Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo về rừng và quản lý lâm sản (Từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ NGÂN HÀ
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG,
BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
(TỪ THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH)
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ NGÂN HÀ
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG,
BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN
(TỪ THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH)
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
C u n n n Luật hành chính
Mã số 60.38.20
N ƣời ƣớn dẫn k oa ọc: PGS.TS. NGUYỄN CỬU VIỆT
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
Lời cam oan
----------------
Tác giả xin cam đoan những ý tưởng, nội dung đã trình bày trong bản
Luận văn này là những kiến thức của bản thân Tác giả thu thập được trong quá
trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu; là kết quả của sự phân tích, tổng
hợp các báo cáo tổng kết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng như
kinh nghiệm của bản thân qua thực tiễn công tác và dưới sự hướng dẫn, gợi ý
của PGS. TS. Nguyễn Cửu Việt. Những nội dung của tác giả khác đã được trích
dẫn, ghi chú theo đúng quy định.
Người cam đoan
Trần Thị Ngân Hà
MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ
RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN ......................................................................5
1.1. Vi p ạm n c ín tron lĩn vực quản lý rừn , bảo vệ rừn v
quản lý lâm sản.................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và vai trò
của nó .............................................................................................................5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản .....................................................................8
1.1.3. Các dấu hiệu pháp lý và các yếu tố cấu thành của vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản...........13
1.1.4. Các loại vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản...............................................................................17
1.2. Xử lý vi p ạm n c ín tron lĩn vực quản lý rừn , bảo vệ rừn
v quản lý lâm sản..........................................................................................19
1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản ..........................................................................19
1.2.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ...................................................................21
1.2.3. Hình thức xử phạt, các biện pháp ngăn chặn, biện pháp khắc phục
hậu quả áp dụng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ...................................................................23
1.2.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ...................................................................28
1.2.5. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản...............................................................................32
1.2.6. Thời hiệu, thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ............................................37
1.3. Mục íc xử lý vi p ạm n c ín tron lĩn vực quản lý rừn , bảo
vệ rừn v quản lý lâm sản ...........................................................................41
1.3.1. Mục đích răn đe, giáo dục .................................................................41
1.3.2. Mục đích trừng phạt...........................................................................42
1.3.3. Mục đích khôi phục lại trật tự pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ...................................................................43
Kết luận C ƣơn 1 .............................................................................................44
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TRẠNG THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN VÀ GIẢI
PHÁP HOÀN THIỆN (TỪ THỰC TIỄN TỈNH TÂY NINH) ......................45
2.1. T ực trạn vi p ạm n c ín tron lĩn vực quản lý rừn , bảo vệ
rừn v quản lý lâm sản (từ t ực tiễn tỉn Tâ Nin ) ...............................45
2.1.1. Thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh...................................45
2.1.2. Những hành vi vi phạm pháp luật phổ biến trong lĩnh vực quản lý
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh..............50
2.1.3. Nguyên nhân của tình trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản qua thực tiễn tỉnh Tây Ninh ........52
2.2. T ực trạn p áp luật về xử lý vi p ạm n c ín tron lĩn vực
quản lý rừn , bảo vệ rừn v quản lý lâm sản v t ực trạn xử lý tr n ịa
b n tỉn Tâ Nin ..........................................................................................54
2.2.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản...........54
2.2.2. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng,
bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh .......................56
2.2.3. Nhận xét, đánh giá chung pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản và thực trạng
thực hiện.......................................................................................................64
2.3. Các iải p áp o n t iện các qu ịn về xử lý vi p ạm n c ín
tron lĩn vực quản lý rừn , bảo vệ rừn v quản lý lâm sản...................69
2.3.1. Các giải pháp cụ thể ..........................................................................69
2.3.2. Các giải pháp chung ..........................................................................71
Kết luận c ƣơn 2 ..............................................................................................76
KẾT LUẬN.........................................................................................................78
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tín cấp t iết của ề t i
Xử lý vi phạm hành chính là một trong những biện pháp để duy trì trật tự
quản lý nhà nước, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng cũng không nằm ngoài ý nghĩa đó, góp
phần đảm bảo những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, những sản vật,
những hệ động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (gần đây là sự tuyệt chủng của
Tê giác Java ở Việt Nam)1
cũng như những cảnh quan xinh đẹp từ rừng xanh.
Trong những năm gần đây, vào mùa mưa các trận lũ quét xảy ra liên tục ở
miền Trung, sạt lở núi ở các tỉnh vùng cao của miền Bắc, còn mùa nắng thường
xuyên thiếu điện vì lượng nước đổ từ thượng nguồn về các hồ thủy điện quá ít và
lượng nước để xả ra đồng bằng để cứu hạn thì nhỏ giọt ảnh hưởng rất nhiều đến
nông nghiệp. Đó là hệ lụy của việc phá rừng xảy ra tràn lan không có kiểm soát.
Ở tỉnh Tây Ninh cũng như ở các tỉnh có rừng trên cả nước, tình hình vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
diễn ra ngày càng nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Diện tích
rừng ở nước ta nói chung và ở tỉnh Tây Ninh nói riêng ngày càng bị thu hẹp một
cách đáng lo ngại, một phần bởi nạn “lâm tặc” phá rừng lấy gỗ quý, làm giàu bất
chính, một phần bởi sự kém hiểu biết của người dân địa phương phá rừng lấy đất
trồng trọt, săn bắt cạn kiệt các loài động, thực vật hoang dã phục vụ cho nhu cầu
của cá nhân.
Vì vậy, việc nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn về “Xử lý vi
p ạm n c ín tron lĩn vực quản lý rừn , bảo vệ rừn v quản lý lâm
sản” là một yêu cầu cấp thiết nhằm đề ra những giải pháp cấp bách hạn chế vi
phạm, góp phần đảm bảo cho pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
được thực hiện một cách nghiêm minh, nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc
thực thi pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản,
nên tác giả chọn đề tài này làm đề tài luận văn Thạc sỹ.
2. Tìn ìn n i n cứu ề t i
1 Http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/462059/Viet-Nam-da-mat-con-te-giac-cuoi-cung.html
2
Từ khi có Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Pháp lệnh xử lý vi
phạm hành chính năm 2002, Nghị định 99/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cho đến
nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu vấn đề xử lý vi phạm trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cũng như các hội thảo
chuyên đề về lĩnh vực này, nên tác giả mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu
tìm hiểu chuyên sâu, góp phần hoàn thiện cơ chế pháp lý trong công tác xử lý vi
phạm, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh, nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước. Có thể kể một số công trình khoa học có liên quan
đến đề tài:
- Sách “Phục hồi hệ sinh thái rừng thoái hóa – tổng quan kết quả nghiên
cứu và phát triển rừng ở Việt Nam” (2007) của nhóm tác giả Trần Văn Con (chủ
biên). Tác phẩm nghiên cứu những vấn đề về hệ sinh thái rừng, phục hồi rừng
nghèo cũng như những giá trị của rừng trong đời sống hiện nay.
- Sách “Vai trò của cộng đồng trong quản lý rừng đa mục đích. Dự án thí
điểm phương pháp quản lý rừng đa mục đích tỉnh Lâm Đồng” (2008) của tác giả
Trần Văn Con nghiên cứu về những giá trị thiết thực mà rừng đã mang lại cho
con người và trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia quản lý rừng.
- Sách “Những vấn đề thực tiễn trong xây dựng, quản lý và phát triển rừng
phòng hộ ở Việt Nam” (2009) của tác giả Võ Đại Hải, Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, Hà Nội.
- Luận văn Thạc sỹ hành chính công “Quản lý nhà nước về Bảo vệ và phát
triển rừng trong giai đoạn 2000-2005” của Hà Công Tuấn, luận văn đề cập đến
một số vấn đề về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, từ
đó đưa ra những kiến nghị về công tác quản lý nhà nước nói chung và quản lý
nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
Từ các tác phẩm trên cho thấy đề tài luận văn không trùng lặp.
3. P ạm vi n i n cứu
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn:
3
- Các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản từ thời điểm năm 2009
đến tháng 10 năm 2011;
- Tình hình vi vi phạm hành chính và việc xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản từ thực tiễn tỉnh Tây
Ninh.
4. Mục íc v n iệm vụ n i n cứu của ề t i
Đề tài có mục đích, trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận – pháp lý,
thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản để đưa ra những kiến nghị
hoàn thiện pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về vấn đề này.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Tìm hiểu và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lý
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Thực trạng pháp luật và tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
- Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc
thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo
vệ rừng và quản lý lâm sản.
5. Ý n ĩa t ực tiễn của luận văn
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn thể hiện qua những điểm sau:
- Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh trên cơ sở của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
- Đây là công trình khoa học đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ nêu lên
những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định của pháp luật về xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.