Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học đại số 8 ở trường Trung học Cơ sở
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
TRỊNH THỊ YẾN
VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ 8
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––
TRỊNH THỊ YẾN
VẬN DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC
TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ 8
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Cao Thị Hà
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn
Trịnh Thị Yến
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ này, với tình cảm chân thành cho phép tôi
được tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Sau đại học, khoa Toán trường Đại
học sư phạm Thái Nguyên. Ban giám hiệu các nhà trường THCS Trưng Vương,
THCS Đồng Quang, THCS Chu Văn An, THCS Nha Trang, THCS Túc Duyên,
THCS Quang Trung đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập và làm luận văn.
- Nhà giáo: PGS.TS. Cao Thị Hà - Người hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
- Các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học đã giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Có được thành quả này, tôi vô cùng biết ơn đến gia đình, bạn bè, người
thân, đồng nghiệp và các em HS khối 8 trường THCS Trưng Vương đã giúp đỡ,
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Bản thân còn nhiều hạn chế, do vậy, luận văn không tránh khỏi những
khiếm khuyết, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các
nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả
Trịnh Thị Yến
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng.............................................................................................. v
Danh mục các hình ............................................................................................. vi
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học......................................................................................... 3
5. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.............................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
8. Dự kiến đóng góp của luận văn....................................................................... 4
9. Cấu trúc luận văn............................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 5
1.1. Một số phương pháp dạy học tích cực ......................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm....................................................................................... 5
1.1.2. Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học..................................................... 7
1.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực .................................................... 12
1.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực................................................................ 23
1.2.1. Kỹ thuật động não.................................................................................... 23
1.2.2. Kĩ thuật XYZ........................................................................................... 26
1.2.3. Lược đồ tư duy ........................................................................................ 30
1.2.4. Kĩ thuật tia chớp ...................................................................................... 32
1.2.5. Kĩ thuật khăn trải bàn .............................................................................. 33
iv
1.2.6. Kĩ thuật mảnh ghép.................................................................................. 36
1.3. Thực trạng vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Toán
ở trường THCS ................................................................................................. 38
1.3.1. Nội dung khảo sát.................................................................................... 39
1.3.2. Phương pháp khảo sát.............................................................................. 39
1.3.3. Tiến hành khảo sát................................................................................... 40
1.3.4. Kết quả khảo sát ...................................................................................... 40
1.3.5. Nhận xét thực trạng sử dụng các PPDH và KTDH tích cực ở một số
trường THCS trên địa bàn TP. Thái Nguyên..................................................... 47
Kết luận chương 1.............................................................................................. 49
Chương 2: VẬN DỤNG MỘT SỐ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
TRONG DẠY HỌC ĐẠI SỐ 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ......... 50
2.1. Một số tiêu chí để lựa chọn các PPDH và KTDH tích cực ........................ 50
2.2. Một số PPDH và KTDH tích cực sử dụng trong thiết kế các kịch bản
dạy học............................................................................................................... 50
2.2.1. Một số nội dung cơ bản về chương trình Đại số 8 .................................. 50
2.2.2. Các PPDH và KTDH tích cực được lựa chọn trong thiết kế các kịch
bản dạy học Đại số 8.......................................................................................... 50
2.3. Sử dụng một số PPDH và kĩ thuật DH tích cực để thiết kế kế hoạch dạy
học một số nội dung trong chương trình Đại số 8............................................. 51
2.3.1. Kế hoạch dạy học số 01........................................................................... 51
2.3.2. Kế hoạch dạy học số 02........................................................................... 59
2.3.3. Kế hoạch dạy học số 03........................................................................... 68
2.4. Một số khuyến nghị cho GV THCS khi sử dụng các PPDH và KTDH
tích cực trong DH Đại số 8................................................................................ 76
Kết luận chương 2.............................................................................................. 77
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 79
3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ................................................................. 79
v
3.2. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm ......................................................... 79
3.3. Nội dung thực nghiệm sưphạm .................................................................. 80
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm.................................................................... 80
3.4.1.Đánh giá về mặt định tính ........................................................................ 80
3.4.2. Đánh giá về mặt định lượng .................................................................... 80
Kết luận chương 3.............................................................................................. 83
KẾT LUẬN....................................................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 85
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt, ký hiệu Ý nghĩa chữ viết tắt, ký hiệu
1 DHDA Dạy học dự án
2 GQVĐ Giải quyết vấn đề
3 GV Giáo viên
4 HS Học sinh
5 KTDH Kĩ thuật dạy học
6 PPDH Phương pháp dạy học
7 SBT Sách bài tập
8 SGK Sách giáo khoa
9 SGV Sách giáo viên
10 THCS Trung học cơ sở
11 TP Thành phố
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Mức độ nhận thức của GV THCS đối với các vấn đề liên quan đến
PPDH và KTDH tích cực .................................................................. 41
Bảng 1.2: Mức độ hứng thú của GV THCS đối với các PPDH và KTDH tích
cực ở bộ môn Toán............................................................................ 41
Bảng 1.3: Mức độ sử dụng các PPDH và KTDH tích cực của GV THCS ở
bộ môn Toán...................................................................................... 42
Bảng 1.4: Mức độ thành thạo của GV THCS khi sử dụng các PPDH và
KTDH tích cực ở bộ môn Toán......................................................... 43
Bảng 1.5: Mức độ hứng thú của HS THCS (khối 8) đối với các PPDH và
KTDH tích cực .................................................................................. 44
Bảng 3.1: Kết quả học tập môn Toán học kì I của HS hai lớp 8A và 8C trường
THCS Trưng Vương.......................................................................... 79
Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra của HS hai lớp 8A và 8C................................. 81
Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra của HS hai lớp 8A và 8C................................. 81
Bảng 3.4: Kết quả học tập của HS lớp 8A trước và sau khi thực nghiệm ........ 82
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hoạt động của người dạy và người học trong kĩ thật XYZ .............. 28
Hình 1.2: Hình ảnh cách thức tiến hành kĩ thuật "Khăn trải bàn"..................... 34
Hình 1.3: Hình ảnh cách thức tiến hành kĩ thuật "các mảnh ghép" .................. 42
Hình 3.1: Biểu đồ kết quả bài kiểm tra của HS hai lớp 8A và 8C .................... 82
Hình 3.2: Biểu đồ kết quả học tập của HS lớp 8A trước và sau khi thực nghiệm..... 82
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng ta luôn xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, sự nghiệp giáo dục là
nền tảng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, trọng tâm của ngành giáo dục
là nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện, bồi dưỡng thế hệ trẻ có đủ phẩm chất và năng
lực, xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04
tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhằm phát triển năng lực và phẩm chất,
hài hòa đức, trí, thể, mỹ của HS, Nghị quyết 29 của Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI
đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang
phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Học đi đôi với hành; lý luận
gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội”. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, vận
dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý, phù hợp
với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục phổ thông, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; thực hiện phương châm “giảng ít, học nhiều”,
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học,
cách nghĩ, khuyến khích và rèn luyện năng lực tự học.
Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 đã quy
định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chuẩn
bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. Luật Giáo dục 2005, chương I, điều 24 có ghi: "Phương pháp giáo
dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của HS;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập của HS”.