Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng, đề xuất chiến lược kinh doanh đối với công ty trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu
MIỄN PHÍ
Số trang
62
Kích thước
435.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1299

Xây dựng, đề xuất chiến lược kinh doanh đối với công ty trong thời gian tới, góp phần nâng cao hiệu

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật khác, ngành

Dược thế giới đã không ngừng trưởng thành và phát triển mạnh mẽ. Hoà chung

cùng với xu thế phát triển đó, Ngành Dược Việt Nam cũng đã có những bước

tiến đáng kể, từng bước vươn lên, hoà nhập cùng với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế đất nước mở cửa như hiện nay,

ngoài những thuận lợi nhất định, ngành Dược Việt Nam cũng gặp không ít khó

khăn trong quá trình phát triển, hội nhập. Các doanh nghiệp Dựợc Việt Nam,

nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh

khốc liệt trên thương trường để tồn tại và phát triển. Làm thế nào để vừa đảm

bảo hiệu quả kinh tế cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vừa đạt được

mục tiêu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân? Đây là vấn đề nan giải và là

thách thức đối với các doanh nghiệp Dược Việt Nam .

CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn là DNNN mới được cổ phần

hoá từ tháng 12/2002 theo chủ trương “Cổ phần hoá” một bộ phận DNNN của

Đảng và Nhà Nước ta. Là một doanh nghiệp địa phương nhỏ, đứng trước những

thách thức của cơ chế thị trường, Công ty đã và đang từng bước khắc phục khó

khăn không ngừng vươn lên khẳng định mình trong cơ chế mới.

Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động của CTCP Dược phẩm và

vật tư y tế Lạng Sơn, đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty trong 5 năm

từ 1999-2003, nhìn nhận lại những gì đã làm được và chưa làm được, cũng như

những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất những

chiến lược, kế hoạch kinh doanh mới hy vọng góp phần nhỏ bé giúp công ty

ngày càng đứng vững và lớn mạnh trong tương lai, chúng tôi tiến hành đề tài

“Phân tích hoạt động kinh doanh của CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn

giai đoạn 1999-2003”.

Đề tài được xây dựng với mục tiêu :

1

1.Tìm hiểu thực trạng hoạt động và phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt

động kinh doanh của CTCP Dược phẩm và vật tư y tế Lạng Sơn giai đoạn

1999-2003 thông qua một số chỉ tiêu kinh tế .

2.Từ việc phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty qua 5

năm(1999-2003) đưa ra một số ý kiến bàn luận, kiến nghị, đề xuất cho hoạt

động kinh doanh của Công ty và các cơ quan quản lý.

3. Xây dựng, đề xuất chiến lược kinh doanh đối với công ty trong thời

gian tới, góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

2

PHẦN 1.TỔNG QUAN

1.1.Một số nét về thị trường thuốc hiện nay

Thị trường thuốc thế giới & Việt Nam hiện nay đang diễn ra rất sôi động.

Ở Việt Nam, nền kinh tế mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo nên

một thị trường thuốc phong phú, đa dạng.

1.1.1.Thị trường thuốc thế giới

Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, thiết yếu trong công tác bảo vệ

chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Mấy chục năm trở lại đây giá trị thuốc sử dụng

trên thế giới có sự gia tăng một cách mạnh mẽ với tỷ lệ hàng năm khoảng 9-10

%.

Bảng 1.1. Tăng trưởng DSB thuốc trên toàn thế giới [ ]

Năm

Doanh số thuốc bán

toàn thế giới (tỷ USD)

Tỷ lệ tăng trưởng %

(Nhịp cơ sở)

1992 230,0 100,0

1993 250,0 108,7

1994 256,0 111,3

1995 285,0 123,9

1996 296,4 128,7

1998 308,5 134,1

2000 350,0 152,2

2001 364,2 158,3

2002 400,6 174,2

Thị trường tiêu thụ thuốc ngày càng phát triển mạnh trên thế giới, tuy

nhiên sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới còn rất chênh lệch giữa các nước

phát triển và các nước đang phát triển. Riêng Bắc Mỹ vẫn luôn là thị trường

3

đứng đầu thế giới về tiêu thụ thuốc. Thị trường này đạt 203,6 tỷ USD năm

2002, chiếm 51 % DSB toàn cầu [ ].

Do sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập bình quân

đầu người thấp nên mức tiêu dùng thuốc ở các nước đang phát triển còn rất nhỏ

so với các nước phát triển, như Mỹ và Tây Âu. Các thuốc tiêu thụ chiếm tỷ

trọng lớn ở các nước đang phát triển chủ yếu vẫn là nhóm thuốc chống nhiễm

khuẩn, thuốc tim mạch, thuốc tiêu hoá. Qua thống kê cho thấy 10 nước dùng

thuốc nhiều nhất thế giới là Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Anh, Italia, Tây Ban Nha,

Canada, Hà Lan, Bỉ, giá trị tiêu dùng thuốc chiếm khoảng 60% tổng lượng

thuốc dùng trên cả thế giới, dự kiến còn tiếp tục tăng trong mấy năm tới.

1.1.2.Thị trường thuốc Việt Nam

Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng đối với các nhà kinh doanh

trong và ngoài nước. Riêng thị trường thuốc Việt Nam trong những năm gần

đây đã liên tục phát triển và tăng trưởng rõ nét. Số lượng các công ty, doanh

nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm tăng lên rõ rệt.

Chủng loại, chất lượng thuốc sản xuất trong và ngoài nước tăng mạnh, đồng

thời với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá lớn thứ 4 trong khu vực

Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng bình quân đứng thứ 3, ước tính sẽ đạt 677

triệu USD năm 2005. Dự báo thị trường thuốc Việt Nam sẽ tăng tương đối

đồng đều ở cả khu vực bán lẻ và sử dụng trong bệnh viện. Thuốc generic

(Thuốc được cung cấp bởi các nhà sản xuất không phải là người phát minh ra

công thức) luôn chiếm xấp xỉ 70 % thị trường về giá trị. Trong vài năm tới,

mức tiêu thụ các nhóm thuốc tiêu hoá, tim mạch, chống nhiễm khuẩn vẫn

chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trưởng tương đối cao.

Cũng cần phải nói rằng, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong công

cuộc đổi mới nhưng ngành Dược Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, nhất là

về kinh phí hoạt động.

4

Theo niên giám thống kê y tế & tổng kết công tác dược năm 2003, tiền

thuốc bình quân đầu người được nêu trong bảng sau:

Bảng 1.2 :Tiền thuốc bình quân(TTBQ) & tổng sản phẩm quốc nội qua

các năm

Năm

Chỉ tiêu

1999 2000 2001 2002 2003

TTBQ/người/năm(USD) 5,0 5,4 6,0 6,7 7,6

GDP bq/người/năm(TriệuVND) 5239,8 5716,6 6157,3 6705,0 7384,3

Bảng trên cho thấy rằng, tuy TTBQ/người /năm có sự gia tăng đáng kể

qua các năm, song mức độ tiêu thụ thuốc của nhân dân ta còn vào loại thấp so

với các nước trong khu vực & các nước phát triển khác (Mức bình quân trên thế

giới 40USD/người/năm, các nước đang phát triển là 10USD). Mức gia tăng tiền

thuốc bình quân/người/năm còn chậm và không đồng đều so với mức tăng GDP

hàng năm.

Nguồn cung ứng thuốc chính cho thị trường thuốc Việt Nam là nhập

khẩu và sản xuất trong nước.Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước so với thuốc

nhập khẩu không còn chênh lệch quá lớn, tuy nhiên thuốc nhập khẩu vẫn còn

chiếm ưu thế.

+ Nguồn sản xuất trong nước:

Một vài năm trở lại đây, thuốc nội đã dần tìm được chỗ đứng tại thị

trường trong nước. Các doanh nghiệp Dược Việt Nam đã từng bước tìm

được hướng đi cho mình, phát triển sản xuất trong nước, thu hẹp thị phần

của thuốc ngoại nhập trên thị trường Việt Nam.

Bảng 1.3 :Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu

Chỉ tiêu Dân số Thành phẩm nhập khẩu Tỷ trọng(%)

5

Năm

(1000

người )

Tiền

thuốc

bình

quân

(USD)

Trị giá

(1000 USD)

Bình

quân(USD)

Thuốc

nhập

khẩu

Thuốc

trong

nước

1999 76597 314897 3,4 5,0 67,0 33,0

2000 77685 258194 3,7 5,4 68,0 32,0

2001 78000 286720 4,4 6,0 65,0 35,0

2002 78685 343503 4,4 6,7 61,9 38,1

2003 79398 366821 4,6 7,6 57,1 39,7

Tuy nhiên có thể thấy rằng, mặc dù ngành Dược Việt Nam đã có sự cố gắng

phát huy nội lực, nhưng thuốc nội vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu điều

trị trong nước, nguồn thuốc chủ yếu phục vụ nhu cầu vẫn là thuốc ngoại nhập.

+ Nguồn nhập khẩu:

Hiện nay có khá nhiều công ty tham gia xuất nhập khẩu dược phẩm, coi

đây là lĩnh vực kinh doanh thu lời chủ yếu cho công ty. Vẫn có sự chênh lệch

lớn giữa giá trị thuốc ngoại nhập và thuốc xuất khẩu.

6

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!