Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ thông tỉnh Cao Bằng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NÔNG THỊ HẰNG
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ SINH THÁI NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NÔNG THỊ HẰNG
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
CHUYÊN ĐỀ SINH THÁI NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH CAO BẰNG
Ngành: Lý luận & Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học
Mã số: 8 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phúc Chỉnh
THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin xam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh. Các tài liệu trích dẫn trong luận
văn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả
Nông Thị Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô
cùng quý báu của các tập thể và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn khoa học
PGS. TS Nguyễn Phúc Chỉnh, người đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tập thể bộ môn Sinh học hiện đại & Giáo dục Sinh học,
Khoa Sinh học, Phòng Đào tạo - Trường ĐHSP Thái Nguyên, trung tâm
GDNN - GDTX huyện Trà Lĩnh đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Nông Thị Hằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH .........................................................................v
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích nhiên cứu ........................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................4
5. Đối tượng và khách thể ...................................................................................5
6. Giả thiết khoa học ...........................................................................................5
7. Cấu trúc luận văn ............................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................5
1.1. Tổng quan những nghiên cứu về sinh thái nhân văn ...................................5
1.1.1. Tổng quan những nghiên cứu về sinh thái nhân văn trên thế giới ...........5
1.1.2. Tổng quan những nghiên cứu về sinh thái nhân văn ở Việt Nam ............7
1.2. Cơ sở đề xuất của chuyên đề sinh thái nhân văn .......................................10
1.2.1. Chương trình môn sinh học trong chương trình THPT ..........................10
1.2.2. Vị trí và chức năng chuyên đề sinh thái nhân văn ..................................12
1.3. Khái niệm sinh thái nhân văn ....................................................................12
1.4. Sinh thái nhân văn tại địa phương .............................................................15
1.5. Cơ sở lý luận về dạy học theo dự án .........................................................16
1.6. Cơ sở thực tiễn của chuyên đề sinh thái nhân văn ....................................18
Kết luận Chương 1 ............................................................................................19
Chương 2: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ SINH
THÁI NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG THPT TỈNH CAO BẰNG ............................20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.1. Xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Cao Bằng ...............20
2.1.1. Mục đích xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Cao Bằng ........20
2.1.2. Các bước thực hiện xây dựng tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn
tỉnh Cao Bằng ...................................................................................................20
2.1.3. Cấu trúc tài liệu chuyên đề sinh thái nhân văn tỉnh Cao Bằng ..............21
2.2. Thiết kế và tổ chức dạy học dự án chuyên đề sinh thái nhân văn .............22
2.2.1. Mạch kiến thức của chuyên đề STNV ....................................................22
2.2.2. Mục tiêu của chuyên đề STNV ..............................................................23
2.2.3. Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để tổ chức dạy chuyên
đề STNV ...........................................................................................................24
2.2.4. Vận dụng dạy học dự án trong dạy học chuyên đề Sinh thái nhân văn ........28
2.2.5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh ...................................................48
2.2.6. Xây dựng công cụ đánh giá sản phẩm của học sinh ...............................56
Kết luận Chương 2 ............................................................................................60
Chương 3: KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ...................................................61
3.1. Mục đích kiểm nghiệm ..............................................................................61
3.2. Tổ chức kiểm nghiệm ................................................................................61
3.3. Kết quả kiểm nghiệm .................................................................................63
3.3.1. Sản phẩm của dự án ................................................................................63
3.3.2. Phiếu điều tra sau học tập .......................................................................64
3.4. Đánh giá thực nghiệm ................................................................................67
3.4.1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh ...................................................67
3.4.2. Phân tích các sản phẩm của học sinh ......................................................67
Kết luận Chương 3 ............................................................................................68
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................71
PHỤ LỤC ..............................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 BĐKH Biến đổi khí hậu
2 DHDA Dạy học dự án
3 GV Giáo viên
4 HS Học sinh
5 HSTNN Hệ sinh thái nông nghiệp
6 PTBV Phát triển bền vững
7 STNV Sinh thái nhân văn
8 THPT Trung học phổ thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1. Phiếu điều tra nhận thức và hiểu biết của học sinh sau khi
kết thúc dự án 1 ...........................................................................48
Bảng 2.2. Phiếu điều tra nhận thức và hiểu biết của học sinh.....................51
Bảng 2.3. Phiếu điều tra nhận thức và hiểu biết của học sinh sau khi
kết thúc dự án 3 ...........................................................................54
Bảng 2.4. Các nội dung đánh giá sản phẩm học sinh.................................57
Bảng 2.5. Các tiêu chí đánh giá sản phẩm học sinh ....................................57
Bảng 3.1. Kết quả thực hiện dự án của các nhóm .......................................63
Bảng 3.2. Kết quả điều tra sau học tập chuyên đề sinh thái nhân văn -
Phần Sinh thái học -Sinh học 12 .................................................64
Hình 1.1. Sơ đồ cấu trúc hệ sinh thái nhân văn theo Gerald G. Marten, 2001 ....13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo
dục phổ thông
Ngày 04-11-2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
ra Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, trong đó nêu chín
giải pháp đổi mới chương trình và sách giáo khoa trung học phổ thông [17].
Ngày 9-6-2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết Số 44/NQ-CP về việc
“Ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 29-
NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung
ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Nghị quyết xác định các nhiệm
vụ, giải pháp chủ yếu trong đó có 2 nhiệm vụ quan trọng đó là: “Hoàn thiện hệ
thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp
học, trình độ đào tạo và giữa các hình thức giáo dục, đào tạo, đáp ứng nhu cầu
học tập suốt đời và hội nhập quốc tế” và “Triển khai đổi mới chương trình giáo
dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm
chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống;
nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự học” [4].
Ngày 28-11-2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 Về
việc “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” với một số
nội dung đổi mới như sau: “Giáo dục phổ thông 12 năm, gồm hai giai đoạn
giáo dục: giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học
cơ sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phổ thông 3 năm). Giáo dục cơ bản bảo đảm trang bị cho học sinh trí thức phổ
thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở. Giáo
dục định hướng nghề nghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị
cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng”; “Đổi mới nội dung giáo dục
phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình
độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. Ở
cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên
quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương
trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; thực hiện tinh giản, tránh
chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Ở cấp trung học phổ
thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn
các môn học và chuyên đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ”[18].
Đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình và phương pháp dạy học theo
hướng hội nhập quốc tế. Nội dung chương trình và SGK cần được tổ chức xây
dựng và triển khai theo hướng mở. Ngoài mạch nội dung kiến thức chính được
Bộ giáo dục thống nhất ban hành, mỗi địa phương đều được xây dựng các chủ
đề dạy học phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn [2].
1.2. Xuất phát từ đặc điểm dạy học sinh thái nhân văn tỉnh Cao Bằng
Theo chương trình giáo dục phổ thông môn sinh học, ở cấp trung học phổ
thông ngoài phần kiến thức cơ bản có 09 chuyên đề, trong đó có chuyên đề sinh
thái nhân văn. Chuyên đề này chủ yếu vận dụng kiến thức từ nhiều lĩnh vực
như: phát triển kinh tế - xã hội, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, bảo vệ
môi trường,… giúp học sinh hiểu được khái niệm sinh thái nhân văn và giá trị
của sinh thái nhân văn trong sự phát triển kinh tế xã hội [1].
Chuyên đề STNV có phần liên hệ với thực tiễn địa phương. Vì vậy, cần
xây dựng chuyên đề và đề xuất cách dạy phù hợp với từng địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Cao Bằng là một tỉnh miền núi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hạn
chế, học sinh trên địa bàn trên 95% là con em dân tộc thiểu số nên việc tổ chức
tiếp cận tìm hiều công nghệ sinh học sẽ gặp nhiều khó khăn. Để giúp học sinh
địa phương có cơ hội được học tập, lĩnh hội một cách hiệu quả nhất theo nội
dung chương trình giáo dục mới cần khơi gợi sự hứng thú và ham học hỏi của
học sinh. Do đó, cần tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp và nội dung phù
hợp với đối tượng người học.
Vì vậy, việc xây dựng chương trình địa phương cụ thể để áp dụng đối với
từng đối tượng và từng địa phương hết sức cần thiết. Từ chương trình của từng
địa phương cụ thể sẽ có những phương pháp dạy học phù hợp gắn với thực tiễn
cho từng đối tượng, từng vùng miền giúp học sinh hình thành, khắc sâu kiến
thức một cách chủ động và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, phát triển
năng lực toàn diện.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng và tổ
chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường trung học phổ
thông tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục đích nhiên cứu
Xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề STNV ở trường THPT tỉnh Cao
Bằng góp phần thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích chương trình môn sinh học trong chương trình giáo dục phổ
thông mới để xác định vị trí và chức năng của chuyên đề Sinh thái nhân văn.
- Xây dựng chuyên đề sinh thái nhân văn thể hiện được các nội dung như:
khái niệm sinh thái nhân văn, phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong
việc phát triển bền vững, phân tích được giá trị một số lĩnh vực sinh thái nhân
văn như: Nông nghiệp, phát triển đô thị, phát triển du lịch, bảo tồn và phát triển
bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Vận dụng dạy học theo dự án để dạy chuyên đề này ở một số trường
THPT tỉnh Cao Bằng yêu cầu học sinh tìm hiểu và vận dụng kiến thức sinh thái
nhân văn ở tỉnh Cao Bằng.
- Kiểm nghiệm và đánh giá: Tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá để thấy
được tính khả thi của việc xây dựng nội dung chương trình trong tổ chức dạy
học chuyên đề sinh thái nhân văn ở một số trường THPT tỉnh Cao Bằng.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu về các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo về đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông trọng tâm là chương trình đổi mới của bộ môn sinh học; Nghiên cứu
các tài liệu liên quan đến sinh thái nhân văn và phát triển bền vững.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để nghiên cứ lịch sử
vấn đề, Phát hiện và rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua
việc tìm hiểu tư liệu, giáo trình, sách, các bài nghiên cứu thuộc: Các lĩnh vực
liên quan đến môi trường; Sinh thái nhân văn; ….
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Được sử dụng để thu thập tư liệu thực tế
về những nội dung liên quan đến chuyên đề sinh thái nhân văn phù hợp và
được giáo viên, học sinh hứng thú để đưa vào xây dựng và dạy học chuyên đề
trong chương trình địa phương tại Cao Bằng.
- Phương pháp thống kê: Thống kê, phân tích các số liệu trong quá trình
điều tra, thâm nhập thực tế ở một số trường phổ thông bổ trợ cho phương pháp
phân tích, tổng hợp nhằm đạt kết quả chính xác.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến từ các chuyên gia về những nội
dung xây dựng tài liệu và các bước tổ chức dạy học cho chuyên đề.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Tham gia dự giờ một số tiết dạy học
chuyên đề, ngoại khóa ở trường phổ thông để tìm hiểu nhu cầu hứng thú và thái độ
của người dạy và người học đối với những nội dung trong chuyên đề tự chọn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm đối với học
sinh lớp 12 ở một số trường THPT thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng nhằm
kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài luận văn.
5. Đối tượng và khách thể
- Đối tượng nghiên cứu: Chuyên đề sinh thái nhân văn ở trường THPT của
tỉnh Cao Bằng.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học sinh thái học lớp 12.
6. Giả thiết khoa học
Nếu xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn một cách
hợp lí sẽ góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của học sinh về sinh thái
nhân văn tỉnh Cao Bằng.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Xây dựng và tổ chức dạy học chuyên đề sinh thái nhân văn ở
trường THPT tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Kiểm nghiệm và đánh giá.