Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn học dân tộc Ngái và giá trị văn hóa tộc người
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
HOÀNG LỆ QUỲNH
VĂN HỌC DÂN TỘC NGÁI
VÀ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Phương Thái
Thái Nguyên - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu trích dẫn
đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Hoàng Lệ Quỳnh
ii
LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS Phạm Thị Phương Thái, người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn bạn Từ Tuấn Văn, nghiên cứu sinh của trường
Đại học chính trị Đài Loan, đã giúp tác giả rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn
này. Cảm ơn chị Ngô Thị Xuân trong nhóm nghiên cứu đã đồng hành nghiên cứu và
đưa ra nhiều ý kiến trong nhóm.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm
Khoa; quý thầy, cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình, học tập nghiên cứu
khoa học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Uỷ ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban dân
tộc tỉnh Bắc Giang, Sở văn hoá -thông tin tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân xóm
Tam Thái huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Cảm ơn các nghệ nhân các ông bà, cô
chú, anh chị em và bạn bè ở huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và
huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang-những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm
tư liệu để hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn
Hoàng Lệ Quỳnh
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG KHÓA LUẬN
GS : Giáo sư
UBND : Ủy ban nhân dân
HN : Hà Nội
KH : Kế Hoạch
KHXH : Khoa học xã hội
Nxb : Nhà xuất bản
PGS : Phó giáo sư
TS : Tiến sĩ
Tr : Trang
VH-TT : Văn hóa- thông tin
Tp. : Thành phố
HCM : Hồ Chí Minh
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...........................................................................................2
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu .............................................................................5
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................5
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .......................................................................5
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn ....................................................................7
7. Cấu trúc luận văn:........................................................................................................7
CHƯƠNG 1 KHÁI LƯỢC VỀ DÂN TỘC NGÁI VÀ TÌNH HÌNH SƯU TẦM VĂN
HỌC DÂN GIAN NGÁI.................................................................................................8
1.1. Khái quát chung về người Ngái................................................................................8
1.1.1. Tộc danh của người Ngái ...................................................................................8
1.1.2. Ngôn ngữ của người Ngái ..................................................................................9
1.1.3. Lịch sử di cư của người Ngái...........................................................................11
1.2. Vài nét văn hóa của người Ngái .............................................................................14
1.2.1. Nhà ở truyền thống của người Ngái.................................................................14
1.2.2. Trang phục truyền thống của người Ngái.........................................................15
1.2.3. Ẩm thực của người Ngái ..................................................................................15
1.2.4. Văn hóa ma chay của người Ngái ....................................................................16
1.2.5. Cách ứng xử của người Ngái............................................................................17
1.3. Tình hình cuộc sống hiện nay và sự phát triển của người Ngái ở Việt Nam..........18
1.3.1. Tình hình cuộc sống hiện nay của người Ngái.................................................18
1.3.2. Sự phát triển của người Ngái............................................................................20
1.4. Tình hình về sưu tập văn hoá văn học dân gian dân tộc Ngái................................22
1.5. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................22
CHƯƠNG 2 SÁNG TÁC TỰ SỰ DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC NGÁI .....................24
2.1.Thực trạng bảo tồn văn học tự sự của người Ngái ..................................................24
2.2. Truyền thuyết của người Ngái ................................................................................25
2.2.1. Khái niệm về truyền thuyết..............................................................................25
2.2.2. Nội dung giá trị của truyền thuyết của người Ngái..........................................26
v
2 .3. Thành ngữ tục ngữ của người Ngái.......................................................................30
2.3.1. Khái niệm về thành ngữ, tục ngữ .....................................................................30
2.3.2. Nội dung giá trị của thành ngữ, tục ngữ...........................................................31
2.4. Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................48
CHƯƠNG 3 DÂN CA NGÁI TRONG SINH HOẠT VĂN HÓA TỘC NGƯỜI ........50
3.1. Khái quát về dân ca Ngái........................................................................................50
3.1.1. Sọong Cô trong cuộc sống người Ngái ............................................................51
3.1.2. Phân loại của Sọong Cô ...................................................................................54
3.2. Dân ca trong nghi lễ ...............................................................................................57
3.3. Dân ca sáng tác trong đời sống sinh hoạt...............................................................59
3.3.1. Dân ca sáng tác trong cuộc sống thường ngày.................................................59
3.3.2. Dân ca sáng tác trong lao động ........................................................................65
3.4. Dân ca phản ánh cách ứng xử.................................................................................67
3.5. Tổng kết chương 3..................................................................................................74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................77
PHỤ LỤC......................................................................................................................81
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia đa dân tộc. Tính chất đa tộc người đã trở
thành điểm hấp dẫn của văn hoá Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
Mỗi dân tộc đều có truyền thống văn hoá lâu đời và đặc biệt là kho tàng văn hoá, văn
chương truyền miệng đa dạng, phong phú. Những sáng tạo nghệ thuật còn chắt chiu
được qua bao biến cố và thời gian cần được bảo tồn và phát huy giá trị, nhất là trong
thời kỳ hội nhập quốc tế.
Người Ngái là một trong những tộc người có nguồn gốc từ Trung Quốc, giống
như một số dân tộc như Hoa, Dao, Sán Dìu. Các ông bà cao tuổi vẫn dùng tiếng Pạcvà
giao lưu được. Ở đây tiếng Pạcvà là Pạcvà khách gia, là một phương ngữ thường được
sử dụng ở khu vực Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc và khu vực ven biển phía
nam Phúc Kiến. Theo Tổng cục Thống kê công bố năm 1979, người Ngái đã chính thức
được công nhận là một dân tộc riêng. Cho đến nay, theo kết quả điều tra dân số năm
2019, Ngái là được xếp vào top có ít số dân nhất (1649 người) trong số 53 dân tộc thiểu
số của Việt Nam, cư trú ở một số tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đồng
Nai... Nhưng trong quá trình thực tế điền dã của chúng tôi, dường như con số này mới
chỉ là một phần số lượng dân số người Ngái ở Việt Nam (lý do sẽ được luận giải trong
phần sau). Nhiều thông tin về người Ngái còn sơ lược và thiếu tin cậy. Ngoài một số bài
viết trên báo chí ra, trên các tạp chí khoa học và trong các chuyên khảo về dân tộc học,
chưa có công trình mang tính chuyên biệt, hệ thống, nghiên cứu về người Ngái. Do nhiều
lý do lịch sử, khách quan, văn học, văn hoá của dân tộc Ngái đã bị mai một, lãng quên
và Kinh hoá rất nhanh, hội nhập vào cộng đồng văn hoá địa phương làm cho văn hoá
của cộng đồng người Ngái thay đổi nhanh chóng. Ngay chính bản thân đồng bào Ngái
cũng không có mấy ai ý thức đến việc gìn giữ, bảo tồn những yếu tố văn hoá nói chung
và văn học nói riêng đang dần dần bị lớp bụi thời gian phủ mờ, hoặc bị biến đổi.
Lựa chọn đề tài “Văn học dân tộc Ngái và giá trị văn hóa tộc người”, tác giả
luận văn hy vọng tìm hiểu, sưu tầm những giá trị văn hoá, văn học dân gian của dân tộc
Ngái. Trên cơ sở đó hiểu thêm về đặc trưng văn hoá tộc người. Từ đó góp thêm định
2
hướng bảo tồn những giá trị truyền thống của người Ngái, đóng góp giá trị nghiên cứu
này cho văn học văn hoá dân tộc Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong mấy năm nay gần đây, giới nghiên cứu bắt đầu được lưu tâm. Tuy nhiên,
số lượng công trình, bài viết về người Ngái nhưng số lượng vẫn còn quá hạn chế. Ở đây
chúng tôi cũng xin điểm lược những tư liệu trong phạm vi đã thu thập được.
Trong cuốn sách Các dân tộc ở Việt Nam, tập 4 quyển 2 (Vương Xuân Tình,
2018), có bài Nhóm ngôn ngữ Hán và Mã Lai - Đa Đảo, giới thiệu về các dân tộc Việt
Nam và mối quan hệ giữa các dân tộc. Trong sách đó đối với dân tộc Ngái, tác giả nhận
định: Đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của người Ngái nói chung, người Ngái thôn
Tam Thái nói riêng mang nét đặc trưng rất riêng. Với tính chăm chỉ, cần cù, chịu khó,
người Ngái luôn phát huy thế mạnh ở nơi sở tại, sử dụng tốt tư liệu sản xuất vốn có, kết
hợp với học hỏi kinh nghiệm của các tộc người xung quanh để phát triển sinh kế. Về đời
sống văn hóa, xu hướng mai một văn hóa truyền thống đã diễn ra trong suốt quá trình
tộc người này chuyển cư, sống phân tán, xen kẽ với nhiều tộc người khác từ năm 1986
đến nay[27; tr.113-115].
Trên trang web Thông tin điện tử Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên (11/7/2017) có
bài Thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã từng viết : Ngoài 8 dân tộc
đông dân ra tỉnh Thái Nguyên còn có 38 dân tộc thiểu số khác. Tổng dân số của 38 dân
tộc thiểu số này có 3.755 người gồm nhiều dân tộc khác nhau mới nhập cư đến từ các
tỉnh khác vào thời kỳ của những năm 60 thế kỷ 20 trở lại đây từ bằng những con đường
như đến học tập, công tác, hoặc lấy vợ, lấy chồng về Thái Nguyên sinh sống rồi định cư
tại đây. Trong các dân tộc khác đáng chú ý là dân tộc Ngái. Người Ngái ở Thái Nguyên
theo Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 tỉnh Thái Nguyên chỉ có 422 nhân khẩu, sinh
sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành phố Thái Nguyên
(86 nhân khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái
còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản
riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu. Cho tới năm 2009, bằng
nhiều nguyên nhân khác nhau, dân số của cộng đồng này đã có sự sụt giảm đáng kể khi
3
chỉ còn chưa đầy 1.500 người. Hiện diện ở Tam Thái có khoảng hơn 400 người, chiếm
gần một nửa số người Ngái ở Việt Nam. Nơi đây được ghi nhận là xóm người Ngái tập
trung đông nhất, còn ở các địa phương khác, bà con sống xen kẽ với các dân tộc anh em
xung quanh[26].
Trên trang web Biên Phòng có bài viết Tìm lại cội nguồn người Ngái, giới thiệu
đến dân tộc Ngái rất cụ thể, từ dân số phân bố đến văn hoá cuộc sống, tác giả Phạm Vân
Anh đã đưa ra thực trạng ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có sự nhất quán trong việc xác
định tộc người của người Ngái và người Hoa. Theo tác giả, người Ngái ở Thái Nguyên
là một dân tộc độc lập, khác hoàn toàn so với dân tộc Hoa. Để minh chứng cho lập luận
của mình tác giả đã mô tả kiểu nhà, lối kiến trúc của người Ngái truyền thống thông qua
quan sát ngôi nhà cũ trong làng. Đặc biệt là tác giả giới thiệu những nét văn hoá đặc
trưng trong ẩm thực, kinh nghiệm sản suất nông nghiệp của người Ngái tại Thái Nguyên.
Nhưng cái nào cũng đều chỉ là nói qua, không tỉ mỉ và cụ thể[1].
Trong cuốn sách Các dân tộc ít người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc[33; tr.527],
chỉ đề cấp đến người Ngái là một bộ phận tộc người của dân tộc Hoa. Cuốn sách đã đề
cập đến tên gọi và nguồn gốc cư trú của người Ngái nhưng chưa mô tả văn hoá đặc trưng
của tộc người này. Các thông tin còn mơ hồ và chưa rõ ràng.
Đã có một số bài viết đăng trên báo Biên phòng, trang web chính thức của các
tỉnh, Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ... Nhưng thông tin này không phản ánh toàn diện
về người Ngái. Hầu hết tài liệu mang tính chất thông tin báo chí.
Trang web Ban Dân Tộc phát thanh 13 thứ tiếng dân tộc thiểu số-- VOV4[6], có
một bài viết như: Dân tộc Ngái. Bài viết đã mô tả tên gọi và tên tự gọi của dân tộc Ngái,
những đặc điểm về văn hoá vật chất như ăn, ở, trang phục của người Ngái, phương tiện
đi lại, đặc biệt trong bài viết đã đề cập đến các hình thức cưới xin, ma chay, tín ngưỡng,
những kiêng kỵ của người Ngái. Phụ nữ Ngái sau khi sinh, các tiết trong năm và các
hình thức cúng lễ của người Ngái tại Thái Nguyên.
Báo văn hoá thể thao và du lịch Việt Nam có bài viết Kiểu nhà “Phòng thủ” của
người Ngái xưa[12] đã đề cập đến lối kiến trúc nhà phòng thủ, nhiều mái là nhà phổ
biến của người Ngái ngày xưa tại Thái nguyên. Ngoài ra bài viết giới thiệu các nguyên
4
liệu, cách làm ra các nguyên liệu làm nhà của người Ngái tại Thái Nguyên. Mặt khác
bài viết đưa ra thực trạng và sự biến đổi văn hoá trên lĩnh vực nhà của người Ngái tại
Thái Nguyên. Đó là kết quả của sự thích ứng với văn hoá đa số xung quanh.
Báo văn hoá thể thao và do lịch Việt Nam[11], có bài viết Nét ẩm thực độc đáo
của người Ngái Thái Nguyên. Bài viết đã chỉ ra nguồn sinh kế chính của người Ngái,
nét độc đáo trong ẩm thực của người Ngái tại Thái Nguyên ở cách thức chế biến, loại
thức ăn đặc trưng, các loại gia vị…
Báo ảnh dân tộc và miền núi có bài viết Lễ kỳ yên dân tộc Ngái tỉnh Bắc Giang
có bài viết Lễ hội kỳ yên dân tộc Ngái tỉnh Bắc Giang[7]. Bài viết giới thiệu về nghệ
thuật dân gian của người Ngái tại xã Đồng Cốc, Huyền Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đó
chính là hát Xướng ca và những nghi lễ, thờ cúng các tiết trong năm của người Ngái.
Trang web eva.vn tác giả Trà Giang đã viết bài Vì sao cô dâu phải khóc trong
ngày cưới (27/03/2015). Tác giả Trà Giang đã giải thích lục lệ, nguồn gốc của việc cô
dâu khóc trước khi về nhà chồng. Trong đó tác giả đã chia sẻ những câu chuyện về khóc
của các cô dâu khi ngày trọng đại diễn ra. Và lý giải nguyên nhân của việc cô dâu khóc
vào ngày cưới. Đặc biệt tác giả đã đề cấp đến đặc điểm đám cưới của người Ngái và
phong tục khóc của cô đâu người Ngái trước khi về nhà chồng.
Nguồn tài liệu báo chí nêu lên một quan ngại về cuộc sống của người Ngái bị mai
một như bài viết Người Ngái ở Thái Nguyên: Mai một bản sắc dân tộc đăng trên báo chí
điện tử Thái Nguyên Đài phát thanh - truyền Thái Nguyên . Tác giả Triệu Thuần đã
phản ánh thực trạng người Ngái ở xóm Tam Thái, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên. Hiện nay các giá trị văn hoá truyền thống dần mai một được thể hiện số
lượng người Ngái hiện nay không còn, nhưng thông tin, hiện vật về người Ngái được
lưu giữ còn ít ỏi, hạn chế về mặt số lượng cũng như sự “khan hiếm” về mặt nội dung.
Trong bài viết này mình tìm ra được nguyên nhân ngôn ngữ của người Ngái bị mai một
dần đó là sự thích ứng với xã hội xung quanh và sự “ đồng hoá” của văn hoá người Kinh.
Báo điện tử Thái Nguyên có bài viết Cuộc sống thay đổi của cộng đồng người
Ngái ở Tam Thái [9] Sự thay đổi đời sống của người Ngái được thể hiện trên nhiều
phương diện như nhà ở kiên cố, hệ thống giao thông, hệ thống thuỷ lợi, sự phát triển của
các hoạt động kinh tế nông nghiệp, tăng vụ, tăng năng suất đem lại nguồn thu nhập lớn
5
cho người Ngái. Chất lượng giáo dục và trình độ dân trí của người Ngái ngày càng được
nâng lên. Hệ quả của sự thay đổi cuộc sống của người Ngái tại Thái Nguyên đó là những
nết văn hoá truyền thống của dân tộc bị mai một như trang phục, nhà ở. Bên cạnh đó
người dân tại Tam Thái cũng đang tiến hành công cuộc phục dựng văn hoá truyền thống
nó được thể hiện trong việc xây dựng các lớp hát giao duyên, truyền dạy ngôn ngữ Chó
con cháu và phục dựng các lễ hội đặc trưng của người Ngái.
3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hoá và văn học dân gian của dân tộc
Ngái ở Việt Nam.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu văn học dân gian dân tộc Ngái và giá trị văn hoá tộc người luận văn
này chủ yếu sưu tập và tìm hiểu về văn học dân gian Ngái trên nền tảng văn hoá. Từ đó
phân tích, đánh giá và chỉ ra một số đặc trưng văn hoá tộc người của dân tộc Ngái. Qua
thao tác đó, luận văn góp phần khẳng định mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn
hoá tộc người trong tính tương tác đa chiều, đồng thời hiểu thêm về những đặc điểm văn
hoá trong đời sống cũng như những đặc điểm tâm thức của dân tộc Ngái.
Đồng thời đề xuất định hướng để bảo tồn những giá trị truyền thống của văn học,
văn hoá dân tộc Ngái trong vườn hoa văn hoá, văn học đa sắc màu dân tộc Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu giới hạn vào sưu tầm và tìm hiểu văn học dân gian với thể loại bài hát dân
gian, cổ tích truyền thuyết và văn hoá dân gian người Ngái trong dân gian. Trên cơ sở văn
học dân gian người Ngái chỉ ra những nét đặc trưng văn hoá tộc người của dân tộc Ngái.
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đi khảo sát thực tế phỏng vấn và ghi chép, sưu tầm những tác phẩm văn học dân
gian cùng một số yếu tố văn hoá của dân tộc Ngái. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ chỉ
ra những nét đặc trưng văn hoá tộc người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu liên ngành ( văn học-văn hoá học-dân tộc học)
6
Phương pháp điền dã dân tộc học : Đây là phương pháp chủ yếu để tiến hành
thu thập tư liệu với các kỹ thuật như quan sát (Lấy quan sát thực địa làm cơ sở thẩm
định những tư liệu đã có, đồng thời thu thập thêm tư liệu mới.), phỏng vấn (phỏng vấn
cá nhân nhằm giúp tìm hiểu rõ hơn về nhận thức, thái độ, hành vi của người địa phương
về các vấn đề của văn hoá tộc người mà họ là những thành viên). Khi thực hiện khoá
luận này tôi đã tiến hành điền dã dân tộc học theo phương pháp quan sát tham gia. Tôi
đã từng đi đến các nơi có người Ngái, ví dụ: xóm Tam Thái, xóm Tân Thái tỉnh Thái
Nguyên; thôn Đông Hương xóm Đông Hưng huyền Lục Ngạn và thôn Cà Phê xã Tân
Lập huyện Lục Ngạ Bắc Giang; Huyện Phổ Thông tỉnh Bắc Kạn; Bằng Khẩu Ngân Sơn
tỉnh Cao Bằng. Trong quá trình điền dã tôi được lắng nghe các câu chuyện về quá trình
di thực, lối sống, các phong tục văn hoá như hôn nhân, gia định, ma chay, tín ngưỡng
của người Ngái. Ngoài ra tôi còn được chứng kiến và tham gia vào ăn uống, sinh hoạt,
lao động cùng một số gia định người Ngái, và thu nhận những thông tin về cách người
Ngái sinh hoặc trong cuộc sống hiện nay. Đặc biệt tôi được chứng kiến người Ngái làm
nghi lễ Đại Phan. Tuy nhiên bao trùm lên phương pháp điền dã dân tộc học, tôi sử dụng
hai phương pháp chính để thu thập thông tin đó là phương pháp thu thập thông tin định
tính và thu thập thông tin định lượng. Ngoài ra tham gia vào cuộc sống thực tế của người
Ngái tôi còn đi phòng vấn các đối tượng khác như cán bộ quản lý hoạt động văn hoá ở
địa phương, người cai quản và điều hành các cơ sở di tích tín ngưỡng cùng những người
dân khác sinh sống trên địa bàn.), điều tra bảng hỏi, nghi chép tư liệu bàng chụp ảnh,
nghi âm (ghi chép tư liệu hồi cố, khôi phục lại sự kiện từ trí nhớ của người dân nhằm
tìm hiểu một số sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ; những ý nghĩa của bối cảnh
lưu giữ hoặc biến đổi của các thành tố văn hoá truyền thống trong các tình huống xã hội
cụ thể).
Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: tìm đọc những tác phẩm nghiên cứu
về văn học văn hoá dân tộc Ngái và dân tộc khác, thậm chí đọc những tác phẩm viết về
người Quảng Đông Trung Quốc và người Hakka. Và đọc những tài liệu địa phương viết
về những vấn đề mà đề tài quan tâm.
Phương pháp so sánh: So sánh là một yêu cầu tự nhiên trong cuộc sống và trong
khoa học. Nhiệm vụ của nó là “xác định sự vật về mặt định tính, định lượng hoặc ngôi
7
thứ trong mối tương quan với các sự vật khác”. Để thực hiện nhiệm vụ của luận văn (từ
cái nhìn văn hoá tộc người để mình định những đặc điểm văn học - văn hoá Ngái), chúng
tôi đã đặt dân tộc Ngái trong các mối quan hệ với các tộc người lân cận như Tày, Nùng,
Cao Lan, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa... Bằng cái nhìn so sánh, luận văn sẽ khái quát được
những điểm tương đồng, khác biệt, những mối liên hệ, giao lưu, tiếp biến văn hoá, văn
học giữa các tộc người,từ đó bước đầu định hình bản sắc Ngái.
Cuối cùng là phương pháp thống kê, tổng hợp phân tích,miêu tả....
Nguồn tư liệu thực hiện đề tài
Tài liệu điền dã, phòng vấn do người viết sưu tầm được qua các đợt khảo sát,
thực tập tại xóm Tam Thái, huyện Động Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và thôn Đông Hương
xóm Đông Hưng huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó đề tài còn tham khảo
một số tài liệu liên quan.
Tài liệu Sọong Cô, câu chuyện, cổ tích, thành ngữ tộc ngữ, lời khuyên của người
Ngái ... đều đến từ quá trình điền dã và một số thu thập qua mạng internet.
Bên cạnh đó, để hoàn thành luận văn này, tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu thu
thập được tại địa phương như thống kê dân số; báo cáo kinh tế, văn hoá, xã hội hàng
năm của Uỷ ban nhân dân xã Đông Hưng Bắc Giang và Uỷ ban tỉnh Thái Nguyên.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn là nghiên cứu đầu tiên về văn học dân gian dân tộc Ngái và giá trị văn
hoá tộc người; qua đó, tạo dựng bức tranh tổng thể của văn học dân gian Ngái, đồng thời
nhận diện những đặc điểm bản sắc văn hoá Ngái trong mối quân hệ với các tộc người
lân cận, trong khi đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau đối với văn học dân gian nói
chung và văn học dân gian Ngái nói riêng.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn chia làm 3 chương:
- Chương 1: Khái lược về dân tộc Ngái và tình hình sưu tầm văn học dân gian Ngái
- Chương 2: Sáng tác tự sự dân gian của dân tộc Ngái
- Chương 3: Dân ca Ngái trong sinh hoạt văn hóa tộc Người
Ngoài ra, còn có phần phụ lục (một số tác phẩm dân gian Ngái đã sưu tầm được)
và các thông tin về quá trình sưu tầm.