luận văn
cử nhân Luật “Hoạt động của thanh tra Y tế (qua thực tiễn tại thành phố Hồ
Chí Minh)” của tác giả Lê Thị Thanh, năm 2004; luận văn cử nhân Luật
“Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm -
Thực trạng và hướng hoàn thiện” của Nguyễn Thị Phương Trinh, năm 2005;
luận văn cử nhân Luật “Hoạt động thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm” của
Đặng Thị Ngọc Uyên, năm 2009; Bài viết “Quản lý Nhà nước về an toàn thực
phẩm - Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Huy Quang, Tạp chí
2 Kết quả khảo sát dư luận xã hội năm 2010 của Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh.