Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây Dựng Hướng Dẫn Tạo Sản Phẩm Cửa Đi D 7 Tại Công Ty Tnhh Phú Đạt
MIỄN PHÍ
Số trang
53
Kích thước
318.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
941

Xây Dựng Hướng Dẫn Tạo Sản Phẩm Cửa Đi D 7 Tại Công Ty Tnhh Phú Đạt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

Đặt vấn đề

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, với nhu cầu sử dụng

đồ mộc ngày càng tăng, càng được yêu cầu cao về chất lượng, kiểu dáng, kết

cấu cũng như chức năng của sản phẩm. Từ ngày 7-11-2006 nước ta đã chính

thức là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Đây là một cơ hội

nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói

chung và các doanh nghiệp chế biến lâm sản nói riêng. Trước vận hội và

thách thức lớn đó, mỗi doanh nghiệp có tồn tại và phát triển thịnh vượng thì

phải giải tốt bài toán về giá thành và chất lượng: “ Làm thế nào để nâng cao

chất lượng và giảm giá thành sản phẩm”.

Để giải quyết vấn đề đó, việc kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất trở

lên hết sức quan trọng, từ đó ta có thể tìm được nguyên nhân gây ra khuyết tật

và biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các khuyết tật đó. Do vậy, việc

đưa ra bản hướng dẫn tạo sản phẩm sẽ là một tài liệu quan trọng hướng dẫn

cho người sản xuất thực hiện việc gia công sản phẩm sao cho đạt năng suất

và chất lượng theo đơn hang, tránh được những khuyết tật không đáng có xảy

ra.

Được sự nhất trí của khoa chế biến lâm sản, thầy giáo

PGS.TS. Nguyễn Phan Thiết

tôi được phân công thực hiện đề tài: “ Xây dựng hướng dẫn tạo sản phẩm cửa

đi D7 tại công ty TNHH Phú Đạt”.

2

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Khái quát về vấn đề nghiên cứu

1.1.1. Lịch sử hình thành hệ thống kiểm soát chất lƣợng sản phẩm

Đầu thế kỷ 20, việc sản xuất với khối lượng lớn đã trở nên phát triển

rộng rãi, khách hàng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và sự cạnh tranh

giữa các cơ sở sản xuất ngày càng mãnh liệt. Các nhà công nghiệp dần dần

nhận ra rằng kiểm tra không phải là cách dảm bảo chất lượng tốt nhất. Chính

vì vậy, vào những năm 1920, người ta đã bắt đầu chú trọng đến quá trình

trước đó, hơn là đợi đến khâu cuối cùng mới bắt đầu sàng lọc sản phẩm. Khái

niệm kiểm soát chất lượng sản phẩm (quality control – QC ) ra đời. QC ra đời

đầu tiên tại Mỹ, nhưng rất đáng tiếc là các phương pháp này chỉ được áp dụng

mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự và không được các công ty Mỹ phát huy sau

triến tranh. Trái lại, chính ở Nhật Bản, kiểm soát chất lượng mới được áp

dụng và phát triển ,đã được hấp thụ vào chính nền văn hoá của họ.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc

Ngay sau khi ra đời, bộ tiêu chuẩn iso 9000 đã được các quốc gia

hưởng ứng mạnh mẽ . Hiếm có tiêu chuẩn nào của iso lại được áp dụng rộng

rãi và thống nhất về nhiều phương diện như bộ tiêu chuẩn iso 9000. Đến cuối

năm 1999, gần 350000 công ty thuộc 150 quốc gia đã được chứng nhận theo

iso 9000 cùng với sự toàn cầu hoá và mở rộng thị trường, hoạt động chứng

nhận nói riêng và đánh giá phù hợp nói chung cũng ngày càng trở nên quan

trọng và phải đáp ứng các yêu cầu mới. Khó hình dung có thể tiến hành hoạt

động thương mại mà không có thủ tục đánh giá sự phù hợp.

Theo định nghĩa của thoả ước về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

(TBT ) của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) thì các thủ tục đánh giá sự phù

hợp là bất kỳ thủ tục nào được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp để xác định

rằng yêu cầu tương ứng trong các tiêu chuẩn hay chế định kỹ thuật đã được

thể hiện.

3

Các thủ tục đánh giá sự phù hợp phải đảm bảo không có sự phân biệt

đối xử, phải rõ ràng minh bạch hoà nhập để không trở thành rào cản đối với

thương mại. Đó cũng chính là nguyên tắc chủ yếu trong “ thoả ước của WTO

về rào cản kỹ thuật đến thương mại đối với các thủ tục đánh giá sự phù hợp”

được 121 quốc gia thành viên áp dụng trong vòng đàm phán URAGUAY năm

1994.

Sự hoà nhập của các hệ thống chứng nhận đóng vai trò then chốt để

đem lại sự tin tưởng của người sử dụng. Việc chứng nhận nhiều lần cũng là

một trở ngại không chỉ gây tốn kém cho nhà sản xuất mà gây hoang mang cho

nhà tiêu dùng nhất là khi các kết quả lại trái ngược nhau. Bởi vậy nhu cầu “

Bị đánh giá một lần và được thừa nhận mọi nơi” trở nên cấp thiết. Đó cũng

chính là nhiệm vụ của tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan đến vấn đề

này. Có một số biện pháp để thực hiện yêu cầu này. Cách làm thông thường là

các tổ chức chứng nhận tiến hành các thoả thuận song phương hoặc đa

phương, theo các thoả thuận này thì chứng chỉ được một tổ chức chứng nhận

cấp, sẽ được sự chấp nhận của các tổ chức tham gia ký thoả thuận.

Biện pháp trên chưa thể đáp ứng triệt để phương châm đã nêu nên

phạm vi tác dụng còn rất hạn chế. Nếu muốn được chấp nhận ở nhiều quốc

gia hay khu vực, tổ chức chứng nhận phải ký nhiều thoả thuận song phương

hoặc đa phương gây tốn kém không ít thời gian và chi phí. Một cách có hiệu

quả hơn là tại mỗi quốc gia thành lập cơ quan công nhận quốc gia để công

nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp. Tổ chức đánh giá nào được tổ chức

công nhận quốc gia công nhận thì chứng chỉ công nhận sẽ được thừa nhận tại

quốc gia đó muốn dấu chứng nhận vượt được biên giới quốc gia thì giữa các

tổ chức công nhận quốc gia phải ký các thoả thuận song phương và đa

phương. Phương thức này đã giảm chi phí và thời gian khá nhiều việc thừa

nhận các kết quả đánh giá sự phù hợp. Tuy nhiên vẫn chưa triệt để. Để có thể

thực hiện khẩu hiệu “Bị đánh giá một lần được thừa nhận mọi nơi ” người ta

dự định hình thành các tổ chức công nhận quốc tế. Nếu như tổ chức này đi

4

vào hoạt động thì các tổ chức đánh giá sự phù hợp chỉ cần được một thành

viên của tổ chức nói trên công nhận thì các chứng chỉ phát ra sẽ có giá trị

khắp nơi . Tuy nhiên, việc thực thi các dự án này đang gặp không ít trở ngại,

và các câu trả lời vẫn còn ở phía trước

1.1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và trƣờng Đại Học Lâm Nghiệp

 Tình hình nghiên cứu trong nước.

Bộ tiêu chuẩn iso 9000 đến Việt Nam từ năm 1990, tuy nhiên do nhiều yếu tố

khách quan và chủ quan chỉ sau hội nghị chất lượng Việt Nam năm 1995, việc

xây dựng và áp dụng iso 9000 tại các doanh nghiệp mới trở thành một phong

trào mạnh mẽ. Song song với hoạt động của các doanh nghiệp chương trình

quốc gia về chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Việt Nam cũng hình

thành và đI vào hoạt động đánh dấu bằng sự ra đời vào năm 1996 của tổ chức

QUACERT thuộc tổng cục tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.

Đến tháng 9 năm 2000 xấp xỉ 200 công ty đã được chứng nhận tại Việt Nam.

Trong những năm tới, có kế hoạch triển khai áp dụng iso 9000 trong khu vực

quản lý hành chính. Bên cạnh các chính sách chung của nhà nước nhiều địa

phương như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã có nhưng biện pháp cụ thể

nhằm khuyến khích, giúp đỡ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng tiêu

chuẩn iso 9000, như tổ chức các hội nghị tuyên truyền giới thiệu mở các lớp

đào tạo với các nội dung khác nhau tàI trợ một phần kinh phí xây dựng và

chứng nhận, viết các tài liệu hướng dẫn giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời

gian và kinh phí trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và xây dựng hệ thống

quản lý chất lượng

 Tại trường Đại Học Lâm Nghiệp

Do bộ iso –9000 mãi đến năm 1990 mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam.

Chính vì thế mà việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso – 9000 của các

doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế. Không nằm ngoài quy luật đó đối

với sinh viên khoa chế biến lâm sản thuộc trường đại học Lâm Nghiệp việc

xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá

5

thành sản phẩm vẫn còn là một điều khá mới lạ. Tuy vậy trong một số năm

gần đây dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS - TS Nguyễn Phan Thiết một

số sinh viên đã bắt đầu nghiên cứu về đề tài này:

STT

(1)

Tên đề tài(2) Người thực

hiện(3)

Phạm vi áp dụng

Ưu điểm(4) Nhược

điểm(5)

1

“xây dựng hệ

thống quản lý

chất lượng cho

một sản phẩm

mộc tại Hữu

Bằng-Thạch

Thất- Hà Tây”

Nguyễn

Nghĩa Dũng

(năm 2002)

+Tìm hiểu

được một số

yếu tố ảnh

hưởng đến chất

lượng sản

phẩm.

+Xây dựng

được phần

hướng dẫn tạo

sản phẩm

+Xây dựng hệ

thống quản lý

chất lượng sản

phẩm

Chỉ xây dựng

được hệ

thống quản lý

(Phần tạo sản

phẩm) cho

các khâu pha

phôI thẩm và

cuốn

2

“Đề xuất các giải

pháp kinh tế, kĩ

thuật nhằm nâng

cao chất lượng

sản phẩm tại nhà

máy gỗ Hà Nội”

Phan Minh Vĩ

(Năm 2000)

+Tìm hiểu

được các yếu tố

kinh tế, kĩ thuật

ảnh hưởng đến

chất lượng sản

phẩm.

+Đề ra các biện

pháp nâng cao

chất lượng SP

+Đề tài mới

tiến hành xác

định các yếu

tố kinh tế, kĩ

thuật ảnh

hưởn đến

chất lượng

sản phẩm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!