Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
230
Kích thước
1.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1035

Xây dựng và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................1

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BẢO HIỂM TÀI SẢN

VÀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TÀI SẢN.

1.1. Cơ sở kinh tế của bảo hiểm tài sản. ........................................................ 9

1.1.1. Bảo hiểm tài sản là một phạm trù kinh tế khách quan. ....................... 9

1.1.2. Bản chất kinh tế của bảo hiểm tài sản. .............................................. 12

1.1.3. Tác động về mặt kinh tế - xã hội của bảo hiểm tài sản. .................... 16

1.1.3.1. Bảo hiểm tài sản là công cụ để xử lý rủi ro, bảo vệ người

được bảo hiểm......................................................................... 17

1.1.3.2. Bảo hiểm tài sản giúp con người có kinh ngiệm trong

việc đề phòng, hạn chế tổn thất giảm thiểu những thiệt

hại vật chất cho xã hội. ............................................................ 18

1.1.3.3. Bảo hiểm tài sản giúp ổn định đời sống và hoạt động sản

xuất kinh doanh của người tham gia bảo hiểm, mang lại

sự an toàn trong xã hội.............................................................. 19

1.1.3.4. Bảo hiểm tài sản là công cụ tập trung vốn, góp phần đáp

ứng nhu cầu về vốn trong xã hội. ............................................. 20

1.2. Cơ sở pháp lý của bảo hiểm tài sản. ..................................................... 21

1.2.1. Nội hàm khái niệm pháp luật bảo hiểm tài sản. ................................ 21

1.2.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động

kinh doanh bảo hiểm tài sản. ........................................................... 24

1.2.3. Tính chất liên ngành của pháp luật bảo hiểm tài sản......................... 30

1.2. Các yếu tố chi phối quy định pháp luật bảo hiểm tài sản. ...................... 36

1.3.1. Rủi ro. ................................................................................................ 36

1.3.2. Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi đối với tài sản bảo hiểm......... 40

1.3.3. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối. ....................................................... 43

1.3.4. Trách nhiệm bảo hiểm được giới hạn theo giá trị tài sản. ................. 48

1.3.5. Quan hệ bảo hiểm tài sản là quan hệ bồi thường............................... 50

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................. 58

CHƢƠNG II- PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH CỦA VIỆT NAM

VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin................................................................... 61

2.1.1. Xác định trách nhiệm pháp lý của nghĩa vụ cung cấp thông

tin ........................................................................................... 61

2.1.1.1. Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin ............................ 61

2.1.1. 2. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin. .......... 65

2.1.1. 3. Hậu quả pháp lý của việc vi phạm nghĩa vụ cung cấp

Thông tin. .............................................................................. 68

2.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin ....... 71

2.2.Phí bảo hiểm. ............................................................................................ 84

2.2.1. Trách nhiệm đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm và

vấn đề xác định thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của

doanh nghiệp bảo hiểm..................................................................... 84

2.2.1.1. Cơ sở luận của quy định về trách nhiệm đóng phí bảo

hiểm ...................................................................................................... 84

2.2.1.2. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm. ............ 86

2.2.2. Thực trạng tranh chấp về phí bảo hiểm............................................. 88

2.3. Chuyển giao quyền đòi bồi thường....................................................... 101

2.3.1. Bản chất của chuyển giao quyền yêu cầu trong giao dịch dân

sự và trong bảo hiểm tài sản. ...................................................... 101

2.3.2. Quy định của pháp luật về chuyển giao quyền đòi bồi thường

trong bảo hiểm tài sản..................................................................... 104

2.3.3. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ bồi thường của doanh nghiệp

bảo hiểm.......................................................................................... 107

2.4. Vấn đề trục lợi trong bảo hiểm tài sản................................................ 119

2.4.1. Khái niệm trục lợi bảo hiểm............................................................ 119

2.4.2. Quy định của pháp luật về chống trục lợi trong bảo hiểm tài

sản ..................................................................................................... 121

2.4.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hành

vi trục lợi bảo hiểm tài sản. ................................................... 121

2.4.2.2. Những quy định của pháp luật về chống trục lợi trong

bảo hiểm tài sản. .................................................................... 123

2.4.3. Thực trạng trục lợi trong bảo hiểm tài sản ....................................... 133

KẾT LUẬN CHƢƠNG II........................................................................... 141

CHƢƠNG III – ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN

PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TÀI SẢN TẠI VIỆT NAM

4.1. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản Việt Nam....... 145

4.1.1. Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản là vấn đề cần thiết

trong xu hướng hoàn thiện pháp luật nói chung............................ 145

4.1.2. Khắc phục những điểm bất hợp lý của pháp luật bảo hiểm tài

sản hiện hành. ................................................................................ 147

4.1.3. Tăng cường hơn nữa việc đảm bảo trật tự, kỹ cương của Nhà

nước và xã hội trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tài sản.......... 153

4.1.4. Yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực bảo hiểm...................................... 154

4.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản

tại Việt Nam.......................................................................................... 157

4.2.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp

thông tin........................................................................................... 157

4.2.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thời điểm phát

sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và

nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm của bên mua bảo hiểm. ...................... 161

4.2.3. Pháp luật cần bổ sung quy định về thời hạn mà doanh nghiệp

bảo hiểm phải trả lời về việc bổ sung hồ sơ và lý do từ chối

bồi thường........................................................................................ 168

4.2.4. Sửa đổi, bổ sung một số quy định về chuyển quyền yêu cầu

bồi hoàn trong bảo hiểm tài sản. ..................................................... 170

4.2.5. Hoàn thiện các quy định về chống trục lợi trong bảo hiểm tài

sản.................................................................................................... 176

4.2.5.1. Ảnh hưởng của trục lợi bảo hiểm đối với quá trình xây

dựng và phát triển thị trường bảo hiểm tài sản của Việt

Nam......................................................................................... 176

4.2.5.2. Một số kiến nghị. ..................................................................... 181

4.2.6. Pháp luật cần quy định sử dụng các thuật ngữ bảo hiểm chuẩn

trong hợp đồng bảo hiểm................................................................. 189

KẾT LUẬN CHƢƠNG III......................................................................... 192

KẾT LUẬN............................................................................................... 194

1

LỜI NÓI ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài.

Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng

là lĩnh vực tương đối mới tại Việt Nam. Kể từ năm 1993 khi Chính phủ ban

hành Nghị định số 100/CP/1993 ngày 18/12/1993 quy định về kinh doanh bảo

hiểm thì chúng ta mới có mảng pháp luật riêng về lĩnh vực này. Thị trường bảo

hiểm Việt Nam thật sự hình thành và khởi sắc từ sau khi có Nghị định 100/CP.

Sau gần 15 năm hình thành và phát triển, có thể thấy rằng, hoạt động kinh doanh

bảo hiểm của Việt Nam còn hạn chế, nhận thức, hiểu biết của người dân về lĩnh

vực này chưa nhiều. Thực tế phát triển của các nước đã chứng minh, nhu cầu về

bảo hiểm của người dân cũng như các doanh nghiệp đang ngày càng tăng. Bảo

hiểm là lĩnh vực có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Vì

vậy, nhằm khuyến khích người dân tham gia vào quan hệ bảo hiểm và để bảo

hiểm thực sự là tấm lá chắn cho nền kinh tế, Nhà nước phải có cơ chế xây dựng

và phát triển thị trường bảo hiểm. Để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển

lành mạnh, Nhà nước cần phải thiết lập được trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực này,

muốn vậy, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cần được quy định rõ ràng và phải

ngày càng được hoàn thiện.

Là một bộ phận của pháp luật kinh doanh bảo hiểm, pháp luật bảo hiểm

tài sản đã góp một vai trò nhất định cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm

Việt Nam. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, do kiến thức về bảo hiểm nói

chung và bảo hiểm tài sản nói riêng của các chủ thể tham gia vào quan hệ bảo

hiểm tài sản còn non kém, việc hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật về

bảo hiểm tài sản còn thiếu chuẩn xác. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh bảo hiểm

nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng là lĩnh vực khá phức tạp, quy định của

pháp luật về lĩnh vực này cũng còn nhiều bất cập. Vì vậy, việc vận dụng pháp

luật bảo hiểm tài sản để giải quyết các tranh chấp phát sinh còn bộc lộ sự thiếu

thống nhất, chưa mang tính thuyết phục cao. Điều này đã dẫn đến hệ quả làm

2

giảm lòng tin của người dân vào vai trò của bảo hiểm tài sản đồng thời tạo ra

sự xáo trộn trong thị trường bảo hiểm. Đây là thực trạng cần phải được khắc

phục ngay vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, ảnh hưởng

đến trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và cao hơn nữa nó sẽ

có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước.

Để thúc đẩy thị trường bảo hiểm tài sản Việt Nam phát triển, cũng cố lòng

tin của dân chúng vào vai trò của bảo hiểm tài sản, đảm bảo quyền và nghĩa vụ

của các bên, đáp ứng nhu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá

cũng như nhu cầu hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước thì việc nghiên

cứu nhằm hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản là một đòi hỏi bức thiết cả về

mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đây chính là lý do mà tác giả chọn đề tài: “Xây dựng

và phát triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam” để làm luận án Tiến sĩ

luật học của mình.

2- Tình hình nghiên cứu.

Bảo hiểm tài sản và pháp luật bảo hiểm tài sản là lĩnh vực không mới đối

với khá nhiều các quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở những nước có nền kinh tế

phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản… Theo tìm hiểu của tác giả, có nhiều

sách nước ngoài viết về bảo hiểm như: Peter Macdonaid Eggers and Patrick

Foss “Good faith and insurance contracts” LLP, 1998; “Policies and

perceptions of insurance” Malcolm Clarke, Clarendon Press – Ocford 1997;

Rohard, “The Doctrine of “Utmost good faith” in the Marine Insurance Law of

some Civil Law Countries” CIM Yearbook 1994; Dr. David Bland “Insurance

Principles and Practice”, NXB Tài chính, 1998; “Insurance law, A guige to

fundametal principles, legal doctrines, and commercial practices” Robert E.

Keeton, Alan I Widiss, West group 1998; Allan Willett “The economic Theory

of risk and insurance, Philadelphia: University of Pensylvamia Press” USA

1951… Tuy nhiên, những tài liệu trên chủ yếu nghiên cứu về các nguyên lý

của bảo hiểm, kỹ thuật kinh doanh bảo hiểm.

3

Ở Việt Nam, lĩnh vực bảo hiểm tài sản và pháp luật bảo hiểm tài sản còn

tương đối mới, vì vậy, các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo hiểm tài sản

còn rất ít. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu khoa học

cấp Bộ, cấp Nhà nước cũng như đề tài tiến sĩ nào nghiên cứu về pháp luật bảo

hiểm tài sản. Chỉ có một số đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu về lĩnh vực bảo

hiểm nói chung nhưng lại tiếp cận ở góc độ kinh tế như đề tài: “Đánh giá

những tác động của việc mở cửa thị trường bảo hiểm và các giải pháp phát

triển thị trường bảo hiểm Việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”

của Viện Khoa học Tài chính công bố ngày 6/12/2004, do tổ chức SIDA Thụy

Điển tài trợ. Đề tài này nghiên cứu những tác động của thị trường bảo hiểm đối

với nền kinh tế và phương hướng phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam

trong thời kỳ hội nhập. Đề tài “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động

của tự do hóa thương mại dịch vụ tại Việt Nam: Ngành bảo hiểm” của Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Chương trình phát triển Liên hợp quốc, báo cáo cuối cùng

vào tháng 7/2006. Nội dung nghiên cứu của đề tài này tập trung vào việc phân

tích khả năng cạnh tranh của ngành bảo hiểm Việt Nam trong tiến trình tự do

hóa thương mại và đưa ra những nhận định về xu hướng phát triển của thị

trường bảo hiểm Việt Nam. Vào năm 2000, Tòa án nhân dân tối cao có thực

hiện một đề tài cấp cơ sở nghiên cứu về “Thực tiễn giải quyết tranh chấp về

hợp đồng bảo hiểm và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác

này”, tuy nhiên đề tài này chỉ nghiên cứu về giải quyết tranh chấp hợp đồng

bảo hiểm nói chung. Cũng có một số đề tài Thạc sĩ nghiên cứu về bảo hiểm tài

sản như đề tài: “Pháp luật bảo hiểm tài sản - Thực trạng áp dụng và hướng

hoàn thiện” Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lý Minh Triết, Đại học Luật

TP. Hồ Chí Minh năm 2006 tiến hành phân tích một số quy định của pháp luật

bảo hiểm tài sản và cũng đưa ra được những định hướng hoàn thiện pháp luật

bảo hiểm tài sản, tuy nhiên đề tài này lại nghiên cứu pháp luật bảo hiểm tài sản

theo nghĩa rộng. Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lưu Hương Ly, Trường

Đại học Luật Hà Nội năm 2006 với đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

của pháp luật bảo hiểm Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng

4

đường biển” cũng nghiên cứu về pháp luật bảo hiểm tài sản nhưng là một mảng

nhỏ liên quan đến bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Mới đây

nhất, tác giả Phạm Văn Tuyết viết cuốn: “Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm

theo pháp luật bảo hiểm tại Việt Nam” của nhà xuất bản Tư pháp năm 2007.

Tuy nhiên cuốn sách này giới thiệu chung về pháp luật bảo hiểm mà không

nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật bảo hiểm tài sản.

Cũng có một số bài viết liên quan đến pháp luật bảo hiểm tài sản như: “Cơ

sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng bảo hiểm” của

tác giả Phạm Sĩ Hải Quỳnh, Tạp chí Khoa học pháp lý – ĐH Luật TP.HCM số

3/2004; bài: “Lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về hành vi lừa dối trong Luật

kinh doanh bảo hiểm” của tác giả Phí Thị Quỳnh Nga đăng trên trang web:

www.baoviet.com.vn; “Cần hoàn thiện quy định pháp lý về chấm dứt hợp đồng

bảo hiểm” trên Trang web http://www.baoviet.com.vn của tác giả Hiền Pha.

Những bài viết này chủ yếu khai thác một khía cạnh nhỏ của pháp luật bảo hiểm

tài sản.

Như vậy, nếu tìm hiểu tình hình nghiên cứu về pháp luật bảo hiểm tài sản

tại Việt Nam thì thấy rằng, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu

một cách cụ thể và toàn diện về lĩnh vực này. Các công trình nghiên cứu đã có

hoặc là tiếp cận ở góc độ kinh tế của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoặc là

nghiên cứu một mảng nhỏ trong pháp luật bảo hiểm tài sản hoặc nghiên cứu về

pháp luật kinh doanh bảo hiểm nói chung.

3- Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống nhằm

góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm tài sản. Phân

tích những nội dung chủ yếu của pháp luật bảo hiểm tài sản hiện hành và việc

vận dụng chúng trong thực tiễn để từ đó tìm ra những quy định còn bất cập,

thiếu thống nhất cần phải được sửa đổi, bổ sung. Trên quan điểm định hướng

cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu thiết lập

trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và yêu cầu hội nhập kinh

5

tế quốc tế, đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện cũng như cơ chế

thực thi pháp luật bảo hiểm tài sản ở Việt Nam hiện nay.

Mục đích nghiên cứu của đề tài có thể cụ thể hóa từ các nhiệm vụ sau đây:

- Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo

hiểm tài sản như sự cần thiết khách quan của bảo hiểm tài sản, vai trò về mặt

kinh tế, xã hội của bảo hiểm tài sản, những đặc trưng chi phối việc điều chỉnh

bằng pháp luật quan hệ bảo hiểm tài sản. Từ đây có thể xác định rõ quan điểm

xây dựng pháp luật bảo hiểm tài sản Việt Nam vừa nhằm đáp ứng yêu cầu

bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, Nhà nước

vừa phải đảm bảo tính chất kinh tế - xã hội của hoạt động này.

- Thứ hai, phân tích và đánh giá những nội dung chủ yếu của pháp luật bảo

hiểm tài sản Việt Nam trên cơ sở so sánh với quy định của pháp luật một số nước

nhằm xác định tính phù hợp và chưa phù hợp của pháp luật bảo hiểm tài sản Việt

Nam trong mối quan hệ với bản chất của bảo hiểm tài sản. Việc đánh giá quan

điểm lập pháp trong lĩnh vực này cũng là yêu cầu quan trọng mà đề tài phải thực

hiện.

- Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu một số tranh chấp điển hình trong bảo

hiểm tài sản ở Việt Nam, tác giả xác định những nguyên nhân dẫn đến các

tranh chấp này để làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng và hoàn

thiện về mặt pháp lý và thực tiễn xét xử.

- Thứ tư, luận án luận giải về sự cần thiết khách quan phải xây dựng và

hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam.

- Thứ năm, vạch ra những định hướng về lý luận và thực tiễn nhằm xây

dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản trên cơ sở phù hợp với tình hình

hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng của

Việt Nam. Những định hướng mà luận án đưa ra nhằm đảm bảo phù hợp với cơ

chế quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phục vụ cho

6

công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như hội nhập kinh tế

quốc tế.

- Thứ sáu, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể để xây dựng và

hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu.

Bảo hiểm tài sản là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học với

nhiều cách thức và mức độ tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ khoa học pháp lý

và phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu

pháp luật bảo hiểm tài sản theo nghĩa hẹp, tức là nghiên cứu pháp luật điều

chỉnh quan hệ mua bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo

hiểm với bên mua bảo hiểm (bên được bảo hiểm). Luận án chủ yếu tập trung

nghiên cứu pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

(bên được bảo hiểm) và doanh nghiêp bảo hiểm, những yếu tố có thể phát sinh

trong quá trình các bên tham gia quan hệ bảo hiểm tài sản. Còn một số vấn đề

khác có liên quan như địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh bảo hiểm tài

sản, vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản

… luận án sẽ không đề cập đến.

4- Phƣơng pháp nghiên cứu.

Để đạt được mục tiêu đặt ra của luận án là góp phần xây dựng và phát

triển pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu, tác

giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin với phép

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu về bảo hiểm tài sản trong

mối quan hệ không tách rời với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, với các yếu tố

chính trị, kinh tế, xã hội khác. Trong quá trình nghiên cứu, luận án còn dựa trên

cơ sở các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát

triển thị trường bảo hiểm, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

nhu cầu hội nhập để đánh giá, luận giải những vấn đề mang tính lý luận và thực

7

tiễn liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản và pháp luật bảo

hiểm tài sản.

Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án là

phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và đánh giá…Cụ thể, để

trình bày những vấn đề lý luận về bảo hiểm tài sản và pháp luật bảo hiểm tài

sản, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp. Những phương pháp

này giúp người đọc có thể nhận diện rõ nét nhất bản chất của bảo hiểm tài sản,

những đặc trưng cơ bản của quan hệ này. Nghiên cứu pháp luật thực định của

Việt Nam về bảo hiểm tài sản và thực tiễn áp dụng, tác giả đã sử dụng phương

pháp phân tích, thống kê, so sánh và đánh giá. Với việc sử dụng các phương

pháp này, luận án đã cung cấp những thông tin cụ thể về những nội dung chủ

yếu của pháp luật bảo hiểm tài sản. Đặc biệt, tác giả đã dùng phương pháp so

sánh để phân tích, đối chiếu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm

tài sản với pháp luật của một số nước. Để có sự nhìn nhận một cách chính xác

việc vận dụng các quy định của pháp luật bảo hiểm tài sản trong thực tiễn, tác

giả sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt Nam là nội

dung quan trọng của luận án. Để thực hiện được điều này, tác giả đã sử dụng

phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm làm nổi bật sự cần thiết phải hoàn

thiện pháp luật bảo hiểm tài sản trong xu hướng hoàn thiện pháp luật nói

chung. Với phương pháp chứng minh, tác giả cũng đã giúp người đọc hiếu rõ

những nội dung cần bổ sung, sửa đổi để pháp luật bảo hiểm tài sản ngày càng

hoàn thiện.

6- Đóng góp mới về khoa học của luận án.

Với những nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh pháp lý của hoạt

động bảo hiểm tài sản, luận án đã mang lại những điểm mới và đóng góp sau

đây:

- Luận án đã luận giải một cách toàn diện các khía cạnh kinh tế, xã hội

của bảo hiểm tài sản, những tác động tích cực và những tác động tiêu cực tiềm

ẩn trong hoạt động bảo hiểm tài sản và trên cơ sở đó chứng minh sự cần thiết

8

phải tạo ra được những nền tảng pháp luật vững chắc để bảo hiểm tài sản có

thể phát huy tối đa vai trò kinh tế, xã hội của nó.

- Luận án phân tích những đặc trưng chi phối việc điều chỉnh bằng pháp

luật quan hệ bảo hiểm tài sản để từ đó có thể xem xét thực trạng pháp luật bảo

hiểm tài sản và định hướng cho việc xây dựng và tiếp tục hoàn thiện pháp luật

bảo hiểm tài sản trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Luận án làm rõ mối quan hệ giữa các quy định về bảo hiểm tài sản trong

các văn bản pháp luật khác nhau, nhận diện được những bất cập giữa các lĩnh

vực pháp luật khác nhau khi qui định về bảo hiểm tài sản, những vướng mắc

trong quá trình áp dụng và giải thích các qui định pháp luật bảo hiểm theo

nguyên tắc luật chung và luật chuyên ngành. Đặc biệt, luận án đã phân tích giá

trị pháp lý và mối liên hệ giữa các qui tắc bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm

với pháp luật bảo hiểm tài sản để từ đó cho thấy sự phức tạp trong việc điều

chỉnh bằng pháp luật hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài

sản nói riêng .

- Luận án đã phân tích các vấn đề lý luận liên quan đến bản chất của hoạt

động bảo hiểm như rủi ro, trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm,

tính minh bạch trong thông tin bảo hiểm, vấn đề trục lợi để từ đó xác định rõ

hơn bản chất pháp lý và đặc trưng trong các quan hệ pháp luật về bảo hiểm tài

sản.

- Luận án phân tích, đánh giá toàn diện về thực trạng áp dụng pháp luật

bảo hiểm tài sản tại Việt Nam, làm rõ sự bất cập, thiếu thống nhất của quy định

pháp luật bảo hiểm tài sản và những hệ quả tiêu cực mà những bất cập này

mang đến cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản

nói riêng.

- Luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc tiếp tục xây dựng và

hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản của nước ta trong giai đoạn hiện nay xuất

phát từ nhu cầu của đời sống xã hội, những bất cập của hệ thống pháp luật.

Những giải pháp mà luận án kiến nghị chưa được đề cập trong công trình

9

nghiên cứu khoa học nào, thể hiện sự sáng tạo và là những đóng góp quan

trọng của công trình nghiên cứu này cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật

bảo hiểm tài sản tại Việt Nam:

Thứ nhất, đảm bảo tính chuyên ngành cho pháp luật bảo hiểm tài sản bằng

việc: thống nhất đưa các quy định về hợp đồng bảo hiểm trong Bộ luật dân sự

sang Luật kinh doanh bảo hiểm; giao Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ban hành

quy tắc và điều khoản bảo hiểm để vừa đảm bảo tính đặc thù của lĩnh vực bảo

hiểm vừa đảm bảo tính khách quan khi áp dụng trong thực tế. Sử dụng thuật

ngữ bảo hiểm chuẩn trong hợp đồng bảo hiểm để vừa đảm bảo sự rõ ràng trong

việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên vừa đảm bảo hiểu đúng tính

chuyên môn của nghiệp vụ bảo hiểm.

Thứ hai, xác định cụ thể hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ

cung cấp thông tin. Luận án lấy mốc thời điểm thực hiện hành vi vi phạm về

nghĩa vụ cung cấp thông tin để xem xét hợp đồng vô hiệu hay đơn phương

chấm dứt hợp đồng. Đây là điểm bổ sung quan trọng mà Luận án đề xuất vì

không thể sử dụng quy định của Bộ luật dân sự về vấn đề này để áp dụng cho

hợp đồng bảo hiểm.

Thứ ba, xác định trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong

trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng và không đóng đủ phí bảo hiểm

theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng. Đây là nội dung mà pháp luật bảo

hiểm tài sản hiện hành chưa có quy định cụ thể nên tranh chấp xảy ra trên thực

tế rất nhiều và cơ quan xét xử rất lúng túng khi vận dụng quy định pháp luật để

giải quyết tranh chấp.

Thứ tư, xác định lại thời điểm mà doanh nghiệp bảo hiểm được quyền yêu

cầu bên được bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn nhằm

đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên được bảo

hiểm.

Thứ năm, nhận diện hành vi trục lợi trong bảo hiểm tài sản và xây dựng

cơ chế pháp lý đảm bảo thực thi việc xử lý hành vi trục lợi bảo hiểm. Các cơ

chế đó là thành lập Bộ phận chống gian lận bảo hiểm trực thuộc Bộ tài chính;

10

bổ sung hành vi không cung cấp các thông tin về trục lợi bảo hiểm của doanh

nghiệp bảo hiểm vào hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh

bảo hiểm; bổ sung tội trục lợi bảo hiểm vào Bộ luật hình sự.

7- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.

Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các

tổ chức, cá nhân trong xã hội để họ hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình

khi tham gia quan hệ pháp luật bảo hiểm tài sản, nâng cao ý thức pháp luật bảo

hiểm tài sản trong nhân dân. Ngoài ra, luận án còn là tài liệu tham khảo đối với

các cơ quan xét xử khi giải quyết các tranh chấp về bảo hiểm. Đặc biệt, với

những phân tích, luận giải, đánh giá và những giải pháp cụ thể thì luận án là tài

liệu hữu ích cho các cơ quan hữu quan trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ

sung, hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tài sản nói riêng và pháp luật về kinh

doanh bảo hiểm tại Việt Nam nói chung.

Ngoài ra, luận án có thể được sử dụng như là một tài liệu tham khảo trong

công tác nghiên cứu và giảng dạy Pháp luật kinh doanh bảo hiểm.

8- Kết cấu của luận án.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận án gồm 3 chương.

Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm tài sản và pháp luật bảo hiểm tài

sản.

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm tài sản và thực tiễn thực hiện.

Chương 3: Định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo hiểm tài sản tại Việt

Nam.

11

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TÀI SẢN

VÀ PHÁP LUẬT BẢO HIỂM TÀI SẢN

Pháp luật được xây dựng dựa vào đặc thù của các quan hệ xã hội. Cơ chế điều

chỉnh của pháp luật phải phù hợp với những đặc trưng của các quan hệ xã hội mà

ngành luật đó điều chỉnh. Bảo hiểm tài sản là một phạm trù kinh tế khách quan. Việc

hình thành các quan hệ bảo hiểm tài sản là nhu cầu tất yếu của xã hội. Nghiên cứu

bản chất kinh tế của bảo hiểm tài sản sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách chuẩn xác

sự vận động của các quan hệ xã hội diễn ra trong quá trình các chủ thể tham gia hoạt

động kinh doanh bảo hiểm tài sản để từ đó làm cơ sở cho việc tiếp cận ở góc độ pháp

luật.

Được hình thành và phát triển từ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, bảo

hiểm tài sản có những đóng góp nhất định về mặt kinh tế và xã hội đối với Nhà

nước, đối với các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Để bảo hiểm tài sản phát huy

hơn nữa vai trò của mình, đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các chủ thể,

thiết lập trật tự kỷ cương trong bảo hiểm tài sản, Nhà nước cần thiết phải can

thiệp vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm bằng việc ban hành các quy định pháp

luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản. Do

đó, việc luật hóa các quan hệ bảo hiểm tài sản là yêu cầu bắt buộc đối với Nhà

nước.

Bảo hiểm tài sản ra đời và phát triển là do nhu cầu khách quan của cuộc

sống. Để duy trì cuộc sống, con người cần phải có quỹ tài chính đủ lớn để bù

đắp đầy đủ và kịp thời thiệt hại do các sự cố bất ngờ gây ra, giúp người bị thiệt

hại có thể nhanh chóng khôi phục lại cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Bảo

hiểm tài sản không những có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi tài chính

cho những chủ thể tham gia vào quan hệ bảo hiểm mà còn có những đóng góp

quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước. Chính vì những vai trò không nhỏ

của bảo hiểm tài sản đối với đời sống xã hội mà việc xây dựng và phát triển một

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!