Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
91
Kích thước
723.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1390

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH PHÚ

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY

VÀ CHỮA CHÁY

(Từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH PHÚ

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY

VÀ CHỮA CHÁY

(Từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hành chính

Mã số: 60.38.20

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.NGUYỄN CẢNH HỢP

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân, các

số liệu sử dụng trong bài viết là kết quả tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu báo

cáo của các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa

bàn tỉnh Tây Ninh và được sự hướng dẫn, gợi ý của PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp. Nếu có

sai trái, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm điểm luận văn và nhà trường

theo Quy chế đào tạo sau đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Người cam đoan

Nguyễn Thanh Phú

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM

HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA

CHÁY ...........................................................................................................5

1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy ....... 5

1.1.1. Khái niệm phòng cháy và chữa cháy .................................................. 5

1.1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy........... 7

1.2. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy ..... 23

1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và

chữa cháy.....................................................................................................23

1.2.2. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và

chữa cháy.....................................................................................................24

1.3. Cơ sở pháp lý của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng

cháy và chữa cháy .....................................................................................26

1.3.1. Nguyên tắc xử lý trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy..............26

1.3.2. Hình thức xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực phòng

cháy và chữa cháy .......................................................................................26

1.3.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và

chữa cháy.....................................................................................................29

1.3.4. Thời hiệu, thời hạn xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng

cháy và chữa cháy .......................................................................................33

1.3.5. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

cháy .............................................................................................................35

1.4. Mục đích xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và

chữa cháy ...................................................................................................39

1.4.1. Mục đích răn đe, giáo dục.................................................................39

1.4.2. Mục đích trừng trị .............................................................................39

1.4.3. Mục đích khôi phục lại trật tự pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và

chữa cháy.....................................................................................................40

1.5. Quá trình phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy ................................................40

1.5.1. Giai đoạn trước năm 1975.................................................................41

1.5.2. Giai đoạn từ sau năm 1976 đến năm 2000........................................42

1.5.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay ........................................................42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY ( TỪ THỰC

TIỄN TỈNH TÂY NINH) VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG

CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC NÀY .......................................................................44

2.1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy

và chữa cháy (từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh)..............................................44

2.1.1. Đặc điểm công tác phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Tây

Ninh.............................................................................................................44

2.1.2 Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

cháy trên địa bàn tỉnh Tây Ninh..................................................................46

2.1.3. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và

chữa cháy trên địa bàn tỉnh Tây Ninh .........................................................55

2.1.4. Nhận xét thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng

cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Tây Ninh............................................63

2.2. Đánh giá các quy định pháp luật và việc thực hiện các quy định

của pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy........................66

2.2.1. Những ưu điểm..................................................................................66

2.2.2. Hạn chế..............................................................................................67

2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành

chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy......................................69

2.3.1. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

phòng cháy và chữa cháy ............................................................................69

2.3.2. Xây dựng quy chế phối hợp với cơ quan, tổ chức khác trong kiểm

tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy.. 72

2.3.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về

phòng cháy và chữa cháy ............................................................................72

2.3.4. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

cháy .............................................................................................................73

2.3.5. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện và kỹ thuật nhằm kịp thời

phát hiện và xử lý vi phạm hành chính .......................................................75

2.3.6. Hoàn thiện cơ chế giám sát việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực phòng cháy và chữa cháy .....................................................................75

KẾT LUẬN................................................................................................77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát hiện ra lửa và sử dụng nó cho mục đích của cuộc sống, đây

được xem là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại, là

bước tiến văn minh của loài người. Tuy nhiên, lửa là một trong bốn mối nguy

hiểm lớn (thủy, hỏa, đạo, tặc) mà con người luôn phải tìm cách đối phó.

Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác

phòng cháy và chữa cháy. Ngay từ năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký

Lệnh số 53-LCT công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối

với công tác phòng cháy và chữa cháy. Gần nhất, ngày 04 tháng 10 năm 2001

Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành đến nay đã đạt được những

kết quả bước đầu rất quan trọng. Công tác phòng cháy và chữa cháy đã đi vào

nề nếp, hiệu lực phòng cháy, chữa cháy được tăng cường; các cơ quan, chức

năng ngày càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong tổ chức, chỉ đạo, kiểm

tra, giám sát về thực hiện quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đã

quan tâm, chỉ đạo việc quy hoạch về phòng cháy và chữa cháy; các cơ quan

thông tin đã dành nhiều thời lượng tuyên truyền pháp luật về kiến thức phòng

cháy và chữa cháy với nhiều hình thức phong phú, sáng tạo và hiệu quả...

Những kết quả đó đã từng bước kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại

do cháy gây ra trong thời gian qua, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự

an toàn xã hội, phục vụ sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, tình hình cháy diễn biến phức

tạp và có chiều hướng gia tăng cả về số vụ và thiệt hại. Điển hình như vụ cháy

rừng đặc dụng ở U Minh tỉnh Cà Mau, vụ cháy Trung tâm thương mại quốc tế

thành phố Hồ Chí Minh, vụ cháy chợ Lớn tỉnh Phú Yên, cháy chung cư ở Hà

Nội, gần đây vụ cháy chợ ở Quảng Ngãi đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Nguyên nhân là do công tác quản lý về phòng cháy và chữa cháy vẫn còn

nhiều hạn chế; ý thức thực hiện quy định về phòng cháy và chữa cháy trong

các đơn vị, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân chưa cao, bên cạnh đó sự

phát triển mạnh mẽ của kinh tế, hạ tầng cơ sở làm cho những nguy cơ cháy,

nổ càng lớn, cộng với tình hình thời tiết khắc nghiệt, khô hạn kéo dài là

những thử thách và khó khăn rất lớn cho công tác phòng cháy và chữa cháy.

Trong các nguyên nhân thì việc xử lý các hành vi vi phạm về phòng cháy và

2

chữa cháy còn nhiều bất cập, chưa đủ nghiêm và do các quy định của pháp

luật về phòng cháy và chữa cháy còn nhiều sơ hở cũng làm cho hiệu quả công

tác phòng cháy, chữa cháy bị hạn chế.

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh

vực phòng cháy và chữa cháy” là một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần đề

ra những giải pháp về hoàn thiện quy định pháp luật cũng như tăng cường các

biện pháp tổ chức thực hiện nhằm xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm,

góp phần phòng cháy và chữa cháy hiệu quả hơn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua tìm hiểu thực tế, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực

phòng cháy và chữa cháy diễn biến hết sức phức tạp, hành vi vi phạm tuy đơn

giản nhưng gây ra hậu quả tương đối lớn. Việc thực hiện pháp luật về phòng

cháy và chữa cháy còn nhiều bất cập, việc xử lý vi phạm hành chính chưa

thực sự nghiêm minh, chính xác, rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ

quan thực thi pháp luật và niềm tin của nhân dân.

Trên thực tế, từ khi Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Nghị

định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có

hiệu lực cho đến nay đã có nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành đề

cập đến đề tài, trong đó đáng chú ý là các bài viết sau đây:

- Bài “Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng lực lượng Cảnh sát

Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ” (2011) của tác giả Đỗ Ngọc Cẩn,

Tạp chí Công an nhân dân số 04, Bộ Công an.

- Bài “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy

chữa cháy trong tình hình mới” (2010) của tác giả Đỗ Văn Sơn, Tạp chí Cảnh

sát trật tự an toàn xã hội số 05, Bộ Công an.

- Bài “Một số bất cập trong xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy

và chữa cháy” (2010) của tác giả Nguyễn Mạnh Hà, Tạp chí Phòng cháy và

chữa cháy số 14, Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an.

Trong các bài viết nói trên thì bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Hà:

“Một số bất cập trong xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy”

là đề cập trực tiếp vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Tuy

nhiên, trong khuôn khổ một bài báo thì mức độ nghiên cứu toàn diện và cơ sở

3

thực tiễn chưa đủ phong phú. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu một cách chuyên

sâu, góp phần hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

phòng cháy và chữa cháy.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu: Từ tìm hiểu, làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn

phân tích các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

phòng cháy và chữa cháy, cũng như thực trạng xử lý vi phạm trong lĩnh vực

phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, luận văn đề xuất các ý

kiến nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, cũng như các giải pháp tăng cường

hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và pháp lý của xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Khảo sát, phân tích,

đánh giá thực trạng về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và

chữa cháy tại tỉnh Tây Ninh; Nêu và lý giải các kiến nghị về hoàn thiện các quy

định pháp luật và các biện pháp tổ chức thực hiện nhằm tăng cường hiệu quả

xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài

Quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy rất đa dạng, liên quan

đến nhiều lĩnh vực nên hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy và chữa

cháy còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực khác

nhau như: Nghị định số 145/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2006 của

Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí; Nghị

định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm

sản; Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội

địa; Nghị định số 62/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ

quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải... Tuy nhiên, chỉ

có Nghị định số 123/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2005 chính thức quy

định xử phạt vi phạm hành chính với tên gọi là xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Do đó luận văn chỉ tập trung nghiên

cứu các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!