Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng tiến trình dạy học một số bài theo hướng tích cực các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng cho học sinh lớp 9 THCS Miền Núi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ KIM THƯ
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ SẢN
XUẤT VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG CHO HỌC SINH
LỚP 9 THCS MIỀN NÚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn1
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ KIM THƯ
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ SẢN
XUẤT VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG CHO HỌC SINH
LỚP 9 THCS MIỀN NÚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: LL& PPDH Vật Lý
Mã số: 60.14.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHẢI
[[ơ
Thái Nguyên, năm 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn2
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Nguyễn Văn Khải, người thầy đã chỉ dẫn và giúp đỡ tác giả
tận tình trong suốt quá trình làm luận văn.
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Các thầy cô giáo trong khoa
Sau đại học và khoa Vật lí trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi
điều kiện cho việc học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Ban giám hiệu các trường THCS Phú Cường (huyện Đại Từ - Thái
Nguyên) - THCS Bình Thuận (huyện Đại Từ - Thái Nguyên) –THCS Phấn Mễ
(huyện Phú Lương - Thái Nguyên) và các giáo viên Vật lí đã cộng tác, tạo
điều kiện về cơ sở vật chất cho việc TNSP.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn
Phạm Thị Kim Thư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn3
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chua
có ai công bố trong một công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn
Phạm Thị Kim Thư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn4
iv
MỤC LỤC
Trang phụ bìa.....................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Lời cam đoan....................................................................................................iii
Mục Lục...........................................................................................................iv
Chữ viết tắt trong luận văn..............................................................................vii
Danh mục các bảng biểu và đồ thị.................................................................viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
I. Lí do chọn đề tài: ........................................................................................ 1
II. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2
III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................ 3
IV. Giả thuyết khoa học ................................................................................. 3
V. Nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................... 3
VII. Đóng góp của đề tài ................................................................................ 4
VIII. Cấu trúc và nội dung của luận văn......................................................... 4
Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP CÁC
KIẾN THỨC VỀ SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG TRONG DẠY
HỌC VẬT LÍ Ở LỚP 9 THCS ....................................................................... 5
1.1Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: .............................................................. 5
1.2. Thực hiện giáo dục KTTH và hướng nghiệp trong dạy học vật lí ........... 8
1.2.1. Giáo dục KTTH - hướng nghiệp trong dạy học vật lí là gì? .................. 8
1.2.2. Những nguyên tắc cơ bản của giáo dục KTTH và hướng nghiệp trong
dạy học vật lí.................................................................................................. 9
1.2. 3. Nội dung của giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp .................. 9
1.2.4.Con đường thực hiện giáo dục KTTH và hướng nghiệp trong dạy học
vật lý ở trường THCS................................................................................... 11
1.3. Các nghiên cứu về dạy học tích hợp ..................................................... 13
1.3.1. Khái niệm dạy học tích hợp................................................................ 14
1.3.2.Mục tiêu cơ bản của dạy học tích hợp.................................................. 14
1.3.3.Một số quan điểm vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học vật lí....... 15
1.3.4. Vận dụng dạy học tích hợp trong dạy học vật lí.................................. 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn5
v
1.3.5 Các nghiên cứu về tích hợp kiến thức sản xuất và sử dụng điện năng.. 18
1.4. Điện năng - sản xuất và sử dụng điện năng............................................ 21
1.4.1.Sản xuất điện năng là gì? .................................................................... 21
1.4.2.Sử dụng điện năng như thế nào ? ........................................................ 22
1.4.3.Vai trò của điện năng đối với nền sản xuất và đời sống hiện đại ......... 22
1.4.4.Sản xuất điện năng và vấn đề môi trường ........................................... 24
1.5. Các phương thức tích hợp các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện
năng ............................................................................................................. 25
1.3.1. Tích hợp thông qua xây dựng kiến thức mới....................................... 25
1.5.2. Tích hợp qua các bài tậpVật lí. ........................................................... 27
1.5.3. Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học............................ 30
1.5.4. Tổ chức tham quan, ngoại khoá. ......................................................... 39
1.6. Thực trạng dạy học các kiến thức vể sản xuất và sử dụng điện năng ở lớp
9 THCS miền núi ......................................................................................... 40
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.............................................................................. 43
Chương II. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI HỌC VẬT
LÍ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP CÁC KIẾN THỨC VỀ SẢN XUẤT VÀ SỬ
DỤNG ĐIỆN NĂNG ................................................................................... 44
2.1.Phân tích chương trình Vật lí 9 (THCS).Các kiến thức vật lý làm cơ sở
cho sản xuất và sử dụng điện năng ............................................................... 44
2. 1.1 Phân tích chương trình – sách giáo khoa Vật lí 9 (THCS)................... 44
2.1.2.Các kiến thức vật lý làm cơ sở cho sản xuất và sử dụng điện năng ...... 46
2.2. Xây dựng các hoạt động tích hợp kiến thức về sản xuất và sử dụng
điện năng theo chương trình – SGK vật lí 9 THCS...................................... 47
2.2.1. Nguyên tắc tích hợp các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng 47
2.2.2. Xây dựng các hoạt động tích hợp: ...................................................... 47
2.3. Xây dựng tiến trình một số bài cụ thể. ................................................... 50
BÀI SOẠN 1................................................................................................ 51
BÀI SOẠN 2 ............................................................................................... 61
BÀI SOẠN 3 ............................................................................................... 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG II............................................................................ 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn6
vi
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................ 80
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm. .................................................... 80
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm...................................................... 80
3.3. Đối tượng và cơ sở thực nghiệm sư phạm.............................................. 80
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm....................................................... 81
3.5.Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm. ............................ 82
3.5.1. Căn cứ để đánh giá. ............................................................................ 82
3.5.2. Xây dựng ma trận đề kiểm tra – đánh giá ........................................... 84
3.5.2. Đánh giá xếp loại................................................................................ 87
3.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm............................................................ 87
3.6.1. Các bài thực nghiệm........................................................................... 87
3.6.2.Giáo viên cộng tác thực nghiệm. ......................................................... 87
3.6.3. Diễn biến quá trình thực nghiệm sư phạm. ......................................... 88
3.7. Kết quả và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm. ..................................... 90
3.8. Đánh giá chung về TNSP. .................................................................. 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................... 103
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 106
Phụ lục 1: phiếu phòng vấn giáo viên ........................................................ 112
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn học sinh.......................................................... 112
Phụ lục 3: Tờ rơi ........................................................................................ 114
Phụ lục 4 : Phiếu học tập ............................................................................ 117
Phụ lục 5: Bài kiểm tra............................................................................... 118
Phụ lục 6: Một số giáo án theo hướng của đề tài ........................................ 121
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn7
vii
CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐC Đối chứng
TN Thực nghiệm
ĐHSP Đại học sư phạm
GV Giáo viên
HS Học sinh
GDMT Giáo dục môi trường
DHTH Dạy học tích hợp
SBT Sách bài tập
SGK Sách giáo khoa
KTTH Kĩ thuật tổng hợp
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
THCS Trung học cơ sở
T/N Thí nghiệm
PPDH Phương pháp dạy học
NXB Nhà xuất bản
MPĐXC Máy phát điện xoay chiều
TNSP Thực nghiệm sư phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn8
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Bảng 3.1: Đặc điểm chất lượng học tập môn vật lí của học sinh các lớp TN và
ĐC................................................................................................................ 81
Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra số 1.............................................................. 92
Bảng 3.3: Xếp loại bài kiểm tra số 1............................................................ 92
Bảng 3.4: Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 1................................ 93
Bảng 3.5: Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 1.................................. 94
Bảng 3.6: Kết quả bài kiểm tra số 2.............................................................. 95
Bảng 3.7: Xếp loại bài kiểm tra số 2............................................................ 95
Bảng 3.8: Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 2................................ 96
Bảng 3.9: Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 2.................................. 97
Bảng 3.10: Kết quả bài kiểm tra số 3............................................................ 98
Bảng 3.11: Xếp loại bài kiểm tra số 3.......................................................... 98
Bảng 3.12: Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra số 3. ............................. 99
Bảng 3.13: Các tham số thống kê của bài kiểm tra số 3.............................. 100
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp các thống kê qua ba bài kiểm tra TNSP……….101
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số1. ............................................ 93
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 2. ........................................... 96
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ xếp loại bài kiểm tra số 3. ........................................... 99
Đồ thị 3.1: Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 1 ...................... 94
Đồ thị 3.2: Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 2 ...................... 97
Đồ thị 3.3: Đồ thị đường phân phối tần suất bài kiểm tra số 3 .................... 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn9
1
MỞ ĐẦU
I, Lí do chọn đề tài:
Trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước hiện nay, nhiệm vụ cơ
bản của gíáo dục phổ thông là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới
phát triển toàn diện, những người lao động có tri thức, có năng lực thực hành,
tự chủ, năng động, sáng tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng tham gia vào
lao động sản xuất.
Một trong những môn học đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện
nhiệm vụ dạy học đó là môn vật lý. Đây là môn học cung cấp kiến thức khoa
học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật, góp phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và
hướng nghiệp cho HS.
Lê-nin coi nguyên tắc giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong việc dạy học là
nguyên tắc cơ bản quyết định cấu trúc của toàn bộ học vấn và có ý nghĩa xã
hội quan trọng. Quan điểm của Đảng ta là nhà trường phải gắn liền với thực tế
cuộc sống, sản xuất kĩ thuật.
Giáo dục kĩ thật tổng hợp là cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo
dục nghề nghiệp , giữa giáo dục và sản xuất xã hội. Giáo dục kĩ thật tổng hợp
trang bị cho HS những nguyên lí cơ bản về kĩ thuật công nghệ , quá trình tổ
chức sản xuất... và những kĩ năng sử dụng những công cụ đơn giản của nền
sản xuất xã hội. Mặt khác, giáo dục kĩ thật tổng hợp còn có ý nghĩa quan
trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Các kiến thức vật lý được vận dụng vào quá trình lao động sản xuất,
vào kĩ thuật công nghệ, và một trong những ngành sản xuất ứng dụng kiến
thức vật lí đó là sản xuất điện năng. Hiện nay, điện năng đã trở thành năng
lượng không thể thiếu trong sản xuất, sinh hoạt, ... Do vậy, vấn đề sản xuất và
sử dụng điện năng đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Mặt khác quá
trình sản xuất điện năng cũng gây ra ảnh hưởng tới môi trường sống. Sự ô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn10
2
nhiễm môi trường đang là vấn đề nan giải mang tính toàn cầu. Việc tích hợp
dạy học các kiến thức Vật lí và giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh về sản
xuất và sử dụng điện năng trong chương trình THCS kết hợp với giáo dục môi
trường cũng chính là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của người giáo
viên.
Trong thực tế giảng dạy ở các trường phổ thông, nhiều khi giáo viên
chưa để ý đến việc tích hợp các phần kiến thức để tạo thành hệ thống nên hiệu
quả dạy học chưa cao. Vì thế, trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã quan
tâm tới việc đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào chương trình sách giáo khoa
mới và trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Vận dụng tư tưởng này
giúp liên kết các kiến thức trong bộ môn Vật lí nói riêng và giữa các môn học
nói chung, nhằm vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực để tăng hiệu
quả giáo dục.
Việc tích hợp các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng góp phần
nâng cao chất lượng phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho
HS, bên cạnh đó còn góp phần giáo dục môi trường.
Vì vậy, từ những lí do trên và từ thực tiễn dạy học hướng nghiệp ở các
vùng nông thôn, miền núi, tôi nghiên cứu đề tài “Xây dựng tiến trình dạy học
một số bài theo hướng tích hợp các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện
năng cho HS lớp 9 THCS miền núi”
II. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học một số bài học vật lí lớp 9
THCS theo hướng tích hợp các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng để
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
cho HS THCS miền núi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn11
3
III. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể: Quá trình dạy học vật lí ở trường THCS
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học vật lí lớp 9 THCS miền
núi
- Phạm vi nghiên cứu: Tiến trình dạy học vật lí và giáo dục kĩ thuật
tổng hợp cho HS lớp 9 THCS miền núi
IV. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được phương án tích hợp các kiến thức về sản xuất và
sử dụng điện năng vào các bài học Vật lí 9 một cách khoa học và hợp lí sẽ
góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh, từ đó góp phần nâng cao
chất lượng dạy học vật lí nói chung
V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
* Lí luận:
- Nghiên cứu lí luận về giáo dục kĩ thuật tổng hợp và hướng nghiệp
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và vận dụng các phương pháp và phương
tiện dạy học theo tư tưởng sư phạm tích hợp trong dạy học vật lí ở THCS.
- Nghiên cứu về sản xuất và sử dụng điện năng.
- Nghiên cứu việc tích hợp kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng
vào các bài học Vật lí 9 THCS để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ
thuật tổng hợp cho học sinh .
*Thực tiễn:
- Điều tra thực trạng về dạy học các kiến thức về sản xuất và sử
dụng điện năng theo chương trình sách giáo khoa Vật lí 9 ở một số trường
THCS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn12
4
- Đề xuất tiến trình dạy học một số bài theo phương hướng tích hợp các
kiến thức vể sản xuất và sử dụng điện năng để góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục kĩ thuật tổng hợp ở lớp 9 THCS miền núi.
*Thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành dạy học thực nghiệm các bài soạn theo tư tưởng khoa học
của đề tài để đánh giá kết quả và rút ra kết luận
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận
- Tổng kết kinh nghiệm
- Điều tra - Quan sát
- Thực nghiệm sư phạm
VII. Đóng góp của đề tài
Vận dụng dạy học tích hợp vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp và
hướng nghiệp cho HS thông qua bộ môn vật lý
Xây dựng được tiến trình dạy học theo hướng tích hợp các kiến thức về
sản xuất và sử dụng điện năng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kĩ
thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho HS lớp 9 THCS miền núi.
Các bài soạn có thể làm tài liệu tham khảo cho GV THCS miền núi
trong quá trình dạy học
VIII. Cấu trúc và nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tích hợp các kiến thức về
sản xuất và sử dụng điện năng trong dạy học vật lý ở lớp 9 THCS
Chương II Xây dựng tiến trình dạy học một số bài học vật lí theo
hướng tích hợp các kiến thức về sản xuất và sử dụng điện năng
Chương III. Thực nghiệm sư phạm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn13
5
Chương I.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP CÁC KIẾN
THỨC VỀ SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN NĂNG TRONG DẠY HỌC
VẬT LÍ Ở LỚP 9 THCS
1.1 . Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
* Giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học vật lí
Giáo dục KTTH cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục
phổ thông, là cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giữa
giáo dục và sản xuất xã hội. Giáo dục kĩ thật tổng hợp trang bị cho HS những
nguyên lí cơ bản về kĩ thuật công nghệ , quá trình tổ chức sản xuất... và những
kĩ năng sử dụng những công cụ đơn giản của nền sản xuất xã hội. Mặt khác,
giáo dục kĩ thật tổng hợp còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước.
Nguyên tắc KTTH là một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy học
trong nhà trường Xã hội chủ nghĩa, một phương thức đào tạo người lao động
mới phát triển toàn diện, một bước tiến quan trọng trên con đường phát triển
và hoàn thiện quá trình dạy học.
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên
tắc, chức năng kĩ thuật , chức năng sản xuất và cả chức năng lao động của con
người. Khoa học kĩ thuật đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp , là một
trong những tiền đề vật chất đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của loài
người. Vai trò của con người trong nền sản xuất hiện đại dần quy về việc
kiểm tra , điều khiển các hệ thống sản xuất tự động , quản lí điều chỉnh mối
quan hệ giữa các yếu tố của nền kinh tế - xã hội ... điều đó đòi hỏi con người
phải có trình độ kiến thức tổng hợp, toàn diện đồng thời có chuyên môn sâu
của lĩnh vực nghề nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn14