Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Xác Định Một Số Đặc Điểm Sinh Thái Loài Chà Vá Chân Đen Pygathrix Nigripes Và Đề Xuất Giải Pháp Bảo Tồn Tại Vườn Quốc Gia Bù Gia Mập Tỉnh Bình Phước
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các kết quả số liệu và một số hình ảnh trong luận văn là trung thực, chưa được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
HOÀNG ANH TUÂN
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suất quá trình học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2, tôi
đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các quí thầy cô,
các chuyên gia và các bạn bè động nghiệp, cũng như gia đình người thân.
Nhân dịp này cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo tham
gia giảng dạy trong và ngoài trường, Ban giám đốc, Ban Khoa học công nghệ -
Đại học Lâm nghiệp cơ sở 2 và toàn thể học viên Cao học LH K21.A2.1 đã giúp
đỡ tôi trong suất quá trình học tập tại Trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Đồng Thanh Hải người đã tận
tình hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suất quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sỹ Hoàng Minh Đức, TS. Nguyễn Chí
Thành, TS. Kiều Mạnh Hưởng và một số chuyên gia động tại Viện sinh thái học
Miền Nam và Trung tâm nghiên cứu rừng &đất nghập nước, một số giáo viên
của Trường đã góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước, Sở Nội vụ,
Chi bộ, Ban giám đốc, Phòng Khoa học & Hợp tác quốc tế và các Trạm Kiểm
lâm của Ban quản lý VQG Bù Gia Mập, UBND xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ tỉnh
Bình Phước, xã Quảng Trực tỉnh Đắk Nông và một số người dân các xã này đã
tạo điều kiện về mọi mặt và giúp đỡ tôi trong suất quá trình công tác, học tập
và thực hiện luận văn này.
Ngoài ra tôi còn cảm ơn tới Ths. Vương Đức Hòa, KS. Phan Văn Biên,
KS. Khương Hữu Thắng, KS. Nguyễn Viết Thắng, KS. Lê Duy Thắng, KS. Lê
Trong Hùng, KS. Võ Huy Sang, KS. Phạm Văn Thi, KS. Phạm Hồng Được và
iii
Các Ông Lê Công Sự, Điểu Vi Rút, Điểu Chót, Điểu Toi, Điểu Tuyên, Điểu
Mai Giang, Điểu Dũng, Điểu Huy, Điểu Hân đã hỗ trợ và giúp tôi trong suất
quá trình điều tra thực địa tại VQG Bù Gia Mập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, vợ con tôi, bạn bè và người thân
đã ủng hộ, giúp đỡ và thông cảm cho tôi trong quá trình đi học và thực hiện
nghiên cứu này.
Trong quá trình học tập, thực hiện luận văn này, bản thân tôi không tránh
khỏi còn có những thiếu sót, hơn nữa do trình độ và kinh nghiệm của bản thân
còn có hạn nên báo cáo luận văn này vẫn còn một số mặt hạn chế. Tôi rất mong
nhận được những đóng góp của quí thầy cô, các chuyên gia trong lĩnh vực bảo
tồn và bạn bè đồng nghiệp để bản báo cáo này được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa tôi xin cảm ơn tất cả!
Bù Gia Mập, Ngày tháng năm 2016
Tác giả
Hoàng Anh Tuân
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVR Bảo vệ rừng
CBD Trung tâm Đa dạng Sinh học và Phát triển.
CI Conservation International Tổ chức bảo tồn quốc tế.
CITES Công ước về thương mại quốc tế cá loài động thức vật
hoang dã nguy cấp.
Colobinae Phân họ Vọoc
CR (Critical endangered) - Cực kỳ nguy cấp.
CVCĐ CVCĐ.
ĐDSH Đa dạng sinh học.
ĐVHD Động vật hoang dã
EN (Endangered) – Nguy cấp.
EX (Etxinct) - Tuyệt chủng.
EW (Extinct in the wild) - Tuyệt chủng trong tự nhiên.
GIS Global Information System Hệ thống thông tin toàn cầu
GPS Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu.
IB Loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai
thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
IIA Loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hạn chế khai thác,
sử dụng vì mục đích thương mại.
IIB Loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hạn chế khai thác,
sử dụng vì mục đích thương mại.
IUCN International Union for Conservation of nature and natural
resources Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế.
KBT Khu bảo tồn.
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên.
LR (Lower risk) - Ít nguy cấp.
M Macaca
N Nemaeus
P Pygathrix
R Rhinopithecus
T Trachypithecus
VCF Vietnam Conservation Fund Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng
Việt Nam.
VQG VQG.
VU (Vulnerable) - Sắp nguy cấp.
WCS Wildlife Conservation Society Hiệp hội bảo tồn động vật
hoang dã.
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Một số định nghĩa về các hoạt động của Chà vá chân đen.................. 25
Bảng 2.2. Bảng mã hóa các hoạt động của Chà vá chân đen. ................................. 26
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả cho điểm, xếp hạng các mối đe dọa tới loài......... 29
Bảng 3.1: Hiện trạng các loại đất, loại rừng tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập... 36
Bảng 3.2: Thành phần các loài thú khu vực nghiên cứu và khu hệ thú Việt
Nam..................................................................................................................................... 40
Bảng 4.1: So sánh số lượng cá thể Chà vá chân đen tại khu vực nghiên cứu với
một số VQG khác.......................................................................................................... 47
Bảng 4.2: Vị trí, số lượng cá thể của 3 đàn Chà vá chân đen.................................. 49
Bảng 4.3: Tần suất quan sát Chà vá chân đen theo tháng. ....................................... 58
Bảng 4.4: Tần suất quan sát Chà vá chân đen theo giới tính................................... 59
Bảng 4.5: Tần suất quan sát Chà vá chân đen theo tuổi............................................ 59
Bảng 4.6: Tần suất quan sát Chà vá chân đen theo giờ trong ngày...................... 60
Bảng 4.7: So sánh quỹ thời gian hoạt động với các loài khỉ ăn lá khác.............. 63
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các loài Chà vá giống Pygathrix .......................................................................... 11
Hình 1.2. Bản đồ phân bố của Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes)......................... 15
Hình 2.1.: Sơ đồ bố trí các tuyến điều tra CVCĐ tại Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. 22
Hình 3.1: Vị trí VQG Bù Gia Mập trong vùng Đông Nam Bộ ....................................... 30
Hình 3.2: Bản đồ ranh giới các phân khu chức năng và khu vực nghiên cứu tại Vườn
quốc gia Bù Gia Mập.................................................................................................. 31
Hình 3.3: Bản đồ phân bố độ cao tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập................................. 32
Hình 3.4: Bản đồ tổng thể hệ thống thủy văn tại khu vực VQG Bù Gia Mập ............ 34
Hình 3.5: Bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp VQG Bù Gia Mập. .................... 35
Hình 4.1: Bản đồ phân bố Chà vá chân đen tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt VQG
Bù Gia Mập. .................................................................................................................. 43
Hình 4.2: Biểu đồ số lượng các đàn Chà vá chân đen được ghi nhận theo mùa. ....... 44
Hình 4.3: Biểu đồ số lượng các đàn Chà vá chân đen được ghi nhận trên các trạng
thái rừng. ........................................................................................................................ 45
Hình 4.4: Biểu đồ số lượng các đàn Chà vá chân đen được ghi nhận theo độ cao so
với mặt nước biển. ....................................................................................................... 46
Hình 4.5. Sinh cảnh rừng sinh sống ưa thích của Chà vá chân đen ............................... 49
Hình 4.6: Kích thước vùng sống của đàn số 1 với số lượng 16 cá thể.......................... 50
Hình 4.7: Kích thước vùng sống của đàn số 2 với số lượng 3 cá thể. ........................... 51
Hình 4.8: Kích thước vùng sống của đàn số 3 với số lượng 8 cá thể. ........................... 51
Hình 4.9. Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) tại VQG Bù Gia Mập ....................... 57
Hình 4.10: Biểu đồ Quĩ thời gian hoạt động của Chà vá chân đen. ............................... 61
Hình 4.11: Biểu đồ Quĩ thời gian hoạt động của Chà vá chân đen theo nhóm tuổi. . 64
Hình 4.12: Biểu đồ quĩ thời gian hoạt động theo mùa của Chà vá chân đen............... 65
Hình 4.13: Tập tính kiếm ăn của Chà vá chân đen............................................................. 66
Hình 4.14: Kiểu bò, trèo của Chà vá chân đen .................................................................... 67
vii
Hình 4.15: Kiểu di chuyển treo mình và tung người của Chà vá chân đen.................. 68
Hình 4.16: Tập tính ngồi nghỉ.................................................................................................. 69
Hình 4.17: Tập tính nhìn cảnh giới và báo động................................................................. 71
Hình 4.18: Tập tính khơi mào giao phối và giao phối....................................................... 71
Hình 4.19: Săn bắt trái phép Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập. .......................... 73
Hình 4.20: Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ của người dân địa phương.75
Hình 4.21: Sinh cảnh bị chia cắt do mở đường. .................................................................. 76
viii
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………..1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .................................................................................... 1
2. Ý nghĩa của đề tài: .............................................................................................. 4
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu Linh trưởng ở Việt Nam ................................ 5
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1954 ............................................................................. 5
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 .......................................................... 6
1.1.3. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay ............................................................... 7
1.2. Một số vấn đề về phân loại học Linh trưởng ở Việt Nam .............................. 7
1.3. Một số đặc điểm giống chà vá (Pygathrix) ................................................... 11
1.3.1. Phân loại học Giống Chà vá (Pygathrix) ở Việt Nam: ................................. 11
1.3.2. Đặc điểm hình thái Chà vá (Pygathrix): ....................................................... 11
1.3.3. Một số đặc điểm sinh học, sinh thái của nhóm Chà vá (Pygathrix): ............ 12
1.3.4. Phân bố giống Chà vá: ................................................................................. 13
1.4. Chà vá chân đen - Pygathrix nigripes (Milne – Edwards, 1871) ................ 14
1.4.1. Tên gọi - Tên khoa học: ................................................................................ 14
1.4.2. Đặc diểm về hình thái ngoài: ........................................................................ 14
1.4.3. Đặc điểm phân bố của loài Chà vá chân đen: .............................................. 14
1.4.4. Đặc điểm sinh học, sinh thái của Chà vá chân đen: ..................................... 15
1.4.5. Tình hình nghiên cứu phân loại học Chà vá chân đen ................................. 17
1.4.6. Các mối đe dọa đến loài Chà vá chân đen: .................................................. 18
1.4.7. Tình trạng bảo tồn: ....................................................................................... 18
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………………………………...20
1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 20
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………… 20
2.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 20
ix
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 20
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 21
4.1. Phương pháp chọn khu vực nghiên cứu ........................................................... 21
4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp: ............................................................... 22
4.3. Phương pháp xử lý nội nghiệp: ........................................................................ 29
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU…………………………………………………………………...30
3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ................................................ 30
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 30
3.1.2. Địa hình, địa mạo .......................................................................................... 31
3.1.3. Khí hậu, thủy văn .......................................................................................... 32
3.1.4. Tài nguyên sinh vật ....................................................................................... 34
3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu. ............................ ..40
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…………………….43
4.1. Một số đặc điểm sinh thái loài Chà vá chân đen tại VQG Bù Gia Mập. ..... 43
4.1.1. Về hiện trạng phân bố, số lượng quần thể của loài ..................................... .43
4.1.2. Đặc điểm về nơi sống, kích thước vùng sống và sử dụng vùng sống ……….48
4.1.3. Đặc điểm về kích thước, cấu trúc và tổ chức đàn Chà vá chân đen............. 54
4.1.4. Đặc điểm về tập tính của Chà vá chân đen................................................... 58
4.2. Các mối đe dọa tới loài tại VQG Bù Gia Mập .............................................. 72
4.2.1. Các mối đe dọa trực tiếp tới loài .................................................................. 72
4.2.2. Các mối đe dọa gián tiếp tới loài .................................................................. 74
4.3. Thực trạng và giải pháp bảo tồn loài tại VQG Bù Gia Mập....................... .78
4.3.1. Thực trạng về công tác bảo tồn loài tại VQG Bù Gia Mập .......................... 78
4.3.2. Giải pháp bảo tồn loài tại VQG Bù Gia Mập ............................................... 79
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………82
1. Kết luận............................................................................................................. .82
1.1. Về một số đặc điểm sinh thái của loài…………………………………………….82
1.2. Các mối đe dọa tới loài Chà vá chân đen........................................................ 82
1.3. Thực trạng và giải pháp về công tác bảo tồn loài Chà vá chân đen ............... 82
x
2. Tồn tại ................ ………………………………………………………………………83
3. Kiến nghị ........................................................................................................... 84
PHẦN PHỤ LỤC……………………………………………………………… 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………....104
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có khu hệ thú linh
trưởng đa dạng về thành phần loài và phân loài ở khu vực Châu Á. Các nghiên
cứu gần đây đã ghi nhận ở Việt Nam gồm có 6 giống với 25 loài và phân loài
(Phạm Nhật, 2002) [20]; Brandon và cs, 2004 [28]; Đặng Ngọc Cần, 2008) [6].
Trong đó có 6 loài đặc hữu cho Việt Nam, bao gồm: Khỉ đuôi dài Côn Đảo
(Macaca fascicularis condorensis), Voọc mông trắng (Trachypithecus
delacour), Voọc Cát Bà (Trachypithecus poliocephalus poliocephalus), Chà vá
chân xám (Pygathrix cinerea), Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus),
Vượn đen Tây bắc (Nomascus nasutus) (Brandon và cs, 2004) [27] và 6 loài và
phân loài đặc hữu Đông Dương nghĩa là chỉ phân bố ở Việt Nam và Lào hoặc
ở Việt Nam và Campuchia: Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes), Chà vá chân
nâu (Pygathrix nemaeus), Voọc đen tuyền (Trachypithecus ebenus), Voọc Hà
Tĩnh (Trachypithecus hatinhensis), Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae)
và Vượn đen má trắng siki (Nomascus leucogenys) (Đặng Ngọc Cần, 2008) [6].
Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) là một trong những loài linh trưởng
đẹp nhất trên thế giới và là loài đặc hữu của Việt Nam và Campuchia (Nadler
và cs, 2003) [65]. Theo danh lục Sách đỏ Thế giới (IUCN Red List, 2015) [54]
và Sách đỏ Việt Nam (2007) xếp vào bậc Nguy cấp – EN (Endangered) [4];
Theo Nghị đinh 32/2006/NĐ-CP xếp trong danh lục nhóm IB, nghiêm cấm khai
thác và sử dụng [13].
Theo một số nghiên cứu trước đây Chà vá chân đen chỉ phân bố phía
Đông của sông Mêkông (Corbet và Hill, 1992) [29]. Các nghiên cứu đã ghi nhận
được một số nơi có sự phân bố của loài này ở Campuchia như Khu bảo tồn động
2
vật hoang dã Snuol (Nadler và cs, 2002) [64], phía Nam tỉnh Ratanakiri
(Timmins và Soriyun, 1998) [69], phía Đông Bắc và phía Nam tỉnh Mondulkiri
(Nadler và cs, 2007) [66]. Ở Việt Nam, loài Chà vá chân đen phân bố từ Gia
Lai cho đến Lâm Đồng (Nadler và cs, 2002) [64].
Tại Việt Nam những nghiên cứu về phân bố và số lượng của loài Chà vá
chân đen còn chưa đầy đủ. Các nghiên cứu được tiến hành gần đây bước đầu đã
cung cấp về số lượng loài tại Việt Nam. Quần thể Chá vá chân đen ở Vườn quốc
gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận có thể là quần thể có số lượng lớn nhất ước tính
từ 500 – 700 cá thể (Hoàng Minh Đức và Lý Ngọc Sâm, 2005) [47], Vườn quốc
gia Nam Cát Tiên quần thể ước tính khoảng 100 cá thể (Phạm Duy Thức và cs,
2005) [68].
Mặc dù Chà vá chân đen được mô tả rất sớm vào năm 1871 nhưng các
thông tin về đặc điểm sinh thái khu phân bố, sinh cảnh ưa thích, tập tính và
thành phần thức ăn,…vẫn còn hạn chế. Hiện nay, tuy đã có một vài nghiên cứu
về loài này ở Việt Nam nhưng đa số tập trung vào điều tra tình trạng phân bố
và bảo tồn (Phạm Duy Thức và cs, 2005) [68]. Gần đây, có thêm nghiên cứu
sâu hơn về sinh thái của loài được thực hiện bởi Hoàng Minh Đức và cộng sự
thực hiện tại Vườn quốc gia Núi Chúa và Phước Bình tỉnh Ninh Thuận. Các
nghiên cứu này đã chỉ ra được môi trường thích hợp đối với loài là rừng thường
xanh hay rừng bán thường xanh (Hoàng Minh Đức và Lý Ngọc Sâm, 2005 [47];
Hoàng Minh Đức và Baxter, 2006a [48]; Hoàng Minh Đức, 2007 [50]).
Tuy nhiên những năm gần đây, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng,
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đã làm giảm một cách đáng kể diện tích rừng
hiện có của Việt Nam nói chung và khu vực Đông Nam bộ nói riêng, điều này
đã làm mất môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã trong đó có loài