Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa thống kê
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển của thời đại, của khoa học kỹ thuật và công nghệ, khi
Việt Nam đã gia nhập WTO thì nền kinh tế Việt Nam nói chung và Công nghiệp Việt
Nam nói riêng đang từng bước hoà nhập cùng sự phát triển của thế giới.
Tham gia tích cực thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước là đến năm
2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước Công nghiệp, ngành Công nghiệp Hà Nội
đang góp một phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
Hà Nội là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của đất nước. Từ năm
1997 đến nay, cơ cấu kinh tế của thành phố đang dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ
trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng giá trị sản xuất
công nghiệp đã tăng đáng kể trong cơ cấu kinh tế trong vòng 15 năm qua. Sản xuất
công nghiệp đang ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của thành
phố.
Khu vực công nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoáhiện đại hoá của Hà Nội. Để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, chúng ta cần đánh giá được quá trình phát triển của
khu vực này thời gian qua.
Để nghiên cứu sâu hơn về thực trạng phát triển ngành công nghiệp Hà Nội
trong giai đoạn 1997-2007, đồng thời đưa ra một số kiến nghị giải pháp và dự đoán
cho các năm tiếp theo, em đã chọn đề tài: "Vận dụng một số phương pháp thống kê để
phân tích giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1997-2007 và dự
đoán đến năm 2009".
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về công nghiệp và sản xuất công nghiệp.
Chương 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích giá trị sản xuất
Công nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 1997- 2007 và dự đoán đến năm 2009.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp Hà Nội trong giai đoạn từ 2008 - 2020.
Nguyễn Thị Thắng Thống kê 46A
1
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa thống kê
Tuy đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian và vốn kiến thức còn nhiều hạn chế,
chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Em mong nhận được sự chỉ bảo của
các thầy, cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn thạc
sỹ Chu Thị Bích Ngọc_ giảng viên khoa Thống kê, đại học Kinh tế Quốc dân và các cô
chú, anh chị trong phòng Thống kê Công nghiệp- Cục thống kê Hà Nội đã hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Nguyễn Thị Thắng Thống kê 46A
2
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa thống kê
CHƯƠNG 1
Khái quát chung về công nghiệp và sản xuất công nghiệp
1. Những vấn đề cơ bản về Công nghiệp
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại Công nghiệp
1.1. Khái niệm về Công nghiệp
Công nghiệp là một ngành kinh tế to lớn, ngành sản xuất cơ bản thuộc lĩnh vực
sản xuất vật chất, bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp, mỗi
ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh
thuộc nhiều loại hình thức khác nhau. Trên góc độ trình độ kỹ thuật và hình thức tổ
chức sản xuất, Công nghiệp còn được cụ thể hoá bằng các khái niệm khác nhau như:
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Công nghiệp lớn và Công nghiệp vừa và nhỏ,
Công nghiệp quốc doanh và Công nghiệp ngoài quốc doanh.
Công nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, nó
đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp là một tập hợp bao gồm
rất nhiều các ngành sản xuất khác nhau, với những đặc điểm sản xuất và công nghệ
được sử dụng cũng rất khác nhau.
1.2. Đặc điểm của Công nghiệp
- Công nghiệp là ngành được ứng dụng khoa học kỹ thuật công
nghệ cao vào sản xuất. Từ đây, nó có điều kiện phát triển sản phẩm, tăng tốc độ phát
triển khoa học- công nghệ; rồi lại áp dụng những thành tựu đó vào sản xuất. Nhờ vậy
lực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác.
- Công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng
tư liệu lao động cho các ngành. Do đó công nghiệp có vai trò gần như quyết định trong
việc cung cấp các yếu tố đầu vào xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh
tế quốc dân.
- Công nghiệp là ngành hầu như không chịu ảnh hưởng, tác động
bởi điều kiện tự nhiên. Do đó nó không phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên
- Năng suất lao động của ngành công nghiệp thường cao hơn các
ngành khác do có lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phát triển, do được trang bị
cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, do có trình độ quản lý, tổ chức sản xuất hoàn thiện
Nguyễn Thị Thắng Thống kê 46A
3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa thống kê
nên đã hình thành một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, có tính tổ chức và
kỷ luật cao.
- Hiệu quả sản xuất của ngành công nghiệp là cao do được ứng
dụng khoa học công nghệ hiện đại làm cho chu kỳ sản xuất rút ngắn lại, chi phí sản
xuất giảm, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của xã hội.
1.3. Vai trò của ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Ngành công nghiệp có vai trò rất lớn và mang ý nghĩa quyết định đối với toàn
bộ quá trình phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu
sau:
• Công nghiệp là lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng gần như vào bậc
nhất của nhiều quốc gia. Sự phát triển của ngành công nghiệp là một trong những tiêu
chuẩn đánh giá trình độ phát triển kinh tế của đất nước, là một trong những chỉ tiêu
dùng để so sánh quốc tế.
• Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu và duy nhất nâng cao không
ngừng tiềm lực kinh tế, đẩy nhanh tiến bộ xã hội. Sự phát triển của công nghiệp là một
yếu tố có tính chất quyết định để thực hiện quá trình CNH-HĐH toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Công nghiệp tăng trưởng cao góp phần tích cực và trực tiếp đối với tốc độ
tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế.
• Quá trình phát triển công nghiệp làm cho lực lượng sản xuất của xã hội
phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng nhanh, trình độ tổ chức sản xuất và trình độ
người lao động không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
• Mục tiêu cuối cùng của sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn
nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất,
công nghiệp là ngành không chỉ khai thác tài nguyên mà còn chế biến các nguyên liệu
được khai thác và sản xuất từ các tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản
phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
của con nguời.
• Công nghiệp là một trong những ngành tạo ra thu nhập quốc dân, có ý
nghĩa kinh tế- xã hội như: tạo ra việc làm cho nguời lao động, xóa bỏ sự cách biệt lớn
giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi...
Nguyễn Thị Thắng Thống kê 46A
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa thống kê
• Nếu nhìn ở một khía cạnh khác thì phát triển công nghiệp còn đảm bảo
tăng cường tiềm lực quốc phòng. Quốc phòng muốn vững chắc thì một phần phải có
nền công nghiệp phát triển cao để trang bị những phương tiện, khí tài tinh nhuệ hiện
đại cho quân đội.
• Công nghiệp phát triển sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu
tư trong và ngoài nước, mở rộng các quan hệ kinh tế- thương mại với nước ngoài.
1.4. Phân loại công nghiệp
Người ta dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại công nghiệp. Tuỳ theo
mục đích nghiên cứu về phát triển công nghiệp mà lựa chọn phương pháp phân loại
cho phù hợp. Phân loại công nghiệp thường phân theo các lĩnh vực, theo các loại hình
sở hữu và phân ngành có đặc trưng chuyên môn hoá khác nhau.
1.4.1. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, người ta chia thành 2 ngành
lớn là sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng. Theo cách phân loại này
ngành công nghiệp chia thành hai nhóm ngành tương ứng là công nghiệp nặng và công
nghiệp nhẹ.
Sự phân loại này thường sử dụng trong mô hình kinh tế khép kín trước đây, khi
mà nhiều nước thường căn cứ vào cách chia này để vận dụng quy luật tái sản xuất mở
rộng, xây dựng mô hình ưu tiên phát triển công nghiệp nặng.. Ngày nay trong điều
kiện toàn cầu hoá và hội nhập thì người ta ít dựa vào sự phân loại này hơn.
1.4.2. Dựa vào quy mô của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chia ngành công
nghiệp thành 3 khu vực là: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh
nghiệp nhỏ. Cách phân loại này đặc biệt có ý nghĩa trong đánh giá hiệu quả
và hoạch định chính sách phát triển cho các doanh nghiệp.
1.4.3. Dựa vào tính chất biến đổi đối tượng lao động và công dụng của sản phẩm
( phân theo ngành cấp 1 trong hệ thống phân ngành kinh tế Việt Nam )
Theo cách chia này, ngành công nghiệp chia thành 3 nhóm ngành là: công nghiệp
khai thác mỏ; công nghiệp chế biến và ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt và
nước.
a. Ngành công nghiệp khai thác mỏ
Nguyễn Thị Thắng Thống kê 46A
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa thống kê
Ngành công nghiệp khai thác được hiểu là các hoạt động khai thác khoáng sản
có trong tự nhiên như: than, dầu... tạo thành nguyên liệu thô làm đầu vào cho các giai
đoạn chế biến tiếp theo.
Ngành này gồm: khai thác khoáng tự nhiên ở dạng cứng ( than và quặng ), chất
lỏng ( dầu thô ) hoặc khí ( khí gas tự nhiên ). Khai thác có thể được thực hiện theo
nhiều phương pháp khác nhau như dưới lòng đất hoặc trên bề mặt, khai thác dưới đáy
biển…Ngành này cũng gồm các hoạt động phụ trợ như chuẩn bị các nguyên liệu thô
cho kinh doanh, ví dụ như: nghiền, cắt, rửa sạch, phân loại, nung quặng, hoá lỏng gas
và các nhiên liệu rắn. Các hoạt động này thường được thực hiện bởi các đơn vị khai
thác mỏ và/ hoặc các đơn vị khác gần đó.
Ngành này không bao gồm các hoạt động:
• Sử dụng các quặng được khai thác mà không có sự chuyển
đổi nào thêm cho mục đích xác định
• Nghiền, ép hoặc các xử lý khác đối với đất, đá và chất
khác không liên qua đến khai thác mỏ, quặng
• Thu thập, làm sạch và phân phối nước
• Chuẩn bị mặt bằng cho khai thác mỏ
• Điều tra địa vật lý, địa chấn như công tác điều tra, thăm dò
khoáng sản…
b. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Công nghiệp chế biến, chế tạo là các hoạt động làm biến đổi về mặt vật lý, hoá
học của vật liệu, chất liệu hoặc làm biến đổi các thành phần cấu thành của nó để tạo ra
các sản phẩm mới theo yêu cầu của con người
Vật liệu, chất liệu hoặc các thành phần biến đổi là nguyên liệu thô từ các sản
phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, khai thác mỏ hoặc quặng cũng như các hoạt
động khác của sản phẩm chế biến. Những thay đổi, đổi mới hoặc khôi phục lại hàng
hoá thường được xem xét là hoạt động chế biến.
Đầu ra của quá trình sản xuất có thể được coi là hoàn thiện dưới dạng là sản
phẩm cho tiêu dùng cuối cùng hoặc là bán thành phẩm và trở thành đầu vào của hoạt
động chế biến tiếp theo.
Nguyễn Thị Thắng Thống kê 46A
6