Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây Dựng Quy Trình Quản Lý Nguyên Liệu Gỗ Để Sản Xuất Đồ Gỗ Xuất Khẩu Ở Công Ty Cổ Phần Lâm Sản Nam Định
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
949.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1368

Xây Dựng Quy Trình Quản Lý Nguyên Liệu Gỗ Để Sản Xuất Đồ Gỗ Xuất Khẩu Ở Công Ty Cổ Phần Lâm Sản Nam Định

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ lâu, đồ gỗ đã trở nên quen thuộc trong tất cả các gia đình trên thế

giới. Vẻ bên ngoài và chất lƣợng của đồ gỗ trong nhiều trƣờng hợp còn thể

hiện gu thẩm mỹ và mức độ tinh tế của ngƣời chủ nhà. Hiện nay, số lƣợng

doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ rất phát triển, kể cả về số lƣợng cũng nhƣ quy

mô. Ngày nay, nguyên liệu làm đồ gỗ rất phong phú, không chỉ giới hạn trong

các loại gỗ tự nhiên mà gỗ rừng trồng đã mở rộng ra và là nguyên liệu chủ

yếu trong chế biến xuất khẩu.

Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ hiệu quả sản xuất cần phải

chú ý quản lý tốt nguồn nguyên liệu. Tuy nhiên, hầu hết các công ty chế biến

gỗ việc quản lý về mặt nguyên liệu để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng nhƣ

chất lƣợng và số lƣợng chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức, gây lãng phí

và tổn thất nguyên liệu trong công ty.

Trƣớc thực trạng nhƣ vậy, cần phải có một quy trình quản lý nguyên liệu

cho các nhà máy chế biến gỗ một cách chuẩn hóa và có tính khoa học.

Do vậy, đƣợc đƣợc sự cho phép của khoa Chế Biến Lâm Sản trƣờng Đại

Học Lâm Nghiệp Việt Nam, dƣới sự giúp đỡ của công ty và sự hƣớng dẫn tận

tình của thầy giáo T.S Vũ Huy Đại tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt

nghiệp với đề tài là: "Xây dựng quy trình quản lý nguyên liệu gỗ để sản

xuất đồ gỗ xuất khẩu ở công ty cổ phần lâm sản Nam Định".

2

Chƣơng I

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về quản lý

1.1.1. Vấn đề quản lý trên thế giới

Quản lý là lĩnh vực bao quát tất cả các ngành công nghiệp sản xuất và

kinh doanh trên toàn thế giới. Trên thế giới, trong lĩnh vực sản xuất ngƣời ta

đã tập trung vào quản lý chất lƣợng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Đến

giai đoạn tiếp theo vào những năm 50 của thế kỉ XX, phạm vi nội dung chức

năng quản lý đƣợc mở rộng nhƣng vẫn tập trung vào giai đoạn sản xuất, chất

lƣợng sản phẩm. Ngày nay khái niệm quản lý đƣợc mở rộng bao gồm cả lĩnh

vực sản xuất và lĩnh vực dịch vụ phục vụ khách hàng, tập trung vào nâng cao

chất lƣợng của toàn hệ thống. Đó chính là quản lý chất lƣợng toàn diện

(Totally quality management_ TQM)

Từ khái niệm quản lý chất lƣợng toàn diện đó sẽ bao quát tất cả quả trình

sản xuất từ đầu vào, sản xuất và đầu ra của sản phẩm.

Walter A. Shewhart - một kĩ sƣ thuộc phòng thí nghiệm Bell Telephone tại

Princeton Newjersey (Mỹ) là ngƣời đầu tiên đề xuất các biểu đồ kiểm soát về

việc quản lý các quá trình công nghệ và đƣợc coi là mốc ra đời của hệ thống

kiểm soát, quản lý chất lƣợng hiện nay.

Quality Control ra đời tại Mỹ, các phƣơng pháp này đƣợc áp dụng mạnh mẽ

trong lĩnh vực quân sự và không đƣợc các công ty Mỹ phát huy sau chiến

tranh. Trái lại, chính ở Nhật bản, việc kiểm soát mới đƣợc áp dụng, các kỹ

thuật kiểm soát chất lƣợng thống kê (SQC) chỉ đƣợc áp dụng rất hạn chế trong

một số lĩnh vực sản xuất và kiểm nghiệm.

1.1.2. Vấn đề quản lý ở Việt Nam

Chất lƣợng là mức độ đáp ứng yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có.

Chất lƣợng đƣợc tạo ra từ toàn bộ quá trình, là kết quả của sự tác động hàng

loạt các yếu tố liên hệ mật thiết với nhau. Đầu ra của quá trình này là đầu vào

của quá trình tiếp theo. Muốn đạt hiệu quả chất lƣợng cao, duy trì tính ổn định

3

trong quá trình sản xuất ngƣời ta phải có hệ thống quản lý đồng bộ trên các

mặt của sản xuất:

- Quản lý kiểm soát đầu vào

- Quản lý kiểm soát sản xuất

- Quản lý kiểm soát đầu ra của sản phẩm

Do vậy, ngay từ khi thành lập Ủy ban khoa học nhà nƣớc năm 1959 "

Quản lý kỹ thuật". Nội dung quản lý trong thời kỳ này bao gồm một số nội

dung sau:

1. Ban hành và quản lý việc thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật trong sản xuất

2. Quản lý đo lƣờng ( quản lý đo lƣờng, kiểm chuẩn, kiểm định đo lƣờng).

3. Quản lý chất lƣợng sản phẩm công bố tiêu chuẩn, công nhận đạt tiêu

chuẩn chất lƣợng.

Sau đó đã có hàng loạt các pháp lệnh, nghị định và hội thảo về chất

lƣợng nhƣ:

- Pháp lệnh nhà nƣớc " Về chất lƣợng hàng hóa" số 18/1999/PL -

UBTVQH10.

- Nghị định chính phủ số 86 - CP/1995/NĐ-CP " Quyết định phân công

trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng hàng hóa".

- Diễn đàn ISO - 9000 lần I (1997) tại Hà Nội, lần III (1998), lần IV

(1999) tại TP Hồ Chí Minh.

- Giải thƣởng chất lƣợng Việt Nam đƣợc tổ chức hàng năm từ tháng 8-

1998 đến nay là giải uy tín nhất Việt Nam về chất lƣợng.

Qua đây ta nhận thấy rằng chất lƣợng sản phẩm đã đƣợc nhà nƣớc ta

quan tâm khá sớm. Điều đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nƣớc phát

triển, đẩy mạnh quy mô sản xuất của doanh nghiệp, đa dạng hóa các mặt

hàng, đặc biệt là nâng cao chất lƣơng sản phẩm đối với nhu cầu tiêu thụ trong

nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu.

* Tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

4

Một số năm gần đây, đã xó một số sinh viên khoa Chế Biến Lâm Sản

đã tiến hành làm luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về:

- Nguyễn Văn Đông (2009), "Xây dựng quy trình quản lý kỹ thuật tre

nguyên liệu tại Công ty TNHH Tiến Động."

- Nguyễn Huy Phong (2010), "Xây dựng quy trình quản lý chất lượng

nguyên liệu, sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ cho công ty TNHH sản xuất và

xuất nhập khẩu Đoàn Kết I".

- Nguyễn Thị Duyên (2007), "Xây dựng quy trình quản lý chất lượng

gỗ làm đồ mộc tại Công ty TNHH Constrewood"

1.2. Mục tiêu của đề tài

Xây dựng đƣợc quy trình quản lý nguyên liệu gỗ để sản xuất đồ gỗ xuất

khẩu ở công ty cổ phần lâm sản Nam Định

1.3. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu chung về tình hình sản xuất đồ gỗ xuất khẩu ở công ty cổ

phần lâm sản Nam Định.

- Tìm hiểu về việc quản lý nguyên liệu gỗ cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu

tại công ty.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng nguyên liệu gỗ cho sản xuất đồ gỗ

xuất khẩu tại công ty.

- Xây dựng quy trình quản lý nguyên liệu gỗ để sản xuất đồ gỗ xuất khẩu

tại công ty.

1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Quy trình quản lý nguyên liệu gỗ tại các khâu thu mua nguyên liệu, qua

đó để tiến hành phân loại, lƣu trữ kho bãi và quy trình chế biến qua các khâu

đoạn trong quá trình sản xuất.

1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các phƣơng pháp nghiên cứu để làm khóa luận

- Phƣơng pháp khảo sát thực tế: Qua khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần lâm

sản Nam Định.

- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp, kế thừa giữa lý thuyết và thực tế, tƣ duy

logic.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, cán bộ có

kinh nghiệm, tìm ra các hƣớng khắc phục.

5

Chƣơng II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Giới thiệu chung về nguyên liệu gỗ [1]

Gỗ là nguyên, vật liệu đƣợc con ngƣời sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất,

là một trong những vật tƣ chủ yếu của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy mà

trong các văn kiện chính thức từ trƣớc đến nay, Nhà nƣớc ta vẫn xếp gỗ đứng

hàng thứ ba sau điện và than. Gỗ có rất nhiều ƣu điểm nhƣ nhẹ, có vân thớ

đẹp, dễ nhuộm màu, dễ trang sức bề mặt, khối lƣợng thể tích trung bình từ 0,5

÷ 0,7g/cm3

, có hệ số phẩm chất cao, có khả năng chịu lực tốt, cách điện và

cách âm tốt…Vì thế gỗ đƣợc sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông

nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng…Tuy nhiên do

đặc điểm cấu tạo của gỗ nên gỗ cũng có nhiều hạn chế nhƣ: dễ mục, dễ biến

màu, dễ cháy, hút ẩm và thoát hơi nƣớc mạnh nên dễ bị cong vênh, biến hình,

nứt nẻ, cƣờng độ và các tính chất khác thay đổi…

Theo sơ bộ thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng 100 ngành dùng gỗ làm

nguyên, vật liệu với trên 22000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 10000

loại sản phẩm.

Tổng diện tích rừng hiện nay của nƣớc ta mà ngành Lâm nghiệp quản lý là 19

triệu hecta. Trong đó, đất trống, đồi trọc, núi đá, lau sậy chiếm khoảng 9,7

triệu hecta. Diện tích đất có rừng chiếm khoảng 9,3 triệu hecta.

2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý nguyên liệu đầu vào

2.2.1. Loại nguyên liệu

Nguyên liệu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong xí nghiệp, công ty sản

xuất. Nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ngoài

ra nó là nhân tố cơ bản quyết định đến chất lƣợng sản phẩm và tỉ lệ lợi dụng

nguyên liệu. Muốn có sản phẩm chất lƣợng tốt thì việc đầu tiên là nguyên liệu

phải đảm bảo yêu cầu về chất lƣợng. Loại nguyên liệu ảnh hƣởng rất lớn tới

quá trình quản lý nguyên liệu đầu vào. Mỗi loại nguyên liệu khác nhau sẽ

hình thành những đặc tính chất lƣợng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu

6

chuẩn hóa của nguyên liệu là cơ sở quan trọng cho ổn định chất lƣợng sản

phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho quá trình sản xuất. Tổ chức tốt hệ thống cung

ứng không chỉ đảm bảo đúng chủng loại, chất lƣợng, số lƣợng nguyên liệu mà

còn đảm bảo đúng về mặt thời gian.

2.2.2. Độ ẩm của nguyên liệu

Độ ẩm của nguyên liệu rất quan trọng. Độ ẩm của gỗ lớn và có sự biến

động khác nhau. Độ ẩm của gỗ càng lớn thì sẽ ảnh hƣởng đến các khâu gia

chế biến tiếp theo nhƣ thời gian hong phơi, thời gian sấy nhiều hơn, chất

lƣợng nguyên liệu khi bị nấm mốc xâm nhập, gỗ dễ bị biến màu ... Vì thế

trong quá trình thu mua tiếp nhận nguyên liệu và bảo quản nguyên liệu cần

quan tâm đến độ ẩm của nguyên liệu. Cần bảo quản nguyên liệu gỗ thích hợp

làm giảm độ ẩm, không gây ảnh hƣởng xấu đối với gỗ và quá trình sản xuất.

Độ ẩm gỗ giảm làm tăng giá trị kinh tế kĩ thuật, chất lƣợng sản phẩm trong

quá trình gia công chế biến.

2.2.3. Khuyết tật nguyên liệu

Khuyết tật tăng dẫn đến chất lƣợng sản phẩm sẽ giảm, tăng lƣợng phế

liệu, khả năng tạo ra những sản phẩm chính giảm. Do đó làm tăng chi phí

khâu nguyên liệu đầu vào đồng nghĩa với việc tăng giá thành sản phẩm.

2.2.4. Thời điểm thu mua nguyên liệu

Thời điểm thu mua nguyên liệu là một yếu tố khách quan vô cùng quan

trọng ảnh hƣởng tới quy trình quản lý nguyên liệu đầu vào. Đối với nguyên

liệu gỗ, thời gian thu mua của công ty tập trung thu mua nhiều vào các tháng

2, 3, 4, 5. Bởi đây là thời điểm khai thác gỗ nhiều. Thời điểm thu mua nguyên

liệu còn ảnh hƣởng rất tới khả năng sản xuất của công ty.

2.2.5. Điều kiện bảo quản lƣu trữ ảnh hƣởng tới chất lƣợng nguyên liệu

Ảnh hƣởng trực tiếp của thời tiết tới chất lƣợng nguyên liệu khi để ngoài

trời không có mái che

7

Hình 2.1. Sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến chất lƣợng gỗ

Khi gỗ và lâm sản sử dụng ngoài trời mà không đƣợc sơn phủ và bảo vệ

bằng bất kỳ giải pháp nào sẽ bị giảm sút chất lƣợng do một số yếu tố tự nhiên

gây ra. Sau một thời gian gỗ đƣợc sử dụng ngoài trời, bề mặt gỗ thƣờng trở

nên thô và xơ ra, những vết rạn xuất hiện trên bề mặt gỗ và lớn dần, thậm chí

làm nứt vỡ gỗ. Trong điều kiện sử dụng nhƣ vậy, các tấm ván rất dễ bị cong

vênh, bề mặt ván bị bở vụn. Các hiện tƣợng mặt gỗ bị thô, nứt, cong vênh có

thể xảy ra sau vài tuần đến vài tháng đƣợc sử dụng ngoài trời, nếu thời gian

kéo dài vài năm, gỗ có thể bị phân hủy hoàn toàn.

Yếu tố thời tiết cũng là nguyên nhân gây nên sự thay đổi kích thƣớc lớp gỗ

bề mặt của kết cấu gỗ. Bởi gỗ có khả năng hút, nhả ẩm nên rất dễ bị ảnh

hƣởng của sự thay đổi điều kiện nhiệt độ và ẩm độ môi trƣờng. Khi độ ẩm

môi trƣờng cao hoặc trời mƣa, lớp gỗ bề mặt dễ bị thoát ẩm và sẽ gây ra hiện

tƣợng co rút. Hậu quả của sự thay đổi kích thƣớc phía ngoài của kết cấu gỗ

gây nên ứng suất nén và kéo xen kẽ nhau thậm chí sẽ làm mất liên kết cơ học

của lớp gỗ bề mặt. Những nhân tố khác nhƣ sƣơng giá, mƣa, gió bụi làm mài

Bức xạ

ánh

sáng

Bức

xạ

nhiệt

Sự

thay

đổi ẩm

Gió,

mƣa,

bụi

Sinh

vật

Tác động

của ngoại

lực

Gỗ và sản

phẩm gỗ

- Điều kiện khí hậu

- Thời gian

- Loại sơn phủ

- Phƣơng pháp bảo

quản

Phá

hủy do

quang

hóa

Sinh

nhiệt

Bào

mòn

bề

mặt

Biến

màu,

mục…

Sự thay

đổi kích

thƣớc,

nứt, biến

dạng

8

mòn gỗ, tác động của ánh sáng, độ ẩm, oxy làm thay đổi các thành phần của

gỗ [3].

2.2.6. Yêu cầu chất lƣợng của sản phẩm

Chất lƣợng sản phẩm là yếu tố vô cùng quan trọng. Theo quan điểm của

các nhà sản xuất thì: Chất lƣợng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm

với một tâp hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã các định trƣớc.

Chất lƣợng sản phẩm là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ

thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và những bên có

liên quan. Chất lƣợng sản phẩm chịu ảnh hƣởng rất nhiều của chất lƣợng

nguyên liệu: Kích thƣớc nguyên liệu, khuyết tật, yêu cầu kỹ thuật nguyên

liệu… Đối với các mặt hàng xuất khẩu, thì chất lƣợng sản phẩm đòi hỏi rất

nghiêm nghặt và chặt chẽ nhƣ thế mới đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng

khó tính nhƣ IKEA.

2.2.7. Tiêu chuẩn QWay áp dụng cho nhà sản xuất của IKEA [6]

2.2.7.1. Khái niệm về hệ thống QWay

QWAY là mức thứ hai, mức yêu cầu tối thiểu trong thang đánh giá chất

lƣợng của IKEA

Thang đánh giá chất lƣợng sản phẩm của IKEA gồm 4 mức:

- Mức 1 QMUST: Là mức yêu cầu bắt buộc.

- Mức 2 QWAY: Là mức yêu cầy tối thiểu.

- Mức 3 4SIP: Là mức đảm bảo chất lƣợng (chƣơng trình kiểm tra nhà

cung cấp)

- Mức 4 ISO 9001 + 4SIP: Là mức đã đạt đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế

đƣợc chứng nhận bởi bên thứ 3.

Theo tiêu chuẩn của hệ thống QWAY thì nhà sản xuất từ ngày xuất

hàng đầu tiên và trong khoảng thời gian thoả thuận phải thực hiện và tuân thủ

theo những yêu cầu tối thiểu – QWAY.

2.2.7.2. Tiêu chuẩn về quản lý nguyên vật liệu

Nguyên phụ liệu, vật tƣ, bán thành phẩm đầu vào bao gồm các loại sau:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!