Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
720.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1219

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG

LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ (TỪ

THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH)

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt

Học viên: Nguyễn Văn Đông

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2011

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................. 3

CHƢƠNG 1...................................................................................................... 7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM.......................... 7

HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ........ 7

1.1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ...... 7

1.1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - cơ sở

của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ......... 7

1.1.2. Khái niệm, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ................................................................................................... 21

1.1.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ................................................................................................... 23

1.2. Pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực

giao thông đƣờng bộ .................................................................................. 28

1.2.1. Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ............................ 28

1.2.2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ................................................................................................... 34

1.2.3. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông giao

thông đường bộ......................................................................................... 38

Kết luận Chƣơng 1........................................................................................ 44

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TỪ THỰC TIỄN

TỈNH TÂY NINH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.................................. 46

2.1. Tình hình tỉnh Tây Ninh có liên quan đến công tác đảm bảo trật tự

an toàn giao thông trên địa bàn................................................................ 46

2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ

tại tỉnh Tây Ninh và nguyên nhân............................................................ 47

2.2.1. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

tại tỉnh Tây Ninh....................................................................................... 47

2.2.2. Nguyên nhân của tình hình vi phạm hành chính về trật tự an toàn

giao thông đường bộ và tai nạn giao thông đường bộ trong thời gian qua

.................................................................................................................. 54

2.3. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đƣờng bộ tại tỉnh Tây Ninh....................................................................... 58

2.3.1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ................................................................................................... 58

2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân ................................. 61

2.4. Giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong

lĩnh vực giao thông đƣờng bộ ................................................................... 67

2.4.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giao thông đường bộ......................................................... 67

2.4.2. Kiện toàn lực lượng cảnh sát giao thông....................................... 76

2.4.3 Đẩy mạnh công tác giáo dục phổ biến pháp luật về trật tự an toàn

giao thông đường bộ cho người dân và hoàn thiện hệ thống đường giao

thông......................................................................................................... 77

2.4.4 Tăng cường chất lượng hoạt động đào tạo cấp giấy phép lái xe ... 77

Kết luận Chƣơng 2........................................................................................ 79

KẾT LUẬN.................................................................................................... 80

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội Khoá VII thông qua ngày 13

tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Sau

khi Luật Giao thông đường bộ có hiêụ lực, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải,

Bộ Công an ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi

hành. Để phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008,

pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,

chống vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phục vụ sự

nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế

quốc tế, ngày 02 tháng 4 năm 2010 Chính phủ ban hành Nghị định số

34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ để thay thế Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9

năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông

đường bộ, có hiệu lực ngày 20 tháng 5 năm 2010.

Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông

diễn biến hết sức phức tạp, tai nạn giao thông ngày một gia tăng trên cả ba

mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương. Một trong những nguyên

nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do những quy định xử phạt vi phạm

hành chính theo quy định hiện hành chưa đủ mức răn đe giáo dục, nhiều vấn

đề mới phát sinh chưa được quy định gây khó khăn cho việc xử lý vi phạm

của cơ quan thực thi pháp luật.

Tỉnh Tây Ninh cũng như các tỉnh khác trên cả nước, tình hình vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ diễn ra ngày càng phức tạp,

mức độ vi phạm ngày càng tăng.

Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về xử lý vi

phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ là một yêu cầu cấp thiết nhằm đề ra

những giải pháp cấp bách hạn chế vi phạm, đáp ứng yêu cầu tăng cường pháp

chế và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong tình hình hiện nay, bảo đảm

2

cho việc phát hiện xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với mọi hành vi vi phạm

hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, góp phần đảm bảo trật tự an

toàn giao thông, phòng ngừa tai nạn giao thông, bảo vệ tính mạng và tài sản

của nhân dân.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua tìm hiểu thực tế, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao

thông đường bộ diễn biến tương đối phức tạp, hành vi vi phạm được thực hiện

ngày càng phổ biến mang tính đối phó trong khi các lực lượng chức năng tăng

cường xử phạt nhưng vấn đề vi phạm vẫn không giảm. Việc thực hiện quy

định của pháp luật về giao thông đường bộ còn nhiều bất cập, có những hành

vi vi phạm thực tiễn mà pháp luật chưa điều chỉnh tạo ra nhiều kẽ hở cho đối

tượng vi phạm lợi dụng để thực hiện mà không bị cơ quan chức năng xử lý,

việc xử lý vi phạm hành chính đôi lúc chưa thực sự nghiêm minh, chính xác,

rõ ràng làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác và lòng tin của nhân dân đối với

các cơ quan thực thi pháp luật.

Qua tìm hiểu, có nhiều luận văn thạc sĩ về xử lý vi phạm hành chính các

lĩnh vực, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu vấn đề xử lý vi

phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Vì vậy, tác giả mạnh

dạn chọn đề tài này để nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu, góp phần hoàn thiện

cơ chế pháp lý trong công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao

thông đường bộ, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm

minh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

3. Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm hiểu và làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước

trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

- Những vấn đề phát sinh trong quá trình nghiên cứu đề tài.

- Thực trạng tình hình xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

3

- Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật, từ đó có các giải pháp

nâng cao hiệu quả trong việc thực thi pháp luật xử phạt vi phạm hành chính

trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu

+ Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu dựa trên tình hình vi phạm pháp luật về lĩnh vực giao

thông đường bộ từ thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng Cảnh

sát giao thông Công an tỉnh Tây Ninh.

+ Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin, chủ yếu sử dụng các phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực

tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các

phương pháp của các bộ môn khoa học khác, như phương pháp thống kê, so

sánh và phương pháp tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn tại tỉnh Tây Ninh.

5. Nội dung đề tài, các vấn đề cần giải quyết

- Khái quát được các vấn đề lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực

giao thông đường bộ

- Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật cũng như tình hình vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực giao thông đuờng bộ trên địa bàn tỉnh từ đó tác giả sẽ

đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của pháp luật

trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở

nước ta nói chung và ở tỉnh Tây Ninh nói riêng. Những kiến nghị này có thể

tham khảo để sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về quản lý nhà

nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

- Đề tài nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước trong

lĩnh vực giao thông đường bộ và Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm

2002, Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM

HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ

1.1. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ

1.1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - cơ sở

của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

1.1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường

bộ

Vi phạm hành chính (dưới đây: VPHC) là một loại vi phạm pháp luật vô

cùng phổ biến và tính chất đang ngày càng nghiêm trọng và gia tăng mỗi ngày

một nóng hơn, xét về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thì hậu quả

do mỗi VPHC gây ra thấp hơn so với một tội phạm, nhưng hậu quả do tổng

thể các VPHC gây ra cũng khó mà so sánh với hậu quả của tội phạm nói

chung, và nếu xã hội không có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời để răn

đe phòng ngừa thì đây sẽ là mầm móng dẫn đến tội phạm. Thực tế cho thấy

trường hợp đối tượng chạy xe biểu diễn, lạng lách, đánh võng gây rối trật tự

công cộng ban đầu là những VPHC, nếu không được xử lý kịp thời thì từ một

hành vi VPHC có thể dẫn đến vi phạm pháp luật hình sự như việc đua xe, cá

cược, tổ chức đua xe, gây rối trật tự công cộng, v.v..

Khái niệm “VPHC” đã tồn tại khá lâu trong đời sống pháp lý ở nước ta,

tuy nhiên việc đưa ra một khái niệm chính xác về VPHC để xác định tính chất

và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạm này, tạo cơ sở pháp lý cho

việc quy định, xử lý cũng như đấu tranh, phòng chống một cách có hiệu quả

đối với các hành vi VPHC là một vấn đề mang tính khoa học và tư duy pháp

lý còn nhiều vấn đề phải bàn luận.

Khái niệm VPHC trong hệ thống pháp luật nước ta lần đầu tiên được

định nghĩa tại Điều 1 Pháp lệnh Xử phạt VPHC do Hội đồng Nhà nước ban

hành ngày 30 tháng 11 năm 1989 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1990

5

(Pháp lệnh 1989) như sau: “VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện

một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không

phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt

VPHC”.

Theo quy định này, dấu hiệu pháp lý của VPHC là: hành vi, tính trái

pháp luật của hành vi, có lỗi và bị xử phạt hành chính. Theo đó, định nghĩa

còn đề cập đến yếu tố chủ thể của VPHC gồm cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên,

vấn đề này cũng còn nhiều quan điểm chưa thống nhất với định nghĩa nêu

trên.

Trong bài viết của tác giả Lê Vương Long về “Một số vấn đề hoàn thiện

pháp luật về xử phạt VPHC”

1

cho rằng định nghĩa trên vẫn còn thiếu dấu hiệu

về năng lực trách nhiệm hành chính của chủ thể và quy định quy tắc quản lý

nhà nước là khách thể của vi phạm là không chính xác.

Liên quan đến vấn đề này, tác giả Ngô Tử Liễn trong bài viết của mình

về “cơ sở của trách nhiệm hành chính và vấn đề sửa đổi Điều 1 Pháp lệnh Xử

phạt VPHC”

2

cũng chỉ ra rằng việc xác định khách thể của VPHC theo khái

niệm nêu trên có thể được hiểu khách thể bao gồm cả vi phạm kỷ luật và

không bao gồm các quan hệ xã hội liên quan đến sở hữu nhà nước, các quyền

tự do và lợi ích hợp pháp của công dân.

Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 2002, được sửa đổi, bổ sung năm 2007,

2008 (dưới đây: Pháp lệnh Xử lý VPHC) không đưa ra định nghĩa về VPHC,

mà chỉ đưa ra định nghĩa xử phạt VPHC: tại khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh nêu:

“Xử phạt VPHC được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi

cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà

không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt

VPHC”.

1 Lê Vương Long (2003), “Một số vấn đề hoàn thiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Luật

học, (số 9), tr.35.

2 Ngô Tử Liễn (1994), “Cơ sở của trách nhiệm hành chính và vấn đề sửa đổi Điều 1 Pháp lệnh xử phạt vi

phạm hành chính”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 1), tr.14.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!