Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn học dân gian dân tộc Dao ở Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
132
Kích thước
791.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
912

Văn học dân gian dân tộc Dao ở Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

DƯƠNG THÙY PHƯƠNG

VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC DAO

Ở THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

DƯƠNG THÙY PHƯƠNG

VĂN HỌC DÂN GIAN DÂN TỘC DAO

Ở THÁI NGUYÊN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hằng Phương

THÁI NGUYÊN - NĂM 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn

thiện dưới sự giúp đỡ của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hằng Phương. Đây là

công trình nghiên cứu của riêng tôi, các tư liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ

ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở

bất kỳ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm2016

Tác giả luận văn

Dương Thùy Phương

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ

nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo và gia đình, đồng nghiệp, bạn bè.

Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất

của mình đến cô giáo hướng dẫn khoa học, PGS.TS Nguyễn Hằng Phương,

người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên tôi trong quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu; Khoa

Văn - Xã hội; Ban Chủ nhiệm; Quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học. Cảm ơn Ban Giám đốc

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo Phòng Quản lý

Văn hóa, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá

trình tôi học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Cảm ơn Thư viện tỉnh Thái

Nguyên, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện: Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại

Từ, Võ Nhai, Định Hóa, cảm ơn các nghệ nhân, ông bà, cô chú, anh chị và

bạn bè ở các huyện trong tỉnh Thái Nguyên, những người đã giúp tôi trong

quá trình điền dã, sưu tầm tư liệu để hoàn thành luận văn.

Tôi xin được bày tỏ lòng yêu thương và biết ơn sâu sắc đến gia đình,

đồng nghiệp và bạn bè - những người đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên

tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Trong một thời gian ngắn, mặc dù bản thân tôi đã nỗ lực, cố gắng

nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu khoa học nên sẽ

không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự

thông cảm và những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo./.

Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Dương Thùy Phương

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN............................................................................................i

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................ii

MỤC LỤC......................................................................................................iii

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.............................................................................3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................7

5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................8

6. Đóng góp của luận văn văn...........................................................................9

7. Cấu trúc của luận...........................................................................................9

NỘI DUNG

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG - CƠ SỞ TÌM HIỂU VĂN HỌC

DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC DAO Ở THÁI NGUYÊN...........................10

1.1. Tổng quan về dân tộc Dao ở Thái Nguyên .............................................10

1.1.1. Vài nét về dân tộc Dao ở Việt Nam......................................................10

1.1.2. Khái quát về dân tộc Dao ở Thái Nguyên.............................................11

1.2. Văn học dân gian của dân tộc Dao ở Thái Nguyên - Diện mạo và hiện

trạng.................................................................................................................25

1.2.1. Khái niệm văn học dân gian..................................................................25

1.2.2. Một số thể loại văn học dân gian dân tộc Dao ở Thái Nguyên.............27

1.3. Một số vấn đề về văn học dân gian của dân tộc Dao ở Thái Nguyên.....30

1.3.1. Thực trạng về văn học dân gian dân tộc Dao ở Thái Nguyên...............30

1.3.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian đến đời sống văn hóa tinh thần của

người Dao ở Thái Nguyên...............................................................................31

iv

* Tiểu kết

Chương 2. THẦN THOẠI VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA DÂN TỘC

DAO Ở THÁI NGUYÊN..............................................................................34

2.1. Thần thoại dân tộc Dao ở Thái Nguyên...................................................34

2.1.1. Nội dung của thần thoại Dao ở Thái Nguyên .......................................35

2.1.2. Nghệ thuật thần thoại dân tộc Dao ở Thái Nguyên ..............................48

2.2. Truyện cổ tích dân tộc Dao ở Thái Nguyên.............................................50

2.2.1. Nội dung truyện cổ tích dân tộc Dao ở Thái Nguyên............................53

2.2.2. Nghệ thuật truyện cổ tích dân tộc Dao..................................................66

* Tiểu kết

Chương 3. TỤC NGỮ VÀ DÂN CA DÂN TỘC DAO Ở THÁI NGUYÊN

3.1. Tục ngữ dân tộc Dao ở Thái Nguyên.......................................................79

3.1.1. Nội dung của tục ngữ dân tộc Dao ở Thái Nguyên ..............................80

3.1.2. Nghệ thuật của tục ngữ dân tộc Dao ở Thái Nguyên............................87

3.2. Dân ca dân tộc Dao ở Thái Nguyên ........................................................87

3.2.1. Dân ca Dao Thái Nguyên và các hình thức thể hiện.............................88

3.2.2. Nội dung các làn điệu dân ca dân tộc Dao ở Thái Nguyên...................89

3.2.3. Nghệ thuật của dân ca Dao ở Thái Nguyên...........................................98

* Tiểu kết

KẾT LUẬN..................................................................................................102

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc

mang một sắc thái riêng, sự phát triển độc lập nhưng lại có sự hòa quyện bình

đẳng nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa

các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ. Ngoài văn hóa Việt - Mường mang

tính tiêu biểu còn có các nhóm văn hóa khác như Tày, Nùng, Thái, Chàm, Hoa

- Ngái, H'Mông - Dao... đều giữ được những nét truyền thống phong phú của

một xã hội thuần nông nghiệp gắn bó với rừng núi tự nhiên. Xuyên suốt toàn

bộ lịch sử Việt Nam, đã có ba lớp văn hóa chồng lên nhau là lớp văn hóa bản

địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với

phương Tây. Tuy nhiên đặc điểm chính của Việt Nam là nhờ gốc văn hóa bản

địa vững chắc nên đã không bị ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đồng hóa, trái lại

còn biết sử dụng và Việt hóa các ảnh hưởng đó để làm giàu cho nền văn hóa

dân tộc.

Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề, tại Hội nghị lần thứ chín, ngày

09/6/2014, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) đã ra Nghị quyết về xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển

bền vững đất nước. So với tiêu đề Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) thì tại

Nghị quyết này, xây dựng con người Việt Nam được đưa lên tiêu đề; xây dựng

con người Việt Nam phát triển toàn diện là nhiệm vụ đầu tiên trong 6 nhiệm vụ

xây dựng và phát triển văn hóa. Đây là nét đặc sắc của Nghị quyết Trung ương

9 về văn hóa, là kết quả trực tiếp của thành tựu phát triển tư duy lý luận của

Đảng ta về văn hóa, về vị trí, vai trò của văn hóa trong thời kỳ mới. Có thể thấy

rằng, đối với người Việt Nam từ xưa đến nay, văn hóa tinh thần đã đi vào nếp

sống của mỗi người dân, trở thành nhu cầu tất yếu.

Văn hóa xã hội mỗi dân tộc cũng có những nét khác biệt nhau, biểu hiện

ở phong tục tập quán, tín ngưỡng, chế độ hôn nhân gia đình, những nét sinh

2

hoạt trong đời sống và để lại những dấu ấn sâu đậm trong văn học dân gian.

Văn học dân gian các dân tộc thiểu số có những thành tựu độc đáo và có những

đặc điểm riêng biệt, đặc sắc và bảo tồn được một số nét cổ hơn so với văn học

dân gian của người Kinh. Tuy vậy, văn học dân gian Văn học dân gian dân tộc

Kinh và dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó, mật thiết, có sự giao lưu và

chuyển hóa lẫn nhau. Việc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số là

rất cần thiết, nó thể hiện đường lối dân tộc và đường lối văn hóa văn nghệ của

Ðảng ta, đó là bình đẳng dân tộc, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các

dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần vào

việc xây dựng nền văn hóa văn nghệ Việt Nam thống nhất và mang tính chất

dân tộc phong phú.

Có thể nói, ở bất cứ dân tộc nào, khi chưa có văn học viết thì văn học

dân gian là bộ phận chính của nền văn học và văn hoá của dân tộc đó. Đến khi

văn học viết xuất hiện thì văn học dân gian cũng không phải vì thế mà mất đi.

Hai dòng văn học này vẫn tồn tại và phát triển song hành, có sự tác động tương

hỗ lẫn nhau. Đặc biệt là các dân tộc thiểu số trên lãnh thổ Việt Nam, văn học

dân gian hầu như là bộ phận chủ yếu trong toàn bộ giá trị sáng tạo văn học của

họ. Từ vốn văn học dân gian, chúng ta hiểu được truyền thống sáng tạo thẩm

mỹ của các cộng đồng người trên lãnh thổ Việt Nam qua các thế hệ. Điều đó

nói lên rằng truyền thống sáng tạo thẩm mỹ vừa tuân theo những quy luật

chung của quá trình lao động nghệ thuật toàn nhân loại nhưng lại mang bản sắc

dân tộc độc đáo. Và thiết thực hơn, chúng ta có thể chắt lọc từ trong di sản văn

học dân gian những chất liệu quý để phục vụ cho chiến lược xây dựng con

người Việt Nam mới hiện nay, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng một nền văn

hoá văn nghệ tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Dân tộc Dao là một trong 8 dân tộc đang sinh sống trên nhiều huyện của

tỉnh Thái Nguyên, có số dân khá đông và là một trong ít dân tộc còn lưu giữ

được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc cho đến ngày nay. Là người con

3

của Thái Nguyên, công tác trong ngành văn hóa, tôi đã được tiếp xúc với một

nền văn hóa Dao rất phong phú, mang đậm bản sắc riêng như: Lễ cấp sắc, đám

cưới người Dao, dân ca dân tộc Dao. Đồng thời, tôi cũng được nghe một số câu

chuyện kể, các tác phẩm văn học dân gian dân tộc Dao và nhận thấy rằng, dân

tộc Dao có kho tàng văn học dân gian tương đối đa dạng, phong phú về thể loại

và nội dung, bao gồm: thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, dân ca, tục ngữ, hò vè,

câu đối… với nội dung ca ngợi tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, ca ngợi tinh

thần đoàn kết, chiến thắng bạo ngược, lên án chế độ cũ bất công, nói lên nỗi

khổ của những người làm tôi tớ, bảo vệ tình yêu đôi lứa và phản ánh những

phong tục tộc nguời.

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu, so sánh về văn học dân gian của các

dân tộc thiểu số đã có rất nhiều. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu văn học dân

gian của người Dao ở Thái Nguyên, một trong những địa phương có nhiều

người dân tộc Dao sinh sống còn hạn chế, chưa có sự quan tâm, đầu tư, nghiên

cứu một cách khoa học. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn “Văn học dân gian

dân tộc Dao ở Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu để giúp hiểu rõ hơn về văn

học dân gian người Dao tỉnh Thái Nguyên. Hoàn thành công trình này, chúng

tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để khẳng định, bảo tồn và phát huy nét

đẹp truyền thống vốn có của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và dân

tộc Dao ở Thái Nguyên nói riêng. Đồng thời, tạo thêm một cơ sở, một nguồn tư

liệu đáng tin khi tìm hiểu về văn học dân gian của dân tộc Dao ở Thái Nguyên.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên dải đất hình chữ S, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng của mình được

kết tinh cùng với lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển. Cho đến nay,

các vấn đề về người Dao ở nước ta đã được đề cập trong nhiều tác phẩm, công

trình nghiên cứu của không ít nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Ngay dưới thời

phong kiến, trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn không chỉ đề cập

4

đến nguồn gốc mà còn mô tả khái quát về cách ăn mặc và cuộc sống di cư của

một số nhóm người Man (Người Dao) ở nước ta.

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp chiếm đóng ở vùng nào

cũng đều tổ chức viết địa chí vùng đó. Trong những tài liệu về địa chí, các tác

giả có đề cập vài nét về địa bàn cư trú của người Dao... Sau này, Auguste

Bônifacy xuất bản một loạt công trình về người Dao như Mán Quần cộc

(1904-1905), Mán Quần trắng(1906), Mán chàm hoặc Lam Điền (1906),

Mán tiểu bản hay đeo tiền (1907), … Đây có thể coi là những công trình

nghiên cứu đầu tiên của học giả phương Tây về người Dao ở Việt Nam. Các

nghiên cứu của Auguste Bônifacy đã miêu tả sinh động về trang phục, nhà cửa,

kinh tế, tổ chức xã hội, văn học, nghệ thuật, tôn giáo tín ngưỡng của người

Dao. Đặc biệt, ông tuy là người Pháp nhưng lại rất am hiểu về người Dao và

tiếng Dao. Mặc dù vậy, trong các tác phẩm của ông cũng chỉ dừng lại ở việc

trích dẫn những bài thơ, bài dân ca được ghi chép lại trong sách cúng của người

dân tộc Dao mà chưa đi sâu vào phân tích, tìm hiểu về các thể lại của văn học

dân gian dân tộc Dao.

Từ những năm 50 thế kỉ XX đến nay, tổng số công trình viết về người

Dao ở Việt Nam khá nhiều. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, đã có hơn 200

công trình sách, bài báo viết về người Dao đăng trên tạp chí chuyên ngành.

Người Dao ở Việt Nam của tập thể tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng,

Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến là công trình nghiên cứu toàn diện về mọi mặt

đời sống văn hóa, kinh tế của người Dao thời kỳ trước đổi mới. Nghiên cứu về

phong tục, tập quán, nghi lễ là chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của

nhiều học giả, với số lượng công trình phong phú. Tín ngưỡng, phong tục thờ

cúng tổ tiên của gia đình người Dao đã được đề cập khá nhiều trong các nghiên

cứu dân tộc chí, văn hóa dân gian về người Dao. Có một số ít công trình đi sâu

nghiên cứu chỉ riêng vấn đề này, tiêu biểu là Một số hình thức thờ cúng và tết

trong gia đình người Dao Tiền ở tỉnh Bắc Kạn của Lý Hành Sơn. Tác giả đã

5

giới thiệu một số hình thức thờ cúng và tết trong gia đình người Dao Tiền ở Ba

Bể, Bắc Kạn như cúng ma bếp, cúng ma thổ công, lễ cấp sắc, lễ tết trong gia

đình như tết Nguyên đán, tết thanh minh, tết tháng 5 âm lịch, tết tháng 7 âm

lịch, lễ cúng cơm mới, cúng hồn lúa... Ngoài ra, tín ngưỡng gia đình cũng được

chọn làm chủ đề nghiên cứu của đề tài, khóa luận, ví dụ như Tín ngưỡng dân

gian của người Dao ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu của Tẩn Lao U. Tác giả

đã tìm hiểu tổng thể các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội của người Dao, sự thể

hiện tín ngưỡng dân gian qua các mặt nông nghiệp, thờ cúng tổ tiên, sinh hoạt

lễ hội cộng đồng…

Sau năm 1945, các nhà khoa học ở nước ta tiếp tục sưu tầm và nghiên

cứu về người Dao. Đáng chú ý là tác phẩm Dân ca Dao do nhà nghiên cứu

Triệu Hữu Lý sưu tầm và biên dịch. Đây là tập dân ca đầu tiên của người Dao

gồm nhiều loại hình được xuất bản: hát đối đáp nam nữ, tình thư gửi (tín ca),

những lời răn lưu truyền, những lời bài hát đám cưới. Tuy nhiên, các tác giả

mới đề cập tới những nét cơ bản về đời sống văn hoá của người Dao, trong đó

có thơ ca dân gian, chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những nét đặc

thù về văn hoá, đặc biệt là văn học dân gian của người Dao ở từng địa phương.

Trong cuốn Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người - ngôn ngữ

Mông - Dao, Th.s Đỗ Đức Lợi đã trình bày về các tập tục trong chu kỳ đời

người của dân tộc Dao nói chung. Trong đó, đã đi sâu tìm hiểu một số tập tục

đánh dấu sự trưởng thành, lễ cấp sắc, tục cưới xin…nhưng chưa chú ý đến văn

học dân gian của người Dao. Công trình “Văn hóa truyền thống người Dao ở

Hà Giang” cũng đề cập khá chuyên sâu về văn hóa cổ truyền trong đó có các

nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người của hai nhóm Dao ở tỉnh Hà Giang là

Dao Đỏ và Dao Áo Dài. Ở Thái Nguyên, văn hóa, văn học dân gian Dao cũng

đã ít nhiều được đề cập đến trong một số công trình sưu tầm, nghiên cứu như

luận văn của tác giả Hoàng Thị Thu Hằng với đề tài Hát hầu vua trong lễ cấp

sắc của người Dao Lô Gang ở Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên... Tuy vậy,

6

luận văn mới chỉ đi sâu vào nghiên cứu nội dung và nghệ thuật của các bài hát

Hầu Vua được sử dụng trong lễ cấp sắc và cách hành lễ trong lễ cấp sắc của

người Dao Lô Gang ở Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Có thể thấy rằng, các bài nghiên cứu, phê bình mới chỉ dừng lại ở việc

tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa, tôn giáo và nhìn nhận, khái quát về các thể

loại văn học dân gian của dân tộc Dao ở một số địa phương. Hiện nay chưa có

một công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu về nội dung, nghệ

thuật trong các tác phẩm văn học dân gian của dân tộc Dao ở Thái Nguyên.

Những công trình nghiên cứu trước đây giúp cho chúng tôi có cơ sở, phương

pháp và một số tư liệu cần thiết để có thể hoàn thành vấn đề mà chúng tôi đề

ra. Qua quá trình khảo sát, phân tích một số tác phẩm văn học dân gian tiêu

biểu của dân tộc Dao ở Thái Nguyên, chúng tôi sẽ nghiên cứu và đóng góp

thêm ý kiến. Mong muốn luận văn sẽ phần nào góp thêm một tiếng nói khẳng

định ảnh hưởng của văn học dân gian đến đời sống văn hóa, tinh thần của con

người.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi thực hiện luận văn này với mục đích đi sâu nghiên cứu, tìm

hiểu về nội dung và nghệ thuật của một số thể loại tiêu biểu của văn học dân

gian dân tộc Dao ở Thái Nguyên. Trên cơ sở kế thừa những tài liệu khoa học

đã công bố về người Dao ở Việt Nam nói riêng, người Dao ở Thái Nguyên nói

riêng, tác giả luận văn muốn đi sâu nghiên cứu về các thể loại của văn học dân

gian dân tộc Dao Thái Nguyên. Từ đó, thấy được đời sống văn hóa tinh thần

phong phú của cộng đồng người Dao ở Thái Nguyên, đặc biệt là giá trị về

truyện cổ, tục ngữ, dân ca Dao.

Nghiên cứu văn học dân gian Dao là việc làm cần thiết, góp phần bổ sung

những hiểu biết về văn học dân gian Dao ở Thái Nguyên trong nền văn học dân

tộc Dao nói chung, khẳng định giá trị cần được lưu giữ và bảo tồn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!