Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Về tính ổn định của mạng nơ ron phân thứ với hàm kích hoạt tổng quát
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
————— o0o —————
LÊ THỊ NHUNG
VỀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MẠNG NƠ RON PHÂN
THỨ VỚI HÀM KÍCH HOẠT TỔNG QUÁT
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
THÁI NGUYÊN, 04/2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
————— o0o —————
LÊ THỊ NHUNG
VỀ TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MẠNG NƠ RON PHÂN
THỨ VỚI HÀM KÍCH HOẠT TỔNG QUÁT
LUẬN VĂN THẠC SĨ TOÁN HỌC
Chuyên ngành: Toán ứng dụng
Mã số: 8 46 01 12
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI VIẾT THUẬN
Thái Nguyên, 4/2019
1
Mục lục
Chương 1 Một số kiến thức chuẩn bị 6
1.1. Giải tích phân thứ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.1.1. Tích phân phân thứ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.1.2. Đạo hàm phân thứ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2. Các định lí tồn tại duy nhất nghiệm của hệ phương trình vi
phân phân thứ Caputo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.3. Phương pháp hàm Lyapunov cho hệ phương trình vi phân phân
thứ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.4. Một số bổ đề bổ trợ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
Chương 2 Tính ổn định của hệ phương trình mạng nơ ron phân
thứ với hàm kích hoạt tổng quát 17
2.1. Sự tồn tại và duy nhất nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.2. Tiêu chuẩn ổn định Mittag-Leffler toàn cục . . . . . . . . . . . . 22
2.3. Ví dụ minh họa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
Chương 3 Tính ổn định của hệ phương trình mạng nơ ron phân
thứ có trễ với hàm kích hoạt tổng quát 27
3.1. Sự tồn tại và duy nhất nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
3.2. Tiêu chuẩn ổn định đều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
3.3. Ví dụ minh họa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2
LỜI NÓI ĐẦU
Mô hình mạng nơ ron mô tả bởi hệ phương trình vi phân với đạo hàm bậc
nguyên được nghiên cứu đầu tiên bởi L.O. Chua và L. Yang vào năm 1988 [7].
Mô hình này đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
trong những năm gần đây do những ứng dụng rộng lớn của nó trong xử lí tín
hiệu, xử lí hình ảnh, tối ưu hóa và các lĩnh vực khác [3, 8, 15]. Năm 2008,
trong một nghiên cứu của mình, A. Boroomand và M.B. Menhaj [3] lần đầu
tiên mô hình hóa mạng nơ ron bởi hệ phương trình vi phân phân thứ (Caputo
hoặc Riemann–Liouville). So với mạng nơ ron mô tả bởi hệ phương trình vi
phân với đạo hàm bậc nguyên, mạng nơ ron mô tả bởi hệ phương trình vi phân
phân thứ (Caputo hoặc Riemann–Liouville) có thể mô tả các đặc tính và tính
chất của mạng nơ ron một cách chính xác hơn [3, 15]. Do đó hệ phương trình
mạng nơ ron phân thứ đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học. Nhiều kết quả hay và thú vị về hệ phương trình mạng nơ ron phân
thứ đã được công bố trong những năm gần đây (xem [15, 18, 19, 27] và các tài
liệu tham khảo trong đó).
Như chúng ta đã biết, tính ổn định là một trong những tính chất cơ bản và
quan trọng của mọi hệ động lực và hệ phương trình vi phân phân thứ cũng
không là ngoại lệ. Tính ổn định và ổn định hóa của một số lớp hệ phương trình
vi phân phân thứ đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học trong những năm gần đây (xem [2, 10, 12, 14, 17] và các tài liệu tham khảo
trong đó). Đối với lớp hệ phương trình mạng nơ ron phân thứ, một vài kết quả
thú vị và sâu sắc đã được công bố trong những năm gần đây [20, 22, 25, 26].
Bằng cách sử dụng biến đổi Laplace và sử dụng một số tính chất của đạo hàm
phân thứ Caputo, H. Wang cùng các cộng sự [20] nghiên cứu tính ổn định tiệm