Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
133
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1321

Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương, Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

CHU THỊ VÔ TÌNH

VĂN HỌC DÂN GIAN TRÊN VÙNG ĐẤT PHÚ LƢƠNG,

THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2021

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

CHU THỊ VÔ TÌNH

VĂN HỌC DÂN GIAN TRÊN VÙNG ĐẤT PHÚ LƢƠNG,

THÁI NGUYÊN

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hằng Phƣơng

THÁI NGUYÊN - 2021

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn

gốc; các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực, khách

quan và chƣa có ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chu Thị Vô Tình

ii

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hƣớng dẫn khoa

học PGS.TS. Nguyễn Hằng Phƣơng đã tận tình dạy bảo, hƣớng dẫn và giúp

đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu; Ban chủ nhiệm khoa Sau đại

học trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa

Ngữ Văn cùng quý thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn trực tiếp giảng dạy, giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Phú Lƣơng, Phòng Văn hóa và

Thông tin huyện Phú Lƣơng, Ban Quản lý đền Đuổm,... Cảm ơn các nghệ nhân,

các ông bà, cô chú, anh chị ở huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên - những ngƣời

đã giúp đỡ tôi trong quá trình điền dã, sƣu tầm tƣ liệu để hoàn thành luận văn.

Lời cuối, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng yêu thƣơng và biết ơn sâu sắc đến gia

đình, đồng nghiệp và bạn bè - những ngƣời đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi

trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Trong một thời gian có hạn, mặc dù bản thân tôi đã rất cố gắng nhƣng do

chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nên không tránh

khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và

những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo./.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021

Tác giả luận văn

Chu Thị Vô Tình

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................5

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................5

5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................6

6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................7

7. Bố cục của luận văn.........................................................................................7

NỘI DUNG.........................................................................................................8

Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG - CƠ SỞ TÌM HIỂU VĂN HỌC

DÂN GIAN PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN................................................8

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội, văn hóa và

truyền thống lịch sử huyện Phú Lƣơng, Thái Nguyên ..............................8

1.1.1. Điều kiện tự nhiên .....................................................................................8

1.1.2. Dân cƣ......................................................................................................14

1.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội..........................................................................16

1.1.4. Đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử...............................................21

1.2. Văn học dân gian trên mảnh đất Phú Lƣơng - Diện mạo và hiện trạng.....22

1.2.1. Khái niệm văn học dân gian ....................................................................22

1.2.2. Hiện trạng văn học dân gian Phú Lƣơng, Thái Nguyên..........................27

1.2.3. Một số thể loại văn học dân gian trên mảnh đất Phú Lƣơng...................28

1.2.4. Ảnh hƣởng của văn học dân gian đến đời sống văn hóa tinh thần của

ngƣời dân Phú Lƣơng, Thái Nguyên......................................................30

Chƣơng 2. LOẠI HÌNH TỰ SỰ DÂN GIAN TRÊN VÙNG ĐẤT PHÚ LƯƠNG,

THÁI NGUYÊN ........................................................................................32

2.1. Truyền thuyết trên vùng đất Phú Lƣơng, Thái Nguyên .............................32

iv

2.1.1. Những nội dung cơ bản của truyền thuyết ..............................................33

2.1.2. Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết.........................42

2.1.3. Truyền thuyết về Dƣơng Tự Minh với lễ hội dân gian ...........................47

2.2. Truyện cổ tích trên vùng đất Phú Lƣơng, Thái Nguyên.............................52

2.2.1. Những nội dung cơ bản của truyện cổ tích..............................................52

2.2.2. Một số đặc điểm nghệ thuật của truyện cổ tích.......................................59

Tiểu kết ..............................................................................................................64

Chƣơng 3. 65LOẠI HÌNH TRỮ TÌNH DÂN GIAN TRÊN VÙNG ĐẤT

PHÚ LƢƠNG, THÁI NGUYÊN..........................................................65

3.1. Ca dao trên vùng đất Phú Lƣơng, Thái Nguyên.........................................65

3.1.1. Những nội dung trữ tình trong ca dao .....................................................66

3.1.2. Các đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của ca dao.........................................68

3.2. Hát ví Lƣu Tam của dân tộc Sán Chay ở Phú Lƣơng, Thái Nguyên .........69

3.2.1. Khái niệm hát Ví Lƣu Tam......................................................................69

3.2.2. Một số dạng thức hát ví tiêu biểu ............................................................71

3.3. Hát Sọong Cô của dân tộc Sán Dìu ở Phú Lƣơng, Thái Nguyên...............75

3.2.1. Các dạng thức hát Soọng Cô ...................................................................75

3.2.2. Một số nội dung cơ bản của hát Soọng Cô..............................................85

Tiểu kết ..............................................................................................................96

KẾT LUẬN.......................................................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................101

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Văn học dân gian (VHDG) từ cội nguồn bao giờ cũng phát sinh từ

một làng, một mƣờng bản cụ thể. Quá trình giao thoa văn hóa trong phạm vi

một vùng hay một bộ tộc hoặc giữa các dân tộc đan xen quần tụ đã tạo dựng,

tích hợp thành vốn VHDG của một địa phƣơng. Cái vốn đó lại do những điều

kiện địa lý - lịch sử và sự vận động xã hội nhất định trong quá trình hình thành,

phát triển Nhà nƣớc và cộng đồng quốc gia dân tộc cùng tiếp thụ lẫn nhau, hòa

nhập vào nhau trở nên phong phú về nội dung, bền vững về phong cách, đa

dạng về sắc thái. Đó chính là giá trị có ý nghĩa nền tảng tinh thần thống nhất

trong đa dạng.

Văn học dân gian trên vùng văn hóa Thái Nguyên không nằm ngoài quy

luật trên. Nó vừa chứa đựng cái nguồn sống chảy trong nguồn mạch văn hóa

cộng đồng, vừa không ngừng tích tụ những nét bản sắc Thái Nguyên trong lịch

sử. Do đó, việc giới thuyết nó trong khái niệm VHDG Thái Nguyên là hoàn

toàn có thể chấp nhận đƣợc. Đƣơng nhiên, VHDG Thái Nguyên là tổng giá trị

VHDG của các thành phần dân tộc anh em đã từng cộng cƣ và quần tụ từ trƣớc

cả khi Thái Nguyên có địa danh hành chính là bộ Vũ Định thời Hùng Vƣơng.

Trải qua các biến thiên lịch sử gắn với mỗi thời đại: khi thu hẹp châu Thái

Nguyên chỉ là một huyện Đồng Hỷ (thời Lý), khi mở rộng trấn Thái Nguyên lại

bao gồm cả phủ Cao Bằng (thời Hậu Lê), khi tách ra thì một phủ Thông Hóa

cũng đƣợc đổi thành một tỉnh Bắc Cạn (thời Pháp thuộc)… Tuy vậy, dù sao địa

giới cũng chỉ là vấn đề lịch sử hành chính, còn lịch sử văn hóa truyền thống

trong đó có VHDG thì rõ ràng không thể đặt gọn vào một khuôn khổ có tính

xác định trong từng thế kỷ.

1.2. Sự hình thành và phát triển của dòng văn học dân gian nói chung

gắn liền với từng địa danh khu vực. Mỗi nơi ta đến, mỗi bản làng ta qua đều

mang theo những dấu tích từ xƣa cổ, đó chính là những giá trị lâu đời mà

những ngƣời làm nghiên cứu cần tìm tòi và bảo tồn phát triển.

Phú Lƣơng là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên.

Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đông Nam

giáp Thành phố Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam

2

giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn

Đu, cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên 22km về phía Bắc.

Địa danh Phú Lƣơng có từ thời Lý. Khi đó, Phú Lƣơng là một phủ rộng

lớn, bao gồm toàn bộ phần đất của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao

Bằng ngày nay.

Trƣớc cách mạng tháng Tám 1945, Phú Lƣơng có 7 tổng, 25 xã. Sau

Cách mạng tháng Tám, huyện Phú Lƣơng đƣợc tổ chức lại thành 12 xã. Sau

hòa bình lập lại, huyện Phú Lƣơng có 14 xã. Từ ngày 1-7-1965, huyện Phú

Lƣơng là 1 trong số 14 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bắc Thái. Đến

tháng 3-1967, Bộ Nội vụ ra quyết định cắt 9 xã của huyện Bạch Thông về

huyện Phú Lƣơng.

Hiện nay, Phú Lƣơng có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và

14 xã. Ở đây bốn mùa xuân, hạ, thu, đông phân hóa rõ rệt. Có nhiều đồi núi, có

ngon núi Chúa cao nhất 432 mét.

Nơi đây có cƣ dân sống lâu đời, đây là địa bàn giàu có về truyền thuyết,

các sự tích, ca dao, đặc sản và văn hóa dân gian.

Văn học dân gian Phú Lƣơng khá phong phú và có mối quan hệ chặt chẽ

với một số loại hình văn hóa dân gian. Nó có giá trị nhƣ là nơi lƣu giữ tri thức

dân gian và tâm hồn dân tộc. Tuy nhiên, có thể nói công tác sƣu tầm về văn học

dân gian vùng đất Phú Lƣơng từ trƣớc đến nay chƣa phát triển mạnh.

Theo kết quả phỏng vấn khảo sát nhanh quanh khu vực huyện Phú

Lƣơng, đa phần ngƣời dân nói chung và giới trẻ nói riêng không có sự hiểu biết

nhất định về những truyền thuyết lịch sử, các sự tích hay các bài ca dao dân

gian qua bao năm tháng.

Mặt khác, hoạt động truyền thông và giáo dục văn học địa phƣơng nói

chung chƣa đƣợc quan tâm và thực hiện một cách bài bản. Học sinh bậc THCS,

THPT ở Thái Nguyên hiện nay tiếp cận những tác phẩm văn học địa phƣơng

chƣa thực sự gần gũi và thực tế. Thay vào đó nên để các em có cơ hội đƣợc học

tập, tìm hiểu về văn học dân gian, giá trị văn hóa ngay địa bàn huyện mình sinh

ra thêm hiểu, thêm yêu và tự hào về mảnh đất quê hƣơng mình.

1.3. Là ngƣời con của mảnh đất Thái Nguyên và xuất phát từ tình yêu văn

học dân gian, tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu để có cái nhìn cụ thể về một số thể

loại truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, một số làn điệu dân gian ở vùng đất Phú

3

Lƣơng. Đề tài đƣợc mở rộng về phạm vi và khơi sâu về nội dung thi pháp sẽ cho

ta thấy rõ hơn giá trị văn học dân gian trong đời sống nhân dân Thái Nguyên nói

riêng, trong đời sống của con ngƣời Việt Nam nói chung.

Việc nghiên cứu về văn học dân gian Phú Lƣơng là cơ hội để ngƣời viết

tích lũy kiến thức về kho tàng văn học dân gian địa phƣơng mình sinh ra, từ đó

bồi đắp cho học sinh lòng tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc, khơi dậy

trong các em ý thức về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc.

Với những lý do trên, ngƣời viết mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu

khoa học “Văn học dân gian trên vùng đất Phú Lương”, làm đề tài nghiên cứu

của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu

Nghiên cứu về văn học, văn hóa dân gian trên vùng đất Phú Lƣơng, Thái

Nguyên là một trong các vấn đề đƣợc các nhà nghiên cứu lƣu tâm. Đã có những

cuốn sách, những luận văn, khóa luận tốt nghiệp, những cuộc hội thảo, những

bài nghiên cứu, những bài báo khoa học quan tâm đến vấn đề này. Chúng tôi

xin phác thảo sơ lƣợc lại các công trình đó:

Các bộ chính sử của Việt Nam nhƣ: Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ

Liên [24], Việt Sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng [2]… đều chép

truyện thủ lĩnh Dƣơng Tự Minh. Tuy nhiên chƣa thực sự rõ nét về truyền

thuyết Dƣơng Tự Minh.

Còn trong Núi Đuổm và Dương Tự Minh của UBND Huyện Phú Lƣơng

(2010) [33], các tác giả đã giới thiệu tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp, những

cống hiến lớn lao của Ngƣời anh hùng Dƣơng Tự Minh cho dân tộc và có đề

cập đến một vài truyền thuyết về võ tƣớng. Nhƣng các truyền thuyết còn ít và

chƣa khái quát đƣợc nội dung của chuỗi truyền thuyết về Dƣơng Tự Minh.

Trong kho sách nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn bảo lƣu

đƣợc hàng chục văn bản ghi chép về con ngƣời Dƣơng Tự Minh. Trong đó, hai

tác phẩm Thiên Nam minh giám của Nguyễn Thạch Giang (1994) [9] và Việt sử

diễn âm của Nguyễn Tá Nhí đã giới thiệu về Dƣơng Tự Minh qua hai truyền

thuyết dân gian là Chiếc áo tàng hình và Sự tích bàn cờ tiên. [31]

Một số công trình nghiên cứu sâu sắc truyền thuyết lịch sử về vị tƣớng

Dƣơng Tự Minh - một vị thủ lĩnh ngƣời Thái Nguyên đƣợc thờ phụng tại địa

điểm Đền Đuổm (huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên) nhƣ khóa luận tốt

4

nghiệp tại Đại học Sƣ Phạm Thái Nguyên của Trần Thị Ngọc tìm hiểu về

“Truyền thuyết Dương Tự Minh và lễ hội đền Đuổm” [28]và luận văn thạc sĩ

tại trƣờng Đại học Sƣ Phạm Thái Nguyên của tác giả: Nguyễn Thị Phƣơng

Thủy nghiên cứu về “Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Tự

Minh ở Thái Nguyên” năm 2013. [49]

Một số công trình nghiên cứu có đôi nét nhắc đến văn học dân gian Phú

Lƣơng nhƣ luận án tốt nghiệp tiến sĩ của tác giả Vũ Anh Tuấn với đề tài “Khảo sát

cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày ở vùng Đông Bắc Việt

Nam” năm 1991[52]; luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của tác giả Dƣơng Thùy Phƣơng

với đề tài “Văn học dân gian dân tộc Dao ở Thái Nguyên” năm2016. [34]

Cuốn sách giáo dục văn học địa phƣơng mới đây nhất cho học sinh toàn

tỉnh Thái Nguyên là cuốn “Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Thái Nguyên môn

Ngữ Văn” nhìn chung có giới thiệu tới học sinh một số văn bản thuộc văn học

dân gian Phú Lƣơng, nhƣng chƣa có đƣợc một hệ thống đầy đủ các thể loại văn

học dân gian Phú Lƣơng. [42]

Đề tài khoa học thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam quản lý “Truyền

thuyết và lễ hội dân gian ở tiểu vùng văn hóa Thái Nguyên” của nhóm tác giả

thuộc Chi hội Văn nghệ dân gian Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên là

công trình có cái nhìn khá toàn diện về truyền thuyết và lễ hội nơi đây. [36]

Về phần văn hóa, văn nghệ dân gian ở Phú Lƣơng Thái Nguyên đã đƣợc

một số tác giả kì công nghiên cứu, sƣu tầm. Nổi bật, có thể kể đến luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Mai Quyên với đề tài “ Hát ví Lưu Tam

của dân tộc Sán Chay ở Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên” năm 2013[41].

Hay “Hát ví Lưu Tam dân tộc Sán Chay 2006” do nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh

sƣu tầm và chọn lọc. [50] Những bài hát chƣa đƣợc in thành sách mà mới chỉ

dừng lại ở việc đánh máy thành tập để luyện trong câu lạc bộ Hát ví lƣu tam tại

xã Tức Tranh.

v.v...

Nhƣ vậy, điểm qua một số tài liệu, chúng tôi nhận thấy vấn đề sƣu tầm

văn học dân gian trên vùng đất Phú Lƣơng, Thái Nguyên trƣớc đây, chủ yếu

nghiên cứu sƣu tầm về truyền thuyết xoay quanh vị anh hùng Dƣơng Tự Minh

và di tích lịch sử Đền Đuổm; một vài làn điệu dân gian nổi tiếng nhƣ Hát ví

5

Lƣu Tam của ngƣời Sán Chay; về phần truyện cổ tích, ca dao rất ít văn bản

nhắc tới.

Có thể thấy rằng, hiện nay chƣa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu,

khảo sát, tìm hiểu một cách chuyên biệt về “Văn học dân gian trên vùng đất

Phú Lương, Thái Nguyên”.

Tuy vậy, dựa vào những công trình nghiên cứu trƣớc đây giúp cho chúng

tôi có cơ sở, phƣơng pháp và một số tƣ liệu cần thiết để có thể hoàn thành vấn

đề mà chúng tôi đề ra. Mong muốn luận văn sẽ phần nào góp thêm một tiếng

nói khẳng định ảnh hƣởng của văn học dân gian đến đời sống văn hóa, tinh

thần của con ngƣời.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Văn học dân gian ở Phú Lƣơng,

Thái Nguyên.

Ngoài ra, trong điều kiện có thể, tác giả sẽ tìm hiểu thêm về văn học dân

gian ở một số địa phƣơng khác để so sánh đối chiếu khi cần thiết.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu chính của luận văn nhƣ sau:

- Chúng tôi sử dụng tƣ liệu các thể loại văn học dân gian tiêu biểu, có số

lƣợng phong phú nhƣ truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca ở Phú

Lƣơng, Thái Nguyên (cả tƣ liệu đã xuất bản và mới sƣu tầm) làm cơ sở triển

khai nghiên cứu.

- Luận văn chủ yếu tìm hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị nội dung,

nghệ thuật của truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca ở Phú Lƣơng, Thái

Nguyên dƣới góc độ khoa học văn học dân gian trong mối liên hệ biện chứng

với văn hóa dân gian.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

- Tập hợp, sƣu tầm, hệ thống hóa vốn văn học dân gian ở Phú Lƣơng,

Thái Nguyên, trong đó chú ý đến các thể loại tiêu biểu nhƣ: truyền thuyết,

truyện cổ tích, ca dao, dân ca của các dân tộc thiểu số.

6

- Trên cơ sở đó tìm hiểu giá trị của truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao,

dân ca với tƣ cách các thể loại văn học truyền thống của dân tộc; nhận diện

thực trạng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đặc sắc của ngƣời dân sinh

sống trên mảnh đất này.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu về địa bàn cƣ trú, văn hóa vật chất, tinh thần, phong tục tập

quán, tín ngƣỡng tôn giáo của dân cƣ sinh sống trên địa bàn Phú lƣơng có liên

quan đến đề tài.

- Khảo sát, điền đã, sƣu tầm tƣ liệu, thống kê, phân tích các tác phẩm văn

học dân gian về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ với đời

sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân nơi đây.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để tìm hiểu, nghiên cứu về Văn học dân gian ở Phú Lƣơng, chúng tôi

lựa chọn một số phƣơng pháp sau:

5.1. Phương pháp điền dã sưu tầm văn học dân gian

Phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực tế sƣu tầm, tìm hiểu các

truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, hát ví Lƣu Tam, hát Soọng Cô ở Phú

Lƣơng để thu thập các thông tin cần thiết. Để thu thập tƣ liệu, tác giả luận văn

sẽ tiến hành khảo sát tại một số làng, xã trên địa bàn huyện Phú Lƣơng nhƣ

sau: thị trấn: Giang Tiên và 4 xã: Động Đạt, Hợp Thành, Tức Tranh, Yên Ninh.

5.2. Phương pháp thống kê

Thống kê là một việc làm quan trọng trong quá trình tìm hiểu, khảo sát

văn học dân gian ở Phú Lƣơng làm cơ sở để sƣu tầm, phân tích... giá trị của tác

phẩm trong quá trình nghiên cứu.

5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phƣơng pháp này giúp phân tích các truyền thuyết, truyện cổ tích, ca

dao, tục ngữ ở Phú Lƣơng. Đồng thời phân tích và tổng hợp những dữ liệu

thông tin mình sƣu tầm, tìm hiểu đƣợc làm tiền đề cho sự khai triển của luận

văn và rút ra các nhận xét, kết luận về vấn đề nghiên cứu.

5.4. Phương pháp so sánh

Trong luận văn này, phƣơng pháp so sánh sẽ giúp ta đánh giá khách

quan cốt truyện cũng nhƣ các bản kể sẵn có và sƣu tầm ở từng nơi. Bên cạnh

đó, phƣơng pháp so sánh đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác minh tài

7

liệu, xác minh tình tiết trong các truyện kể khác nhau để từ đó rút ra nhận xét,

đánh giá một cách hoàn chỉnh nhất.

5.5. Phương pháp liên ngành

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi áp dụng lý thuyết của nhiều ngành

vào trong quá trình nghiên cứu nhƣ Lịch sử, Địa lí, Văn hóa... để từ đó có cơ sở

triển khai phân tích luận văn một cách khoa học và hiệu quả.

6. Đóng góp của luận văn

- Qua nghiên cứu, tìm hiểu về các tác phẩm văn học dân gian ở Phú Lƣơng,

Thái Nguyên, tác giả cố gắng tập hợp, sƣu tầm thêm các tác phẩm và bƣớc đầu

làm rõ bản sắc riêng của văn học dân gian ở Phú Lƣơng, Thái Nguyên.

- Luận văn góp phần làm sáng tỏ đặc điểm nội dung, nghệ thuật của các

thể loại văn học dân gian ở vùng đất giàu truyền thống lịch sử này.

- Bƣớc đầu đƣa ra một số định hƣớng nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của

các thể loại văn học dân gian nơi đây.

- Kết quả mà luận văn nghiên cứu sẽ là nguồn tƣ liệu hữu ích cho việc

nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên đứng lớp sau này khi dạy về văn học

dân gian địa phƣơng.

7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung cơ

bản của luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng:

Chương 1: Một số vấn đề chung - Cơ sở tìm hiểu văn học dân gian ở

Phú Lƣơng, Thái Nguyên.

Chương 2: Loại hình tự sự dân gian trên vùng đất Phú Lƣơng, Thái Nguyên.

Chương 3: Loại hình trữ tình dân gian trên vùng đất Phú Lƣơng, Thái Nguyên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!