Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề Luật sư
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BÙI ĐĂNG VƢƠNG
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS NGUYỄN CỬU VIỆT
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những ý tưởng, nội dung đã trình bày trong
bản Luận văn này là những kiến thức của bản thân tác giả lĩnh hội
được trong quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu; là kết
quả của sự phân tích, tổng hợp các báo cáo tổng kết của các cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cũng như kinh nghiệm của bản thân
qua thực tiễn công tác và dưới sự hướng dẫn, gợi ý của PGS-TS
Nguyễn Cửu Việt. Những nội dung của tác giả khác đã được trích
dẫn, ghi chú theo đúng quy định.
Người cam đoan
Bùi Đăng Vƣơng
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. UBND: Ủy ban nhân dân.
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ.......... 5
1.1. Vi phạm hành chính trong hoạt động của luật sƣ................................. 5
1.1.1. Luật sư và hoạt động hành nghề của luật sư ............................... 5
1.1.1.1. Khái niệm “luật sư”........................................................ 5
1.1.1.2. Hoạt động hành nghề luật sư .......................................... 6
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong hoạt động hành
nghề luật sư.................................................................................. 8
1.1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính........................................ 8
1.1.2.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong hoạt động hành
nghề luật sư................................................................... 11
1.1.2.3. Đặc điểm các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính
trong hoạt động hành nghề luật sư............................... 13
1.2. Những vấn đề chung về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động
hành nghề của luật sƣ ........................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề
luật sư......................................................................................... 17
1.2.2. Mục đích xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề
luật sư......................................................................................... 19
1.2.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề
luật sư......................................................................................... 21
1.2.4. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành
nghề luật sư................................................................................ 22
1.2.5. Chủ thể có quyền xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành
nghề luật sư................................................................................ 26
1.2.6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề
luật sư......................................................................................... 30
1.2.7. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề
luật sư......................................................................................... 31
1.2.7.1. Thủ tục đơn giản............................................................ 32
1.2.7.2. Thủ tục lập biên bản...................................................... 33
1.2.8. Cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính trong
hoạt động hành nghề luật sư...................................................... 36
1.3. Pháp luật về luật sƣ và về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động
hành nghề luật sƣ từ trƣớc đến nay và nhận xét đánh giá................. 37
1.3.1. Quá trình phát triển của pháp luật về luật sư và về xử lý vi phạm
hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư......................... 37
1.3.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 ............................................ 37
1.3.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1987.......................... 37
1.3.1.3. Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2001.......................... 38
1.3.1.4. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay .................................... 41
1.3.2 Nhận xét, đánh giá ...................................................................... 41
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ VÀ MỘT SỐ KIẾN
NGHỊ HOÀN THIỆN ................................................................................... 45
2.1. Vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sƣ................... 45
2.1.1. Tình hình vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề luật sư
ở một số địa phương .................................................................. 45
2.1.1.1. Tình hình vi phạm hành chính trong hoạt động hành
nghề luật sư tại tỉnh Quảng Ngãi ................................. 45
2.1.1.2. Tình hình vi phạm hành chính trong hoạt động hành
nghề luật sư tại tỉnh Đồng Nai ..................................... 48
2.1.1.3. Tình hình vi phạm hành chính trong hoạt động hành
nghề luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh..................... 49
2.1.2. Nguyên nhân và hậu quả của tình hình vi phạm hành chính trong
hoạt động hành nghề luật sư...................................................... 50
2.2. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề
luật sƣ ..................................................................................................... 53
2.2.1. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành nghề
luật sư ........................................................................................ 53
2.2.2. Thực trạng tổ chức của các chủ thể có quyền xử lý vi phạm hành
chính trong hoạt động hành nghề luật sư ở Bộ Tư pháp và ở một
số địa phương ............................................................................. 56
2.2.3. Thực trạng áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc
phục hậu quả đối với các chủ thể vi phạm hành chính trong hoạt
động hành nghề luật sư .............................................................. 58
2.2.4. Thực trạng thực hiện thủ tục xử lý vi phạm hành chính trong hoạt
động hành nghề luật sư .............................................................. 62
2.2.5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về xử lý vi phạm hành chính trong
hoạt động hành nghề luật sư ..................................................... 62
2.2.6. Đánh giá chung .......................................................................... 65
2.2.6.1. Những mặt làm được và hạn chế................................... 65
2.2.6.2. Nguyên nhân của những hạn chế ................................. 68
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện hoạt động xử lý vi phạm hành chính
trong hoạt động hành nghề luật sƣ...................................................... 69
2.3.1. Hoàn thiện pháp luật về luật sư............................................................ 69
2.3.2. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động
hành nghề luật sư ................................................................................. 72
2.3.3. Kiện toàn những tổ chức có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong
hoạt động hành nghề luật sư ............................................................... 83
2.3.4. Củng cố và kiện toàn tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội - nghề
nghiệp của luật sư................................................................................. 85
KẾT LUẬN.................................................................................................... 88
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Luật sư năm 2006 được ban hành đã góp phần nâng cao vị thế của
luật sư, tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh quá trình xây dựng đội ngũ luật sư, nghề
luật sư mang tính chuyên nghiệp, ngang tầm với luật sư và nghề luật sư ở các
nước tiên tiến trên thế giới. Hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp
phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Trong quá trình hoạt động, nhiều tổ chức hành nghề luật sư đã
có ý thức chấp hành các quy định của Luật luật sư và các quy định có liên
quan khác của pháp luật.
Mặc dù Luật Luật sư năm 2006 đã nêu rõ nguyên tắc hành nghề của
Luật sư là phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tuân theo quy tắc đạo đức và
ứng xử nghề nghiệp luật sư; độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan;
sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp
của khách hàng; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp
luật sư. Tuy nhiên, trong thực tế việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật
hành nghề luật sư vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý
thức tự giác đối với mỗi cá nhân luật sư trong hành nghề và trong cuộc sống,
thậm chí có luật sư vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Có những tổ chức hoạt
động hành nghề luật sư cũng vi phạm pháp luật hành chính trong hoạt động
nghề nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh luật sư. Hơn nữa, pháp luật quy
định về vấn đề này còn những điểm chưa rõ ràng, dễ tùy tiện áp dụng. Thực
tiễn có sai phạm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư nhưng chưa được xử
lý nghiêm làm ảnh hưởng đến uy tín của những luật sư chân chính. Bên cạnh
đó còn có những hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động của luật sư như giả
danh luật sư để đi lừa đảo, xúi giục nhân dân khiếu kiện trái pháp luật hòng
thu lợi bất chính, gây mất an ninh trật tự, làm khó khăn cho các cơ quan nhà
nước mà chưa có biện pháp hữu hiệu để xử lý những đối tượng này.
Vì những lẽ đó, tác giả đã chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính
trong hoạt động hành nghề luật sư” làm Luận văn Thạc sĩ Luật học, chuyên
ngành Luật Hành chính của mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính nói chung trong các
lĩnh vực đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập trong các luận văn thạc sỹ,
các bài viết nghiên cứu khoa học… về xử lý vi phạm hành chính và đề ra các
giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc xử lý vi phạm hành chính trong từng
lĩnh vực cụ thể như lĩnh vực đất đai, lĩnh vực văn hóa, lĩnh vực thi hành án
dân sự…. Các đề tài nghiên cứu này cũng như các bài báo trên hoặc đề cập
đến một số vấn đề bất cập, mâu thuẫn trong văn bản pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính hoặc nói đến những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn áp
dụng pháp luật đối với lĩnh vực mà đề tài đó nghiên cứu.
Riêng đối với lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành
nghề luật sư thì chưa có công trình nghiên cứu nào một cách bài bản, toàn
diện về vấn đề này. Việc nghiên cứu về xử lý vi phạm hành chính trong hoạt
động hành nghề luật sư chỉ có bài viết “Xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực Luật sư” của tác giả Hoàng Quốc Hùng-Phó Chánh thanh tra Bộ Tư
pháp đăng trên trang web:
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/lists/nghin%20cu%20trao%20i/view_detail.aspx?It
emID=2776. Trong bài viết này tác giả chỉ nêu ra việc khó khăn trong xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật sư như Thanh tra chuyên ngành chưa
xử phạt nhiều, áp dụng pháp luật còn lúng túng và quy trình để tiến hành một
cuộc thanh tra trong lĩnh vực luật sư.
Riêng tác giả luận văn có bốn bài viết (xem danh mục các bài báo có
liên quan đến đề tài luận văn của tác giả), trong đó tác giả chỉ ra những thiếu
sót của quy định pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
luật sư và những khó khăn khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực này.
Có thể nói rằng đây là một đề tài còn khá mới mẻ, chưa có một công
trình nào nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích của Luận văn
Mục đích của Luận văn là thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ
sở pháp lý và thực tiễn của việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động của
luật sư để đánh giá thực trạng vi phạm và cách xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực hoạt động của luật sư, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm giải
quyết những vướng mắc, bất cập trong lĩnh vực này từ việc đề xuất sửa đổi bổ
3
sung những quy định của pháp luật, đến việc kiến nghị những biện pháp để
nhằm bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động luật sư
góp phần đưa hoạt động của luật sư đi vào nề nếp đồng thời xử lý nghiêm
những vi phạm trong lĩnh vực này.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý chung về xử lý vi phạm
hành chính như về các hình thức, biện pháp, thẩm quyền xử lý vi phạm hành
chính trong lĩnh vực hoạt động hành nghề của luật sư. Trên cơ sở đó nghiên
cứu tình hình luật sư, tổ chức hành nghề luật sư vi phạm hành chính trong
hoạt động hành nghề và việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động của
luật sư trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và một số tỉnh thành phố phía Nam như
Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai. Mốc thời gian nghiên cứu từ tháng 7
năm 2009 (thời điểm áp dụng Nghị định 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp) đến năm
2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử. Đây là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về
vấn đề nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học thống
kê, so sánh, phân tích để nghiên cứu đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và những giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống những
vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực hoạt động hành nghề của luật sư.
Các kiến nghị của tác giả luận văn nếu được cơ quan có thẩm quyền
nghiên cứu, tiếp thu sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của Luật Luật sư,
Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tư pháp, cũng như thực tiễn xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động hành nghề của luật sư.
4
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên,
công chức cơ quan thanh tra Sở Tư pháp và những người quan tâm đến vấn đề
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động hành nghề của luật sư.
7. Cơ cấu của luận văn
Luận văn gồm: Lời mở đầu, 02 Chương, Kết luận và Danh mục tài liệu
tham khảo.
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong
hoạt động hành nghề luật sư
Chương 2. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động hành
nghề luật sư và một số kiến nghị hoàn thiện.
5
CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƢ
1.1. Vi phạm hành chính trong hoạt động của luật sƣ
1.1.1. Luật sư và hoạt động hành nghề của luật sư
1.1.1.1. Khái niệm “luật sư”
Khái niệm luật sư ở nước ta lần đầu tiên được đặt ra từ khi Pháp lệnh
luật sư năm 2001 ra đời. Tuy nhiên, lúc đó vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về
khái niệm này nên việc đưa ra khái niệm luật sư trong Pháp lệnh luật sư 2001
chủ yếu là đưa ra cách hiểu về thuật ngữ chứ không hàm ý đưa ra khái niệm.
Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh luật sư thì “Luật sư là người có đủ điều
kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này và tham gia hoạt động tố
tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của
cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định
của pháp luật”.
Luật luật sư năm 2006 đưa ra định nghĩa “Luật sư” tại Điều 2 như sau:
“Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của
Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ
chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Khái niệm của Luật về cơ bản vẫn kế thừa quy định của Pháp lệnh, tuy
có sự điều chỉnh, sửa đổi một số từ ngữ. Theo quy định của Luật luật sư, tiêu
chuẩn hành nghề luật sư được quy định tại Điều 10 Luật luật sư là: “Công
dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có
phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư,
đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề
luật sư thì có thể trở thành luật sư”. Người có đủ tiêu chuẩn quy định như
trên muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia
nhập một Đoàn luật sư thì mới được hành nghề luật sư (Điều 11 Luật luật sư).
Từ những quy định trên có thể hiểu luật sư là “một chức danh bổ trợ tư
pháp, có tư cách pháp lý độc lập, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề
luật chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý bao