Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề "Sinh sản hữu tính ở động vật" góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Quảng Ninh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THỦY
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
“SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT” GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THỦY
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
“SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT” GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: LL&PPDH bộ môn Sinh học
Mã số: 8 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HÀ
THÁI NGUYÊN - 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin xam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Hà. Các tài liệu trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Thủy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo bộ phận sau đại học,
Ban Chủ nhiệm khoa và các Thầy, Cô giáo trong khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm
- Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các Thầy, Cô giáo bộ môn Sinh
học trường THPT Lê Chân - Thị xã Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh đã giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hà đã tận tình giúp đỡ
và hướng dẫn tôi để thực hiện đề tài nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người
thân đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện để hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Thủy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................................vi
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................................4
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................4
6. Nội dung nghiên cứu................................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................4
8. Đóng góp mới của đề tài..........................................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................................6
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.....................................................................................6
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................................................6
1.1.2. Tại Việt Nam......................................................................................................................8
1.2. Một số vấn đề chung về DHTCĐ và dạy học định hướng phát triển NL cho
HS THPT............................................................................................................................9
1.2.1. Khái niệm chủ đề học tập và dạy học theo chủ đề .........................................................9
1.2.2. Ưu thế của dạy học theo chủ đề so với dạy học tiếp cận truyền thống.......................10
1.2.3. Tổ chức dạy học theo chủ đề ..........................................................................................12
1.2.4. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS THPT.....................................12
1.3. Mối quan hệ giữa DHTCĐ và việc phát triển NL VDKT đã học vào thực tiễn cho
HS THPT...........................................................................................................................24
1.4. Thực trạng của việc tổ chức DHTCĐ sinh sản hữu tính ở động vật theo định
hướng phát triển NL VDKT cho HS..............................................................................25
Kết luận chương 1 ......................................................................................................................31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2. XÂY DỰNG VÀ THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ SINH
SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH THPT............................................32
2.1. Xây dựng chủ đề sinh sản hữu tính ở động vật..............................................................32
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng chủ đề dạy học............................................................................32
2.1.2. Quy trình xây dựng chủ đề..............................................................................................32
2.1.3. Xây dựng nội dung chủ đề Sinh sản hữu tính ở động vật............................................34
2.1.4. Các biện pháp phát triển NL VDKT đã học vào thực tiễn trong dạy học chủ đề
“Sinh sản hữu tính ở động vật” .......................................................................................39
2.2. Thiết kế kế hoạch dạy học ...............................................................................................44
2.2.1. Nguyên tắc thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề theo định hướng phát triển NL VDKT...44
2.2.2. Quy trình thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề theo định hướng phát triển NL VDKT
cho HS THPT....................................................................................................................45
2.2.3. Bản kế hoạch (giáo án) dạy học theo chủ đề.................................................................46
2.2.4. Tổ chức dạy học chủ đề...................................................................................................51
Kết luận chương 2 ......................................................................................................................51
Chương 3. 52THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 52TỔ
CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ........................................................................................52
3.1. Thực nghiệm sư phạm......................................................................................................52
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm.....................................................................................52
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm....................................................................................52
3.1.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm.....................................................................................52
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm..............................................................................................53
3.1.5. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm..............................................................................53
3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm.........................................................................................55
3.2.1. Kết quả đánh giá về kiến thức ........................................................................................55
3.2.2. Kết quả đánh giá NL VDKT đã học vào thực tiễn.......................................................62
Kết luận chương 3 ......................................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................................................70
1. Kết luận..................................................................................................................................70
2. Khuyến nghị............................................................................................................................70
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.............72
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................73
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BTTT Bài tập thực tiễn
DHTCĐ Dạy học theo chủ đề
ĐC Đối chứng
GD & ĐT Giáo dục & Đào tạo
GDPT Giáo dục phổ thông
GV Giáo viên
HS Học sinh
Nxb Nhà xuất bản
NL Năng lực
STĐ Sau tác động
THPT Trung học phổ thông
TN Thực nghiệm
TNSP Thực nghiệm sư phạm
TTĐ Trước tác động
VDKT Vận dụng kiến thức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Điểm khác nhau cơ bản giữa dạy học theo cách tiếp cận truyền thống
và DHTCĐ ...............................................................................................11
Bảng 1.2. Các NL chuyên biệt cần hình thành cho học sinh trong dạy học Sinh
học ở trường phổ thông............................................................................14
Bảng 1.3. Các biểu hiện của NL VDKT vào thực tiễn.............................................18
Bảng 1.4. Tiêu chí đánh giá NL VDKT ...................................................................22
Bảng 1.5. Kết quả điều tra thuận lợi và khó khăn khi tổ chức dạy học theo chủ
đề trong dạy học Sinh học........................................................................26
Bảng 1.6. Kết quả điều tra về nhận thức của GV về biểu hiện của NL VDKT đã
học ............................................................................................................27
Bảng 1.7. Kết quả điều tra về nhận thức của GV về quy trình thực hiện kiểm
tra, đánh giá NL VDKT đã học................................................................28
Bảng 1.8. Kết quả điều tra về ý kiến của HS đối với việc tổ chức dạy học Sinh
học hiện nay ở các trường THPT.............................................................29
Bảng 2.1. Các yêu cầu cần đạt khi dạy học chủ đề Sinh sản hữu tính ở động vật .........35
Bảng 2.2. Thời lượng thực hiện nội dung Sinh sản ở sinh vật .................................39
Bảng 2.3. Hệ thống BTTT có thể vận dụng khi dạy chủ đề Sinh sản hữu tính ở
động vật....................................................................................................40
Bảng 3.1. Mức độ ảnh hưởng ES dựa theo tiêu chí của Cohen................................55
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra 15 phút TTĐ và STĐ ...................56
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra 15 phút TTĐ và STĐ ................56
Bảng 3.4. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút TTĐ và STĐ ................57
Bảng 3.5. Kết quả phân tích bài kiểm tra 15 phút TTĐ và STĐ trên phần mềm Excel......58
Bảng 3.6. Bảng tổng hợp một số tham số đặc trưng của lớp TN TTĐ và STĐ ở
bài kiểm tra 15 phút .................................................................................58
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra 15 phút lớp TN và ĐC..................59
Bảng 3.9. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút lớp TN và ĐC ..............60
Bảng 3.10. Bảng kết quả xử lí số liệu bài kiểm tra 15 phút lớp TN và ĐC bằng
phần mềm Excel.......................................................................................61
Bảng 3.11. Bảng tổng hợp một số tham số đặc trưng của lớp TN và lớp ĐC ở bài
kiểm tra 15p..............................................................................................61
Bảng 3.12. Bảng đánh giá kết quả cuộc thi ................................................................63
Bảng 3.13. Bảng đánh giá điểm trung bình NL VDKT đã học vào thực tiễn của
lớp TN, ĐC...............................................................................................65
Bảng 3.14. Bảng kết quả xử lí số liệu bằng phần mềm Excel điểm KT NL VDKT
đã học lớp TN và ĐC ...............................................................................66
Bảng 3.15. Bảng tổng hợp một số tham số đặc trưng đánh giá NL VDKT đã học
của lớp TN và lớp ĐC..............................................................................67
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá định lượng cá nhân NL VDKT đã học ở lớp TN
trước và sau tác động ...............................................................................67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình tổ chức dạy học phát triển NL VDKT.........................................20
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra 15 phút TTĐ và STĐ .................56
Hình 3.2. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 15 phút TTĐ và STĐ ...........................57
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra 15 phút lớp TN và ĐC ...............59
Hình 3.4. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 15 phút giữa lớp TN và lớp ĐC ...........60
Hình 3.5. Biểu đồ đánh giá sự tiến bộ năng lực giữa lớp TN so với lớp ĐC ..............66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ quan điểm của Đảng về định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới chương
trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy
người, dạy chữ và dạy nghề”. Trong đó, nội dung chương trình phải theo hướng “tinh
giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [1].
Thực hiện Nghị quyết của Đảng số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về
"Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" [1]; Nghị quyết số 88/2014/QH13
ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông [16] và Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và NL của HS góp phần tạo
chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng, hiệu quả giáo dục và phát triển con người
Việt Nam toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, hướng tới “công dân toàn cầu” [19], chương
trình giáo dục phổ thông tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục
được chính thức ban hành ngày 26/12/2018 kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT
của Bộ GD & ĐT đã đánh dấu sự đổi mới về chất lượng của giáo dục phổ thông Việt
Nam chuyển từ chương trình theo định hướng nội dung sang chương trình theo định
hướng phát triển NL người học [3]. Sự đổi mới này đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn và
sự phát triển của khoa học công nghệ.
1.2. Xuất phát từ đặc điểm dạy học theo chủ đề
DHTCĐ là hình thức dạy học dựa vào việc thiết kế chủ đề dạy học và tổ chức
dạy học chủ đề đó. Trong quá trình thiết kế chủ đề dạy học, GV phải tìm tòi những khái
niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề… có sự giao thoa, tương đồng
lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong
các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó làm thành nội dung học trong một chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó HS có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến
thức và vận dụng vào thực tiễn [21].
Các chủ đề dạy học đặt người học vào những tình huống thực tế. Vì vậy, HS tự
lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập dưới sự
hướng dẫn của GV.
Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, đòi hỏi HS phải VDKT tổng hợp hoặc
liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích
hợp đa chiều, liên môn, tích hợp vào nội dung kiến thức các ứng dụng kĩ thuật và thực
tiễn đời sống làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn và góp phần hình thành và phát
triển NL người học.
1.3. Xuất phát từ đặc điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn Sinh học
Chương trình GDPT môn Sinh học (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) đã chỉ
rõ [5]:
* Mục tiêu: Mục tiêu chương trình môn Sinh học là hình thành, phát triển ở học
sinh NL sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình
thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và NL chung, đặc biệt là tình yêu thiên
nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn trọng các quy
luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên
phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; rèn luyện cho HS thế giới quan khoa học,
tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu lao động, các NL tự chủ và tự học, giao
tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo [5].
* Yêu cầu cần đạt: Theo Chương trình GDPT môn Sinh học, yêu cầu cần đạt là
đầu ra của chương trình, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và NL
chung, đồng thời, hình thành và phát triển ở HS NL Sinh học, biểu hiện của NL khoa
học tự nhiên, bao gồm các thành phần NL: nhận thức sinh học; tìm hiểu thế giới sống;
VDKT, kĩ năng đã học. Trong đó, NL VDKT, kĩ năng đã học được biểu hiện: Vận dụng
được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự
nhiên và trong đời sống; có thái độ, hành vi ứng xử thích hợp [5].
* Đặc điểm nôi dung môn Sinh học ở trường phổ thông : Sinh học là môn khoa học
thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu của Sinh học là thế giới sinh vật gần gũi với đời
sống hằng ngày của HS [5]. Do vậy dạy học Sinh học cần phải gắn với thực tiễn, HS phải
biết VDKT, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống như vận dụng trong trồng trọt, chăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nuôi, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, nâng cao chất lượng
cuộc sống…[18].
Nội dung Sinh sản hữu tính ở động vật - Sinh học 11- Chương trình giáo dục
phổ thông 2018 có chứa đựng nhiều kiến thức gắn với các hiện tượng trong tự nhiên
và đời sống, liên quan đến quá trình sinh lí trong cơ thể động vật, con người, duy trì
nòi giống, ứng dụng trong chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe cho con người, đặc biệt là bảo
vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên… Vì vậy nếu tổ chức chủ đề “Sinh sản hữu tính ở
động vật” theo hướng tiếp cận NL, gắn kiến thức với thực tiễn sẽ góp phần làm tăng sự
yêu thích môn học, phát huy tư duy và NL giải quyết vấn đề cho HS, phát triển được
NL VDKT, kĩ năng đã học vao giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Đồng thời, thông
qua việc VDKT, kĩ năng đã học, HS có khả năng nhớ kiến thức lâu hơn, hiểu kiến thức
sâu hơn và việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn [17].
Hiện nay, ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong quá trình
dạy học, nội dung Sinh sản hữu tính ở động vật cũng đã được xây dựng thành chủ đề
học tập. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức dạy học, GV chủ yếu chỉ dừng ở mức liên
hệ kiến thức đã học với một số vấn đề thực tiễn mà chưa phát triển được NL VDKT,
kĩ năng đã học cho HS [17]. Do vậy, việc nghiên cứu để góp phần phát triển NL VDKT,
kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống là rất cần thiết và giúp GV thực hiện nhiệm vụ
dạy học đáp ứng chương trình GDPT mới.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: ‘‘Xây dựng và tổ chức dạy học chủ
đề Sinh sản hữu tính ở động vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức
cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Biên soạn được nội dung dạy học chủ đề "Sinh sản hữu tính ở động vật" dựa theo
yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT môn Sinh học (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT).
- Thiết kế được kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề "Sinh sản hữu tính ở động vật"
theo hướng phát triển NL VDKT đã học vào thực tiễn.
- Tổ chức được các hoạt động học tập đó theo kế hoạch đã thiết kế.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung chủ đề "Sinh sản hữu tính ở động vật" và các hoạt động học tập góp
phần phát triển NL VDKT đã học cho HS THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động dạy học Sinh học ở lớp 11 trường THPT tỉnh Quảng Ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Biên soạn nội dung chủ đề "Sinh sản hữu tính ở động vật" bám sát yêu cầu cần đạt
trong Chương trình GDPT môn Sinh học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/
TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) và tổ chức dạy
học hợp lý sẽ góp phần phát triển NL VDKT đã học cho HS THPT.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề "Sinh sản hữu
tính ở động vật" (Sinh học11) góp phần phát triển NL VDKT đã học vào thực tiễn cho
HS trường THPT Lê Chân - Thị xã Đông Triều - Tỉnh Quảng Ninh.
6. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Biên soạn nội dung của chủ đề "Sinh sản hữu tính ở động vật" dựa theo yêu cầu
cần đạt trong Chương trình GDPT môn Sinh học (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT).
- Thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề “Sinh sản hữu tính ở động vật” theo hướng phát
triển NL VDKT đã học vào thực tiễn.
- TN sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết của đề tài.
7. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu những tài liệu liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài gồm các tài
liệu về triết học, logic học, tâm lí học, giáo dục học, các tài liệu về phát triển giáo dục,
phương pháp giáo dục, luận văn, luận án có cùng hướng nghiên cứu.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa sinh học lớp 11 hiện hành, Chương
trình GDPT tổng thể, Chương trình GDPT môn Sinh học (Ban hành kèm theo Thông
tư số 32/2018/TT-BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT),
các tài liệu khoa học, tranh ảnh, sách báo, tạp chí… có liên quan đến kiến thức "Sinh
sản hữu tính ở động vật".
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Điều tra thực trạng việc dạy học theo chủ đề để góp phần phát tiển NL VDKT đã
học cho HS THPT.