Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Văn hóa giao tiếp của lực lượng công an nhân dân
PREMIUM
Số trang
203
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1940

Văn hóa giao tiếp của lực lượng công an nhân dân

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ ĐỨC HÙNG

ĐỀ TÀI

VĂN HÓA GIAO TIẾP

CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ ĐỨC HÙNG

ĐỀ TÀI

VĂN HÓA GIAO TIẾP

CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

Chuyên ngành: QUẢN LÝ CÔNG

Mã số: 9.34.04.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẬU

2. TS. NGUYỄN BÙI NAM

HÀ NỘI – 2019

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

STT Viết tắt Diễn giải

1 CA Công an

2 CAND Công an nhân dân

3 VH Văn hóa

4 VHGT Văn hóa giao tiếp

5 VB Văn bản

6 TW Trung ương

7 QĐND Quân đội nhân dân

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI .............................................................................................................. 7

1.1. Về mức độ nghiên cứu......................................................................... 7

1.2. Những vấn đề chung về giao tiếp và giao tiếp công vụ ........................ 8

1.2.1. Về khái niệm, chức năng, các hình thức giao tiếp cơ bản.............. 8

Các hình thức giao tiếp cơ bản trong hành chính:.................................. 9

1.2.2. Về vai trò của giao tiếp công vụ.................................................... 9

1.2.3. Đặc điểm, nguyên tắc giao tiếp công vụ...................................... 10

1.2.4. Phương pháp, kỹ năng cơ bản trong giao tiếp ............................ 11

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi giao tiếp................................. 12

1.3. Về văn hóa giao tiếp và tổ chức hoạt động giao tiếp công vụ............. 12

1.3.1. Về khái niệm, nội dung, cấu trúc của văn hóa công vụ............... 12

1.3.2. Phương pháp, công cụ đánh giá và xây dựng văn hóa giao tiếp

trong cơ quan, tổ chức.......................................................................... 13

1.3.3. Về hoạt động giao tiếp trong ngành, lĩnh vực cụ thể ................... 14

1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án ............. 17

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA GIAO

TIẾP CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN .........................................19

2.1. Lý luận về văn hóa giao tiếp.............................................................. 19

2.1.1. Lý luận về giao tiếp..................................................................... 19

2.1.2. Khái niệm văn hóa giao tiếp ....................................................... 25

2.2. Lý luận về văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân .......... 33

2.2.1. Nhiệm vụ và quy trình quản lý của lực lượng công an nhân dân... 33

2.2.2. Đặc điểm, vai trò văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân36

2.2.3. Nội dung văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân..... 42

2.2.4. Yếu tố cấu thành và các tiêu chí đánh giá văn hóa giao tiếp của

lực lượng công an nhân dân ................................................................. 46

2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng, điều kiện đảm bảo văn hóa giao tiếp của

Công an nhân dân ................................................................................ 47

2.3. Kinh nghiệm quốc tế về văn hóa giao tiếp của lực lượng công an...... 51

2.3.1. Xây dựng hình ảnh cảnh sát mang tính nhân văn, thân thiện ...... 51

2.3.2. Xây dựng hình ảnh cảnh sát nhanh nhẹn, khỏe mạnh, hình thể

cân đối ................................................................................................. 52

2.3.3. Xây dựng đội ngũ cảnh sát chuyên nghiệp, mang tính phục vụ ... 53

Tiểu kết chương 2 .....................................................................................................54

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA LỰC LƯỢNG

CÔNG AN NHÂN DÂN ........................................................................................55

3.1. Khái quát chung về lực lượng Công an nhân dân............................... 55

3.2. Thực trạng công tác tổ chức xây dựng văn hóa giao tiếp của lực lượng

Công an nhân dân..................................................................................... 56

3.2.1. Xây dựng và áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn về văn hóa giao tiếp... 57

3.2.2. Thực trạng xây dựng phong trào chính trị, tư tưởng về thực hiện

văn hóa giao tiếp .................................................................................. 60

3.2.3. Trang bị cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện giao tiếp............... 62

3.2.4. Công tác truyền thông, báo cáo về văn hóa giao tiếp.................. 65

3.3. Thực trạng văn hóa giao tiếp hàng ngày trong lực lượng Công an nhân

dân ........................................................................................................... 67

3.3.1. Thực trạng thực hiện chuẩn mực trong giao tiếp hàng ngày với

từng loại đối tượng............................................................................... 67

3.3.2. Thực hiện tư thế giao tiếp, lễ tiết, tác phong, chào hỏi, xưng hô,

cử chỉ, hành vi ...................................................................................... 80

3.3.3. Sử dụng trang phục trong giao tiếp của lực lượng Công an nhân

dân ....................................................................................................... 85

3.3.4. Văn hóa giao tiếp trong công tác phát ngôn, thông tin, báo cáo . 89

3.3.5. Hoạt động giao tiếp, lễ tân hội nghị............................................ 91

3.3.6. Phương thức, cách thức giao tiếp của cán bộ công an trong giải

quyết thủ tục hành chính....................................................................... 95

3.4. Thực trạng đảm bảo điều kiện, yếu tố tác động đến văn hóa giao tiếp ... 108

3.4.1. Thực trạng ban hành các quy định về văn hóa giao tiếp của lực

lượng Công an nhân dân .................................................................... 108

3.4.2. Công tác huấn luyện, quản lý cán bộ về hành vi, văn hóa giao tiếp 116

3.4.3. Công tác kiểm tra, đánh giá và xử lý kỷ luật về thực hiện văn hóa giao

tiếp...................................................................................................... 117

3.5. Đánh giá chung................................................................................ 121

3.5.1. Tổng hợp kết quả khảo sát chung, theo vùng miền, loại hình lực

lượng và yếu tố cấu thành của văn hóa giao tiếp................................ 121

3.5.2. Phân tích nguyên nhân, điều kiện đảm bảo thực hiện văn hóa giao

tiếp của lực lượng công an ................................................................. 125

Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 127

CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN

HÓA GIAO TIẾP CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN................ 128

4.1. Quan điểm chỉ đạo về hoàn thiện văn hóa giao tiếp của lực lượng

Công an nhân dân................................................................................... 128

4.2. Hoàn thiện các quy định về văn hóa giao tiếp, tổ chức bộ máy thực hiện gắn

với triển khai Đề án văn hóa công vụ ......................................................... 129

4.2.1. Hoàn thiện các quy định về văn hóa giao tiếp........................... 129

4.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, trách nhiệm thực hiện quy định, quy

chế giao tiếp trong đơn vị................................................................... 132

4.2.3. Nghiên cứu triển khai thực hiện Đề án xây dựng và thực hiện văn

hóa công vụ trong lực lượng công an nhân dân.................................. 134

4.3. Tăng cường công tác tổ chức huấn luyện nhân sự về văn hóa giao tiếp

............................................................................................................... 135

4.3.1. Giáo dục, huấn luyện, xây dựng phong trào, điển hình gương mẫu

về văn hóa giao tiếp........................................................................... 135

4.4. Giải pháp đẩy mạnh công tác thông tin, kiểm tra đánh giá, xử lý kỷ luật về

văn hóa giao tiếp...................................................................................... 145

4.4.1. Đẩy mạnh công tác nắm, giải quyết, báo cáo thông tin về tình hình tư

tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong chiến sĩ....................................... 145

4.4.2. Tăng cường công tác phát ngôn, tuyên truyền, thông tin báo cáo ... 149

4.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và xử lý kỷ luật về thực

hiện văn hóa giao tiếp ........................................................................ 152

Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 159

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 160

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÙNG MỘT TÁC GIẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC SỐ 01

PHỤ LỤC SỐ 02

PHỤ LỤC SỐ 03

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 3.1. Thực trạng đặc điểm văn hóa biểu hiện trong tổ chức thực hiện văn

hóa giao tiếp ............................................................................................................ 56

Bảng 3.2. Thực trạng văn hóa giao tiếp trong thực hiện lễ tiết, tác phong, cử chỉ,

hành vi...................................................................................................................... 81

Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng trang phục trong giao tiếp .................................... 86

Bảng 3.4. Thực trạng đặc điểm văn hóa biểu hiện trong công tác truyền thông,

phát ngôn, báo cáo văn hóa giao tiếp..................................................................... 90

Bảng 3.5. Thực trạng văn hóa giao tiếp trong tổ chức thực hiện tiếp khách........ 95

Bảng 3.6. Thực trạng văn hóa giao tiếp trong tổ chức thực hiện tiếp dân.......... 100

Bảng 3.7. Thực trạng đặc điểm văn hóa biểu hiện trong các văn bản quy định về

văn hóa giao tiếp ................................................................................................... 110

Bảng 3.8. Khảo sát nội dung đánh giá , kiểm tra xử lý kỷ luật về văn hóa giao

tiếp ............................................................................................................. 120

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát đánh giá của người dân về VHGT của CAND ....... 121

Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả khảo sát trong xây dựng và thực hiện VHGT của

công an nhân dân .................................................................................................. 123

Bảng 3.11. Phân tích kết quả khảo sát theo cấp, khu vực, loại hình lực lượng.. 124

Bảng 3.12. Phân tích kết quả theo yếu tố cấu thành của VHGT lực lượng CA.. 124

Bảng 3.13. Tổng hợp điều kiện đảm bảo VHGT.................................................. 125

Bảng 4.1. Mẫu tiêu chí đánh giá văn hóa giao tiếp trong thực hiện lễ tiết, tác

phong, cử chỉ, hành vi ........................................................................................... 154

Bảng 4.2. Mẫu tiêu chí đánh giá sử dụng trang phục trong giao tiếp................. 155

Bảng 4.3. Mẫu tiêu chí đánh giá công tác truyền thông, phát ngôn, báo

cáoVHGT ................................................................................................... 156

Bảng 4.4. Mẫu tiêu chí đánh giá VHGT trong tổ chức tiếp khách...................... 157

Biểu đồ 3.1. Tổng hợp mức độ tích cực trong xây dựng và thực hiện VHGT

của công an nhân dân ............................................................................... 123

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giao tiếp, văn hóa và văn hóa giao tiếp là những vấn đề không mới trong khoa

học quản lí nguồn nhân lực nói chung cũng như trong thực tiễn quản lý cán bộ, công

chức ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động giao tiếp của lực lượng

công an nhân dân là một trong những vấn đề trọng tâm trong đổi mới cải cách nền

hành chính hướng tới các giá trị dân chủ, nền hành chính mang tính chất phục vụ

nhân dân.

Truyền thống vì dân phục vụ của lực lượng công an đã có từ khi thành lập lực

lượng và được gìn giữ, phát huy qua các thời kỳ lịch sử phát triển của lực lượng. Lực

lượng công an của chúng ta bản chất là lực lượng vũ trang đơn thuần mà còn có tính

chất tuyên truyền, có sự gắn bó mật thiết với nhân dân, được sự ủng hộ của nhân dân.

Do vậy, tính chất và phương thức trong hoạt động giao tiếp của lực lượng công an nhân

dân Việt nam là đặc biệt quan trọng, là một trong những phương thức chiến lược để lực

lượng công an làm tròn sứ mệnh của mình trước nhân dân. Ngoài ra, bản thân trong

hoạt động nội bộ của lực lượng công an, hoạt động giao tiếp cũng đóng vai trò quan

trọng giúp cho việc phối hơp, thống nhất trong thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng

văn hóa công vụ.

Thời gian vừa qua, những đổi mới của nền kinh tế đất nước dẫn đến những

thay đổi lớn trong xã hội, nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự xã hội của lực lượng công

an thêm nặng nề, phức tạp và có nhiều tính chất mới. Nội dung, phương thức các

hoạt động giao tiếp cũng có nhiều thay đổi. Thực tế cho thấy, nhiều vụ việc xảy ra

trong quá trình đảm bảo an ninh trật tự xã hội do lực lượng công an thiếu phương

pháp giao tiếp phù hợp, vì thế, vụ việc không được xử lý thấu đáo, không đạt hiệu

quả giải quyết thậm chí có thể làm phức tạp thêm tình hình. Đặc biệt trong thời gian

này, nhà nước đang đẩy mạnh nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp xây dựng nền văn hóa

công cụ hiện đại, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu phát triển bền vững

Trước những đòi hỏi mới của hoàn cảnh, trước những thay đổi về kinh tế

xã hội, của sự phát triển công nghệ, của yếu tố văn hóa hội nhập, bên cạnh

những giá trị truyền thống, việc tìm hiểu, xây dựng và phát triển một cách có hệ

thống các giá trị và kỹ năng văn hóa giao tiếp của lực lượng công an là đòi hỏi

mang tính cấp bách. Trong điều kiện hội nhập hiện nay, để bảo đảm sức mạnh

nội tại đặc thù của lực lượng công an Việt Nam là “lực lượng công an nhân

dân”, phát huy sức mạnh nhân dân, thì hoạt động giao tiếp phải là nhiệm vụ

chiến lược hàng đầu, sức mạnh chính trị phải được đặt lên trên sức mạnh vũ

trang. Phát triển văn hóa giao tiếp vì thế là “kế sâu rễ bền gốc” trong chiến lược

phát triển lực lượng. Văn hóa giao tiếp là phương thức, cách thức để củng cố

niềm tin của nhân dân.

Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, nhu cầu của xã hội ngày càng cao

thì các yêu cầu về văn hoá giao tiếp trong hoạt động công vụ ngày càng được chú trọng.

Có văn hoá giao tiếp, đội ngũ cán bộ, công chức sẽ thể hiện hình ảnh tốt đẹp của nền

hành chính Việt Nam, của người công bộc trước nhân dân Việt Nam và với bạn bè thế

2

giới. Việc nâng cao nhận thức và giáo dục văn hóa giao tiếp, lối sống thượng tôn pháp

luật cho đội ngũ cán bộ công chức cần được đặc biệt chú trọng, bởi nó góp phần xây

dựng được một Chính phủ, một Nhà nước kiến tạo. Muốn có một xã hội văn minh thì

trước tiên chúng ta cần có đội ngũ cán bộ công chức văn minh, ứng xử đúng theo

những chuẩn mực đề ra. Chính vì vậy, ngoài các quy định về mặt pháp lý, bản thân việc

nâng cao văn hoá giao tiếp cũng là đòi hỏi bức thiết thực tế của toàn xã hội.

Lực lượng Công an nhân dân với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ

nhân dân, cần phải chủ động, nắm chắc tình hình; phát hiện kịp thời và đấu tranh ngăn

chặn, đập tan mọi âm mưu chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, góp phần

bảo vệ công cuộc đổi mới, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân. Văn hóa giao

tiếp của lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với các mặt

công tác công an, nhất là góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết trong

thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng

lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Vì

thế, việc nghiên cứu mang tính lý luận những vấn đề liên quan tới văn hóa giao tiếp

của công an nhân dân là điều cần thiết nhằm hệ thống hóa, đưa ra những luận điểm

phù hợp về văn hóa giao tiếp của công an nhân dân trong tình hình mới.

Việc tìm hiểu hoạt động giao tiếp của lực lượng công an một cách hệ thống,

xác định các yếu tố ảnh hưởng, trong điều kiện hoàn cảnh mới, tạo dựng thành văn

hóa giao tiếp đặc thù là một hướng đi cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả chất lượng

thực sự cho công tác này.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Văn hóa giao tiếp của

lực lượng Công an nhân dân” làm luận án nghiên cứu.

2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.1.Câu hỏi nghiên cứu

Luận án sẽ phải trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây:

- Thế nào là văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam?

- Thực trạng văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam

hiện nay như thế nào?

- Cần áp dụng những giải pháp gì để hoàn thiện văn hóa giao tiếp của lực

lượng Công an nhân dân Việt Nam?

2.2.Giả thuyết nghiên cứu

Văn hóa trong giao tiếp của Công an nhân dân là cách đối nhân xử thế có lý,

có tình của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong việc giải quyết các mối quan hệ

với nhân dân, đối với đồng chí, đồng đội khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Văn hóa

giao tiếp của chiến sĩ Công an nhân dân góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân

dân như là công cụ chuyên chính sắc bén bảo vệ Đảng, chế độ, bảo vệ thành quả

cách mạng, bảo vệ nhân dân. Trên thực tế, văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an

nhân dân hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự làm “tròn vai, tròn hình

ảnh” người chiến sĩ công an trong lòng dân chúng; vì thế các giải pháp về: chính trị

tư tưởng, tổ chức bộ máy và hoạt động, đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán

bộ, chiến sĩ, v.v. sẽ góp phần nâng cao văn hóa giao tiếp của lực lượng này.

3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận án đưa ra giải pháp nhằm nâng cao văn hóa giao tiếp của lực lượng Công

an nhân dân thông qua việc xây dựng những luận cứ khoa học và thực tiễn về văn

hóa giao tiếp của lực lượng này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- Phân tích, làm rõ, hệ thống cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa giao tiếp, văn

hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu.

- Phân tích và đánh giá các quy định pháp lý, thực trạng về văn hóa giao tiếp

của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam nhằm chỉ ra những hạn chế, các vấn đề

cần nghiên cứu giải quyết.

- Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa giao tiếp

của lực lượng công an nhân dân, luận án đưa ra các quan điểm khoa học, đề xuất lý

thuyết, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an

nhân dân Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an

nhân dân Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: trong phạm vi luận án này nghiên cứu về văn hóa giao tiếp trong các

hoạt động thực thi công vụ của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Về thời gian: đề tài thu thập tài liệu phục vụ cho việc đánh giá thực trạng văn hóa

giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân thông qua việc thực hiện các khảo sát và

phân tích các số liệu từ năm 2016 đến nay. Đây là giai đoạn mà ngành công an đẩy

mạnh chấn chỉnh lực lượng về mọi mặt, trong đó tập trung vào hoàn thiện văn hóa giao

tiếp, ứng xử cho cán bộ, chiến sĩ toàn ngành.

Về không gian: nghiên cứu về văn hóa giao tiếp trong Công an nhân dân Việt

Nam các cấp từ trung ương tới địa phương, bao gồm các loại hình lực lượng (Cảnh

sát Phòng cháy và chữa cháy, cảnh sát cơ động, cảnh sát bảo vệ, công an địa

phương, v.v.), ở các địa bàn trên toàn quốc.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu, số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp nghiên cứu khoa học phổ biến, đặc biệt là trong nghiên

cứu khoa học xã hội. Việc nghiên cứu luận án dựa trên kết quả phân tích các tài liệu

thứ cấp là các nghiên cứu có liên quan tới văn hóa, văn hóa giao tiếp, văn hóa giao

tiếp của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam. Việc sử dụng phương pháp phân

tích tài liệu thứ cấp là nhằm phát hiện những điểm mới, những điểm có thể kế thừa,

4

bổ sung hay bàn luận thêm từ các nghiên cứu có liên quan của những người đã

nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp tìm kiếm thông tin làm cơ sở

cho việc phân tích, tổng hợp nhằm hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng

phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích của phương pháp này là tìm kiếm, thu thập thông tin giải quyết

nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là đánh giá về văn hóa giao tiếp của lực lượng Công

an nhân dân.

Dựa trên khung lý thuyết về văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân

dân, dựa trên nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã xây dựng phiếu điều tra và

tiến hành khảo sát thử với 24 chiến sĩ công an huyện Đan Phượng. Qua khảo sát thử

và phỏng vấn những đối tượng này, tác giả đã có một số điều chỉnh bảng hỏi cho

phù hợp và tiến hành khảo sát chính thức.

Để có thể thu thập được những thông tin đa chiều, khách quan nhất về thực

trạng văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân, tác giả đã thiết kế phiếu

hỏi cho ba nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất là cấp lãnh đạo, quản lý trong lực lượng

Công an nhân dân; nhóm thứ hai là các chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân

và nhóm thứ ba là công dân. Phiếu khảo sát được phát trực tiếp và gửi phiếu điện tử

qua chương trình Google Drive từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017. Phiếu được

gửi tới 400 cán bộ, chiến sĩ trên các địa bàn Hà Nội, Thái Bình, Nghệ An, Kiên

Giang, thành phố Hồ Chí Minh. 200 phiếu cũng được gửi tới công dân trên địa bàn

các tỉnh nói trên tại nơi họ sinh sống và khi họ tới làm các thủ tục về hộ khẩu, xuất

nhập cảnh, đăng kí xe ô tô, gắn máy,...

Nhóm 1 và 2, số phiếu phát ra là 400 phiếu, số phiếu thu về là 350 phiếu.

Nhóm 3, số phiếu phát ra là 200 phiếu, số phiếu thu về là 167 phiếu.

Phiếu thu về được xử lý, tổng hợp theo tiêu chí, từng nhóm đối tượng đặc thù và

được sử dụng làm căn cứ để phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa giao tiếp của lực

lượng Công an nhân dân. Một số phiếu có thông tin cần phân tích sâu hoặc cần trao đổi

để kiểm chứng thông tin, tác giả đã trực tiếp liên hệ với chiến sĩ thực hiện các phiếu đó.

Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập những thông tin làm sáng

tỏ những nhận định, đánh giá về văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân.

Theo phương pháp này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn hai nhóm chuyên gia.

Nhóm thứ nhất là 04 giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia về những vướng

mắc trong lý luận, thực tiễn về văn hóa giao tiếp. Nhóm thứ hai là 03 giảng viên

trường công an và 03 cán bộ lãnh đạo công an địa phương (trên địa bàn Hà Nội) để

hiểu rõ hơn thực tiễn về văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân. Nội

dung trao đổi phỏng vấn được thiết kế nhằm tìm kiếm các thông tin đánh giá thực

trạng văn hóa giao tiếp của Công an nhân dân, các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa

giao tiếp của lực lượng này. Các nội dung phỏng vấn sâu đã được trình bày cụ thể,

kết hợp thông tin định lượng và định tính trong từng mục thuộc nội dung tổ chức

xây dựng VHGT của lực lượng.

5

Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các bài phỏng vấn các chuyên gia là lãnh

đạo ngành công an của các tác giả khác được đăng tải trên các phương tiện thông tin

đại chúng. Đây là cách thức giúp tác giả thu thập thêm nhiều thông tin, tiếp cận

thêm nhiều ý kiến của các chuyên gia mà do hạn chế về nhiều mặt nên tác giả không

thể tiếp cận. Do vậy, luận án có thêm nhiều luận cứ, luận chứng thuyết phục hơn.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, tác giả cũng đã tích cực tham gia

các cuộc hội thảo khoa học có liên quan đến chủ đề luận án do Học viện Hành chính

Quốc gia, Công an thành phố Hà Nội, Bộ Công an tổ chức để tiếp thu các ý kiến

trao đổi, thảo luận của các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.

Những thông tin thu thập được đã được tác giả phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm

đưa ra những đề xuất về văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân.

6. Những đóng góp mới của luận án

6.1.Về lý luận

Luận án góp phần hệ thống hóa, bổ sung, phát triển một số nội dung lý luận về

văn hóa, giao tiếp, ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa giao tiếp của lực lượng công

an nhân dân mà các quy định pháp lý còn cần hoàn thiện, các nghiên cứu khác về

vấn đề này chưa đề cập hoặc đã đề cập nhưng vẫn cần bổ sung hoàn thiện.

Đóng góp mới về mặt lý luận của Luận án tập trung vào chỉ đơn thuần hệ

thống hóa lý luận về hoạt động giao tiếp chung chung như trong các công trình

nghiên cứu trước đó mà nâng cao chất lượng hoạt động giao tiếp này theo hướng

hình thành văn hóa giao tiếp của 1 hệ thống tổ chức, cụ thể ở đây là lực lượng công

an nhân dân:

- Luận án đã xác định vai trò của văn hóa giao tiếp là nhiệm vụ chiến lược

hàng đầu của lực lượng nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng và

nhân dân giao phó.

- Với hướng nghiên cứu này, Luận án đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, xây

dựng hệ thống phương pháp tổ chức hoạt động giao tiếp, làm nền tảng xây dựng văn

hóa giao tiếp, giúp cho hoạt động giao tiếp hướng tới các giá trị một cách bền vững.

- Luận án xây dựng các nội dung lý luận làm rõ các điều kiện đảm bảo cho văn

hóa giao tiếp được hiệu quả.

Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa giao tiếp của lực

lượng Công an nhân dân Việt Nam.

6.2.Về thực tiễn

Luận án đã đưa ra những đóng góp về phân tích văn hóa giao tiếp của Công an

nhân dân, đặc điểm văn hóa giao tiếp của lực lượng này nhằm chỉ ra được những

khác biệt về văn hóa giao tiếp của lực lượng này với các đối tượng cán bộ, công

chức khác.

Luận án đưa ra những đánh giá về thực trạng văn hóa giao tiếp của lực lượng

Công an nhân dân hiện nay nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.

Dựa trên những luận giải khoa học về lý luận và thực tiễn, luận án đưa ra

những đề xuất nhằm nâng cao văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân

trong thời gian tới.

Điểm mới về mặt thực tiễn của Luận án tập trung vào 3 khía cạnh.

6

Khía cạnh thứ nhất, Luận án dựa trên hệ thống tiêu chí đánh giá được xây

dựng để đưa ra kết quả khảo sát đánh giá văn hóa giao tiếp của lực lượng công an

nhân dân trên bình diện tổng thể và phân tích kết quả theo từng khía cạnh thể hiện

bản sắc văn hóa, đặc thù đối tượng như: loại hình lực lượng, từng nội dung hoạt

động, vùng miền, địa phương, cũng như đánh giá kết quả dựa theo các giá trị, các

yếu tố cấu thành văn hóa như yếu tố chân, thiện, mỹ...

Khía cạnh thứ hai, Luận án làm rõ các điều kiện đảm bảo và mức độ đảm bảo

hiệu quả đối với văn hóa giao tiếp của lực lượng công an, từ đó đề xuất giải pháp

phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Khía cạnh thứ ba là về các giải pháp áp dụng vào thực tiễn, Luận án đã tập

trung hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá văn hóa giao tiếp một cách chi tiết và cụ

thể theo từng loại hoạt động của lực lượng. Luận án đưa ra đề xuất cụ thể về điều

chỉnh các văn bản quy định, quy chế hoạt động của lực lượng, đua ra các quy định

và chế tài cụ thể đối với việc tổ chức và thực hiện giao tiếp. Luận án cũng đề xuất

những phương pháp áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá lồng ghép trong các hoạt

động đặc thù của lực lượng như: xây dựng phong trào, điển hình tiên tiến, kiểm tra

đánh giá.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1.Về lý luận

Luận án đóng góp những luận cứ khoa học về văn hóa giao tiếp và văn hóa

giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

7.2.Về thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu,

hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan tới văn hóa giao tiếp, ứng xử của lực

lượng Công an nhân dân.

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu chuyên khảo cho việc nghiên cứu và

giảng dạy về giao tiếp, ứng xử, thực hiện điều lệ trong Công an nhân dân.

Với kết quả nghiên cứu của luận án, có thể có những nghiên cứu tiếp theo về

văn hóa giao tiếp nói chung và văn hóa giao tiếp trong Công an nhân dân nói riêng.

8. Cấu trúc của luận án

Luận án gồm các phần và chương như sau:

Phần Mở đầu

Phần Nội dung:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Cơ sở lý luận về văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân

Chương 3: Thực trạng văn hóa giao tiếp của lực lượng Công an nhân dân

Chương 4: Quan điểm chỉ đạo và giải pháp nâng cao văn hóa giao tiếp của

lực lượng Công an nhân dân

Kết luận

Danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Nghiên cứu về văn hóa giao tiếp trong lực lượng công an có các tài liệu đề cập

đến một số nội dung liên quan như: Khái niệm, nội dung, đặc điểm, yêu cầu,

phương pháp thực hiện hoạt động giao tiếp; cấu trúc văn hóa giao tiếp và phương

pháp xây dựng văn hóa giao tiếp công vụ.

1.1. Về mức độ nghiên cứu

Các nội dung tổng hợp về giao tiếp, giao tiếp công vụ có: Đề tài “Văn hóa

công vụ ở Việt Nam hiện nay” - Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc chương trình

trọng điểm cấp nhà nước, chủ nhiệm đề tài: TS. Huỳnh Văn Thới, Hà Nội. 2015

[86]; sách chuyên khảo của GS.TS. Mai Hữu Khuê (Chủ biên) (1997), Kỹ năng giao

tiếp trong hành chính, Nxb. Lao động, Hà Nội [44]; Học viện Hành Chính Quốc gia

(2011), “Giao tiếp và Quan hệ công chúng”, tập bài giảng hệ cử nhân hành chính

Học viện Hành chính quốc gia [96]; Đào Thị Ái Thi (2008), “Kỹ năng giao tiếp của

đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước”, Luận

án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội [104].

Về kỹ năng, phương pháp giao tiếp có các công trình nghiên cứu của Raymond

de Saint Lauren (2004), Nghệ thuật nói trước công chúng, (bản dịch tiếng Việt),

Nxb. Văn hóa- Thể thao, Hà Nội [54]; Phong Thiên (2007), Nghệ thuật giao tiếp

trong cuộc sống hàng ngày, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa [68]; E.N. Zareska (

2002), Lý thuyết và thực tiễn kỹ năng nói. Nxb DELO [80]; Hoàng Văn Tuấn

(2014), Các quy tắc hay trong giao tiếp, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội [72].

Về các tình huống giao tiếp ứng xử, các hoạt động giao tiếp trong ngành, lĩnh

vực đặc thù có các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả: Trịnh Thanh Hà

(2009), “Xây dựng văn hóa ứng xử công vụ công chức cơ quan HCNN ở Việt Nam

hiện nay”, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia,

Hà Nội [93]; Chu Tôn - Hoàng Quý (2000), Cách cư xử giữa thủ trưởng với nhân

viên, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội [71]; A.N. Lêônchiev: Hoạt động - giao tiếp - nhân

cách. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1989 [55]; Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), Phạm

Khắc Chương, Phạm Viết Vượng, Nguyễn Văn Diện, Lê Tràng Định: Giáo dục học

tập 2- NXB ĐHSP 2005; Học viện Hành Chính Quốc gia (2010), “Kỹ năng giao tiếp

và chất vấn của đại biểu hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân”, tài liệu bồi dưỡng

đại biểu Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, Hà Nội [97]; TS. Nguyễn Thị Hà

(2015), “Kỹ năng giao tiếp, ứng xử nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp nội

bộ của cơ quan”, Nội san tháng 4,5,6 /2015, Khoa văn bản và CNHC Học viện

Hành chính Quốc gia, Hà Nội [45].

Về kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử trong lực lượng công an có các công

trình nghiên cứu: Đề tài khoa học trọng điểm cấp bộ “Văn hóa ứng xử của Công an

nhân dân (CAND)”, Bộ Công an, GS.TS.Trần Đại Quang (chủ nhiệm đề tài), Hà

Nội [64, 85]; Tài liệu “Kỹ năng giao tiếp và tạo ảnh hưởng” và tài liệu ‘Kỹ năng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!