Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng quy trình kỹ thuật che phủ NILON tự hủy cho mía và bón phân phù hợp với giống và điều kiện sinh thái vùng khô hạn miền trung
MIỄN PHÍ
Số trang
35
Kích thước
446.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1307

Xây dựng quy trình kỹ thuật che phủ NILON tự hủy cho mía và bón phân phù hợp với giống và điều kiện sinh thái vùng khô hạn miền trung

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bé KHOA HỌC Vµ C¤NG NGHÖ Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o

Tr−êng ®¹i häc n«ng nGhiÖp I - hµ néi

=== D = F * G = E ===

B¸O C¸O CHUY£N §Ò

X©y dùng quy tr×nh kü thuËt che phñ nilon tù hñy

cho mÝa vµ bãn ph©n phï hîp víi gièng

vµ ®iÒu kiÖn sinh th¸i vïng kh« h¹n miÒn trung

thuéc ®Ò tµi ®éc lËp cÊp nhµ n−íc

”NGHI£N CøU MéT Sè GI¶I PH¸P KHOA HäC C¤NG NGHÖ NH»M PH¸T TRIÓN

S¶N XUÊT MÝA NGUY£N LIÖU §¹T N¡NG SUÊT CAO CHÊT L−îng tèt, phôc vô

®æi míi c¬ cÊu mïa vô vµ cung cÊp æn ®Þnh mÝa nguyªn liÖu

cho c¸c nhµ m¸y ®−êng t¹i vïng kh« h¹n miÒn trung”

Mã số: ĐTĐL – 2004/05

Người thực hiện: 1. PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn

2. TS Vũ Đình Chính

3. KS Búi Xuân Sửu

4. ThS Nguyễn Mai Thơm

6619-4

26/10/2007

Hà Nội – 12/2006

1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Biện pháp che phủ nilông là tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Che phủ nilông làm giảm sự phát triển của cỏ dại, hạn chế được tàn dự thực vật

và các sâu, bệnh tiềm ẩn trong đất tồn tại từ các vụ trước, che phủ nilông còn

tránh được sự bốc hơn nước, giữ độ ẩm đất được đảm bảo và ổn định. Do đó,

việc che phủ nilông đã làm tăng năng suất của giống cây trồng, giảm chi phí về

lao động và mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

Ngày nay, phương pháp che phủ nilông đã được áp dụng cho nhiều loại cây

trồng như rau, đậu đỗ, thuốc lá, cafe, mía... Theo tài kiệu dẫn của Trần Công

Hạnh, thì từ năm 1991-1992, Viện nghiên cứu Công nghiệp mía đường - Bộ công

nghiệp nhẹ Trung Quốc (SIRI) đã tiến hành bố trí thí nghiệm nghiên cứu tác dụng

của che phủ nilông cho mía (thí nghiệm trong ô xây thuộc khu thí nghiệm của

SIRI và thí nghiệm đồng ruộng thuộc vùng nguyên liệu của nhà máy đường

Heshui và Chunwan tỉnh Quảng Đông) kết quả cho thấy:

- Che phủ nilông có tác dụng làm tăng năng suất mía 13,2% so với đối

chứng không che phủ.

- Cải thiện môi trường sinh thái: Làm tăng nhiệt độ bề mặt và lớp đất mặt

từ 3,5 –10o

C, tăng độ ẩm đất từ 1,7 – 2,2%, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng

dễ tiêu trong lớp đất mặt (đạm thủy phân tăng 25,4 – 40,0%; Lân dễ tiêu tăng

36,4 – 66,7%; Kali trao đổi tăng từ 2,8 – 30,4%).

- Thúc đẩy hoạt dộng sinh lý của cây: Làm tăng tốc độ nảy mầm từ 4,0 –

4,5 lần; Tăng tỷ lệ nảy mầm 32,5%; Tăng số nhánh hữu hiệu so với đối chứng

tương ứng.

- Thúc đẩy hoạt động sinh lý của cây: Làm tăng hoạt động của các men

vận chuyển trong mầm mía 197,1% và 78,4% ở thời điểm tháng 6 và tháng 12,

trong hom 102% ở thời điểm 12 ngày sau trồng; Hoạt động của men amylase

trong mầm mía tăng 218,5%; 48,1% và 31,9% ở thời điểm 6, 12 và 30 ngày sau

trồng. Diện tích lá tăng 5,7 đến 40,5%; tỷ lệ diệp lục tăng 2,1 đến 8%. Hàm

lượng nước trong lá tăng từ 1,3 – 1,4%.

- Tăng hiệu suất sử dụng phân bón: Sử dụng đạm của cây thay đổi từ 40 –

47%, tăng cao hơn so với đối chứng 9,3 – 17,3%.

Theo tài liệu dẫn của Lê Hữu Hà, che phủ nilông vào mùa khô hạn từ

2

tháng 10 đến tháng 4 năm sau đã có tác dụng duy trì độ ẩm đất đạt bình quân

26,7% so với công thức không che phủ độ ẩm đạt bình quân 22,8% và năng suất

mía cao hơn 68,3% so với công thúc đối chứng không che phủ nilông ở thời vụ

trồng tháng 1 năm 2002.

Tuy nhiên, che phủ nilông ngoài những ưu điểm nêu trên thì còn có những

hạn chế là sự phân hủy nilông trong điều kiện ở Việt Nam rất dài, làm ảnh hưởng

đến môi trường sinh thái, gây khó khăn trong việc canh tác ở các vụ tiếp sau. Chính

vì vậy việc nghiên cứu sử dụng các loại ni lông tự hủy để không làm ảnh hưởng

đến môi trường sinh thái của vùng trồng trọt là hết sức cần thiết, trong việc xây

dựng cánh đồng mía thâm canh đạt ở mức năng suất mía trên 100 tấn mía cây/ha

đến 150 tấn mía cây/ha, và chữ đường CCS ≥ 12 – 13. Tuy nhiên, khi thực hiện

biện pháp che phủ nilông tự hủy cần phải lựa chọn các vùng đất rất thuận lợi hoặc

thuận lợi, có điều kiện sinh thái tốt, có và gần nguồn nước tưới để có thể tưới, tạo

độ ẩm ban đầu cho mía trước khi che phủ nilông. Ngoài ra, cần lựa chọn các giống

có khả năng sinh trưởng khỏe, tiềm năng năng suất cao, kết hợp với các biện pháp

kỹ thuật khác như làm đất, phân bón và bón phân phải ở mức thâm canh cao, đảm

bảo đạt tới hiệu quả cao nhất của công nghệ che phủ nilông tự hủy. Ngoài ra, trồng

mía có che phủ nilông tự hủy cần chú ý phải thay đổi một số biện pháp kỹ thuật so

với quy trình trồng mía truyền thống như: Phải phun thuốc trừ cỏ, sử lý thuốc

BVTV vào đất,.... trước khi che phủ nilông. Do đó, đề tài tiến hành nghiên cứu

“Xây dựng qui trình kỹ thuật che phủ ni lông tự hủy cho mía và bón phân phù

hợp với giống và điều kiện sinh thái vùng khô hạn miền Trung”.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục đích:

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật xây dựng quy trình che phủ nilông tự hủy

cho mía vụ Đông xuân, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên

liệu vùng khô hạn miền Trung.

2.2. Yêu cầu

- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của mía trong điều kiện có và

không che phủ nilông với mía.

- Theo dõi khả năng chống chịu sâu bệnh hại của mía trong điều kiện có

và không che phủ nilông tự hủy.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!