Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐAI Ḥ OC̣ THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐAI Ḥ OC KHOA H ̣ OC̣
TRẦN THỊ THANH TÂN
VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC SÁN DÌU
Ở THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN – NĂM 2016
ĐAI Ḥ OC ̣ THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐAI Ḥ OC KHOA H ̣ OC̣
TRẦN THỊ THANH TÂN
VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC SÁN DÌU
Ở THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hằng Phương
THÁI NGUYÊN – NĂM 2016
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS Nguyễn Hằng Phương, người
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trong Ban giám hiệu; Ban chủ
nhiệm; Quý thầy, cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên, Thư viện tỉnh
Thái Nguyên, Sở văn hóa - thông tin tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân xã
Nam Hòa, Trường THPT Trần Quốc Tuấn. Cảm ơn các nghệ nhân, các ông bà,
cô chú, anh chị và bạn bè ở huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương, huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên - những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm tư liệu để
hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng yêu thương và biết ơn sâu
sắc đến gia đình, đồng nghiệp - những người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động
viên tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016
Tác giả
Trần Thị Thanh Tân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Trần Thị Thanh Tân
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………...i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………ii
MỤC LỤC……………………………………………………………………....iii
MỞ ĐẦU………………………………………………………………………...1
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………....1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….....2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………….........5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………….....6
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….......7
6. Cấu trúc luận văn………………………………………………………….......8
7. Đóng góp của luận văn……………………………………………………......8
NỘI DUNG.........................................................................................................10
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI………………...10
1.1. Khái quát về dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên……………………………..11
1.1.1. Vài nét về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam………………………………….11
1.1.2. Sơ lược về dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên………………………..........12
1.2. Văn học dân gian và văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam……...22
1.2.1. Khái niệm văn học dân gian……………………………………………...22
1.2.2. Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam………………………….28
* Tiểu kết ………………………………………………...................................29
Chương 2: PHÁC HỌA DIỆN MẠO VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC
SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN…………………………….…………………31
ii
2.1. Khái quát về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên…………..31
2.1.1. Hiện trạng văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên………..….31
2.1.2. Các thể loại văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên…………33
2.2. Những nhận xét sơ bộ về văn học dân gian
dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên………………………………………………..55
2.2.1. Đa dạng, phong phú, độc đáo về thể loại………………………………...55
2.2.2. Văn học dân gian Sán Dìu ở Thái Nguyên đang dần mai một………….56
* Tiểu kết ……………………………………………………………………...59
Chương 3: MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN TIÊU BIỂU CỦA
DÂN TỘC SÁN DÌU Ở THÁI NGUYÊN……………………………………61
3.1. Truyện cổ tích……………………………………………………………..61
3.1.1. Các tiểu loại truyện cổ tích………………………………………………61
3.1.2. Một số nội dung cơ bản………………………………………………….66
3.1.3. Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu……………………………………73
3.2 Hát Soọng Cô………………………………………………………………77
3.2.1. Các dạng thức hát Soọng Cô……………………………………………..77
3.2.2. Một số nội dung cơ bản………………………………………………….89
3.2.3. Một số đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu…………………………………..101
* Tiểu kết …………………………………………………………………….112
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1. Một số bài hát Soọng Cô dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên (chưa xuất bản)
iii
2. Một số câu tục ngữ, câu đố dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên.
3. Một số truyện cổ tích dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên (chưa xuất bản)
4. Phỏng vấn các nghệ nhân dân tộc Sán Dìu
5. Một số hình ảnh về văn hóa dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Dân tộc Việt Nam là một cộng đồng bao gồm 54 dân tộc, bên cạnh dân
tộc Việt là dân tộc chủ thể còn có các dân tộc thiểu số khác sống rải rác trên mọi
miền đất nước. Thành phần các dân tộc có khác nhau nhưng đều chung nguồn gốc
Bách Việt. Từ buổi đầu dựng nước đến nay, các dân tộc thiểu số đã tham gia tích
cực trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng truyền thống lịch sử, văn hóa
của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những
thành tựu độc đáo với những sắc thái riêng biệt. Giá trị của văn học dân gian dân tộc
thiểu số trong đời sống cộng đồng là vấn đề khoa học đáng để nghiên cứu. Từ đó,
diện mạo của nền văn học dân gian Việt Nam được nhìn nhận đầy đủ, chính xác
hơn trên mối quan hệ tổng thể văn học dân gian các dân tộc. Ðó là một nền văn học
dân gian thống nhất, đa dạng. Việc tìm hiểu văn học dân gian dân tộc thiểu số còn
thể hiện đường lối dân tộc, đường lối văn hóa văn nghệ của Ðảng ta, đó là bình
đẳng dân tộc, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc anh em trong
đại gia đình dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa văn
nghệ Việt Nam thống nhất và mang tính chất dân tộc phong phú.
1.2. Từ trước đến nay, đã có một số công trình hoặc bài viết nghiên cứu ở
phạm vi rộng, hẹp khác nhau về người Sán Dìu ở Thái Nguyên, cho ta biết đôi nét
về nguồn gốc, cư trú, phong tục và văn hoá truyền thống của người Sán Dìu. Các
công trình, bài viết cung cấp khá đầy đủ về một số khía cạnh dân tộc học, văn hoá
học nhưng chưa có công trình nào tìm hiểu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã đến điền
dã và sưu tầm văn học dân gian của người Sán Dìu lưu truyền trong dân gian với số
lượng đáng kể ở một số loại hình văn học dân gian. Với đề tài này, người nghiên
cứu hi vọng được nâng cao tầm hiểu biết về lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu
văn học dân gian, đặc biệt nghiên cứu văn học dân gian của dân tộc ít người ở Việt
Nam. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho công việc giảng dạy của bản thân người
nghiên cứu trong tương lai trên chính quê hương mình. Từ đó, có thể nhìn nhận đầy
2
đủ và chính xác hơn diện mạo của nền văn học dân gian Việt Nam trong mối quan
hệ tổng thể văn học dân gian các dân tộc.
1.3. Tự hào là người con dân tộc Sán Dìu, đồng thời sống tại địa phương có
nhiều người dân tộc Sán Dìu sinh sống, song tôi cảm thấy xót xa khi những tác
phẩm văn học dân gian, di sản vô giá của dân tộc mình đang dần mất đi. Thực hiện
đề tài là nguyện vọng chính đáng của chúng tôi bởi bản thân người nghiên cứu đang
công tác và giảng dạy môn Ngữ văn tại miền núi - nơi có nhiều người Sán Dìu sinh
sống. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về văn hoá tinh thần của người Sán Dìu. Từ đó, có ý
nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy Văn học dân gian của các
dân tộc thiểu số. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành sưu tầm tại
địa phương mình đang sinh sống và điền dã các tác phẩm văn học dân gian dân tộc
Sán Dìu lưu truyền trong dân gian để làm cơ sở nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu về
văn học dân gian của dân tộc Sán Dìu giúp tôi hiểu rõ hơn về văn hóa tinh thần của
dân tộc mình. Nghiên cứu những nét cơ bản về giá trị nội dung, nghệ thuật văn học
dân gian trong đời sống văn hóa của người dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên sẽ góp
phần khẳng định, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống vốn có của các dân tộc
thiểu số Việt Nam nói chung và dân tộc Sán Dìu nói riêng...
Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu cùng lý do nghiệp vụ trên, chúng tôi chọn
đề tài nghiên cứu cho luận văn là: “Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên”. Mong rằng qua công trình này, tôi sẽ góp một phần công sức nhỏ bé vào
việc giới thiệu, giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên; đồng thời, tạo thêm một cơ sở, một nguồn tư liệu về văn học dân gian
để giúp giáo viên Ngữ văn ở tỉnh Thái Nguyên có thể thực hiện tiết dạy Ngữ văn địa
phương một cách thuận lợi hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc thù riêng. Những giá trị văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc đó đã tạo thành nền văn hóa thống nhất và đa dạng của đại
3
gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam, đồng thời ứng dụng vào những công việc có ý nghĩa thiết thực ở địa
phương. Từ trước đến nay, tuy chưa có những công trình nghiên cứu chuyên sâu
về văn học song nền văn hóa dân tộc Sán Dìu nói chung và văn học dân tộc Sán Dìu
ở Thái Nguyên đã được một số tác giả đề cập đến, cụ thể như sau:
Trước hết có thể nhắc tới cuốn Người Sán Dìu ở Việt Nam của tác giả Ma
Khánh Bằng do Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội ấn hành năm 1983. Trong cuốn sách
này, tác giả đã giới thiệu khái quát về văn hóa vật chất, tinh thần của người Sán
Dìu ở Việt Nam. Đây là cơ sở quan trọng cho việc tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm
cơ bản của dân tộc Sán Dìu.
Cuốn Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam của tác giả Nguyễn
Đăng Duy được Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ấn hành năm 2001 đã trình bày
khá đầy đủ về tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc, nội dung của các hình thái dân
gian đặc trưng ở một số vùng miền, một số dân tộc ít người, trình bày nguồn gốc
và những giáo lí cơ bản của các loại hình tôn giáo trong đời sống hiện nay.
Cuốn sách Lễ hội các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam của tác giả Diệp
Trung Bình do Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội ấn hành 2002 đã đề cập khá toàn
diện về lễ hội của người Sán Dìu như lễ: Lễ Tháo Khoán, Lễ Kỳ Yên, Lễ Đại
Phan, Lễ Cấp Sắc…
Đặc biệt, trong những năm gần đây, trước xu thế hội nhập văn hóa giữa các
dân tộc, các nhà nghiên cứu trẻ đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân
tộc Sán Dìu nói chung và nền văn học dân tộc Sán Dìu nói riêng. Mặc dù, địa bàn
cư trú của người dân tộc Sán Dìu khá rộng song Thái Nguyên là địa phương có
nhiều người dân tộc Sán Dìu sinh sống nhất cả nước. Việc tìm hiểu về văn hóa dân
gian dân tộc Sán Dìu và văn học dân gian dân tộc Sán Dìu (cụ thể là hát Soọng Cô)
ở Thái Nguyên là điều dễ hiểu.
4
Năm 2005, nhà nghiên cứu Vũ Diệu Trung trong bài viết Lễ cấp sắc của
người Sán Dìu ở Thái Nguyên (Thông báo khoa học) do Nxb Khoa học xã hội ấn
hành đã bước đầu tìm hiểu về lễ cấp sắc của người Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên dưới góc nhìn văn hóa.
Không quá cầu kỳ trong cách ăn uống, nhưng cộng đồng người Sán Dìu
cũng có những nét riêng, độc đáo trong ẩm thực, góp phần làm phong phú nền văn
hóa Thái Nguyên. Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Quế Loan trong luận án Tiến sĩ
Tập quán ăn uống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên đã đề cập tới đặc trưng trong
văn hóa ẩm thực của dân tộc này.
Nhìn chung, các công trình trên do mục đích nghiên cứu khác nhau đã tìm
hiểu về văn hóa của người Sán Dìu ở nhiều góc độ: lễ hội, ẩm thực, tôn giáo…
Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa tinh thần nói chung và văn học
dân gian của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên nói riêng chưa được các tác giả quan
tâm tìm hiểu.
Năm 2012, tác giả Diệp Thanh Bình trong cuốn Dân ca các dân tộc Pu Péo,
Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Lô Lô được Nxb Văn hóa dân tộc ấn hành đã đề cập đến
sinh hoạt dân ca (Soọng Cô) của dân tộc Sán Dìu song chỉ mang tính chất giới
thiệu những bài dân ca Sán Dìu mà không đi sâu tìm hiểu đặc trưng về nội dung và
nghệ thuật.
Có những luận văn, đề tài đã nghiên cứu về văn học dân gian các dân tộc
thiểu số nói chung, song đề tài nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên gần như không có.
Gần đây, Sở Văn hóa - Thông tin và Thể thao tỉnh Tuyên Quang, Thái
Nguyên cũng có đề tài Bảo tồn hát Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu với mục đích:
sưu tầm lời kể của nghệ nhân, chọn người để luyện tập các điệu hát Soọng Cô
nhằm phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên; Năm 2011, có luận văn Khảo sát loại hình hát Soọng Cô của dân tộc Sán
Dìu ở Thái Nguyên và Tuyên Quang của tác giả Nguyễn Thị Mai Phương (Đại học
5
sư phạm). Song, do phạm vi tư liệu sưu tầm nên đề tài chưa khám phá hết giá trị
của loại hình dân ca này ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Như vậy, công tác sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu
ở Thái Nguyên còn rất khiêm tốn và mới được đề cập ở mức độ nhất định. Các đề
tài nghiên cứu chưa khám phá hết giá trị của loại hình dân ca cũng như những thể
loại văn học dân gian khác của dân tộc Sán Dìu ở vùng văn hóa này. Tuy nhiên,
các công trình nghiên cứu trên là những gợi mở, là tiền đề khoa học có giá trị cho
việc nghiên cứu đề tài luận văn của chúng tôi.
Qua quá trình khảo sát, phân tích một số tác phẩm văn học dân gian tiêu
biểu của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, chúng tôi sẽ nghiên cứu hi vọng góp
thêm một tiếng nói khẳng định ảnh hưởng của văn học dân gian đến đời sống văn hóa,
tinh thần của con người.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên.
- Tìm hiểu thêm văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở địa phương khác đề so
sánh khi cần thiết.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên trong một số công trình:
1. Diệp Trung Bình (1987), Dân ca Sán Dìu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
2. Lê Trung Vũ, Diệp Thanh Bình, Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn, Lâm Quý,
Lò Giàng Páo (2012), Dân ca các dân tộc Pu Péo, Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Lô Lô,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
6
3. Diệp Minh Tài (2001), Soọng Cô dân ca dân tộc Sán Dìu, Sưu tầm, dịch
thuật và biên soạn, Tài liệu chưa xuất bản.
4. Một số tác phẩm văn học dân gian dân tộc Sán Dìu và những tư liệu liên
quan đến đề tài mà chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã.
3.2.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
Trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu
những nội dung cơ bản và một số yếu tố về thi pháp tiêu biểu trong phần lời của
tác phẩm văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên (Những yếu tố khác
dùng để phân tích tham khảo khi cần thiết).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu, tìm hiểu giá trị cơ bản về nội dung
và nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên.
Trong điều kiện cho phép, chúng tôi có liên hệ so sánh giữa văn học dân gian dân
tộc Sán Dìu với văn học dân gian các dân tộc anh em, từ đó thấy được nét độc đáo,
riêng biệt của đối tượng nghiên cứu.
- Thông qua việc điền dã, sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc
Sán Dìu, luận văn đưa ra một số định hướng, biện pháp nhằm bảo tồn, giữ gìn và
phát huy các giá trị văn hóa nói chung và văn học dân gian dân tộc Sán Dìu nói
riêng ở Thái Nguyên.
- Một trong những mục tiêu quan trọng mà luận văn muốn hướng tới là dùng
kết quả sưu tầm, nghiên cứu để ứng dụng vào việc giảng dạy nội dung Ngữ văn địa
phương ở các đơn vị trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên; Tìm hiểu về địa
bàn cư trú, văn hóa, đời sống vật chất, tinh thần của người dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên và đóng góp của văn học dân gian vào đời sống văn hóa tinh thần của
7
người dân tộc Sán Dìu; đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, lưu giữ các tác
phẩm văn học dân gian…
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, tác giả sưu
tầm, tham khảo các sách, báo, tạp chí, bài viết có liên quan hoặc đề cập đến vấn đề
nghiên cứu.
Để tìm hiểu, nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu, luận văn sử
dụng một số phương pháp:
- Phương pháp điền dã: Đây là phương pháp chúng tôi sử dụng để thu thập
tư liệu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên. Thường vào những
ngày nghỉ cuối tuần và nghỉ hè, chúng tôi tìm đến các làng bản ở Thái Nguyên có
người dân tộc Sán Dìu sinh sống để sưu tầm. Các tác phẩm đều được sưu tầm từ
các nghệ nhân dân gian, những người già trong làng, những người am hiểu về văn
hóa, văn học dân gian dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Sau khi sưu tầm tác phẩm văn học dân
gian, chúng tôi đọc kĩ nhằm tìm hiểu sơ bộ tác phẩm đó. Sau đó đối chiếu với kiến
thức văn học dân gian mà bản thân có để phân loại tác phẩm vào những thể loại cụ
thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ kết quả phân loại các tác phẩm văn
học dân gian dân tộc Sán Dìu theo thể loại, chúng tôi tiến hành phân tích và đưa ra
những nhận xét, đánh giá đối với những giá trị cơ bản về nội dung, nghệ thuật của
các thể loại đó.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong quá trình phân tích, tổng hợp,
chúng tôi cố gắng so sánh, đối chiếu các tác phẩm văn học dân gian của các dân
tộc anh em khác nhằm tìm ra những nét tương đồng và dị biệt trong những trường
hợp cần thiết.
8
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Trên cơ sở tìm hiểu những văn bản
văn học dân gian dân tộc Sán Dìu, chúng tôi có phối hợp với một số phương pháp
sử học, văn hóa học, dân tộc học…
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
chính của luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên và một số vấn đề lý
luận chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Phác họa diện mạo văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên
Chương 3: Một số thể loại văn học dân gian tiêu biểu của dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên
7. Đóng góp của luận văn
Từ việc sưu tầm, phân tích, phân loại, tổng hợp, đối chiếu, so sánh các văn
bản văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, luận văn là công trình
nghiên cứu tương đối hệ thống và đầy đủ về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở
Thái Nguyên. Từ đó, luận văn góp phần tạo dựng diện mạo chung của nền văn học
dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên.
Tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu đã đi điền dã sưu tầm được một
số lượng nhất định tác phẩm văn học dân gian thuộc các thể loại như thần thoại,
tục ngữ, câu đố, hát Soọng Cô, truyện cổ tích của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên.
Từ những tư liệu chúng tôi sưu tầm được, giá trị của văn học dân gian dân tộc Sán
Dìu ở Thái Nguyên hi vọng sẽ được bảo lưu, trường tồn cùng thời gian.
Cùng với nhịp sống hiện đại, văn học dân gian dân tộc Sán Dìu đang dần
phôi phai thì việc sưu tầm, nghiên cứu về văn học dân gian dân tộc Sán Dìu ở Thái
Nguyên, luận văn góp phần khơi dậy tình yêu và ý thức giữ gìn của người dân tộc