Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng lí thuyết kiến tạo đểdạy học nhóm bài về câu phân loại theo mục đích nói trong SGK Ngữ văn 8
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ HUỆ
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO
ĐỂ DẠY HỌC NHÓM BÀI VỀ CÂU PHÂN LOẠI
THEO MỤC ĐÍCH NÓI TRONG SÁCH GIÁO KHOA
NGỮ VĂN 8
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
HOÀNG THỊ HUỆ
VẬN DỤNG LÝ THUYẾT KIẾN TẠO
ĐỂ DẠY HỌC NHÓM BÀI VỀ CÂU PHÂN LOẠI
THEO MỤC ĐÍCH NÓI TRONG SÁCH GIÁO KHOA
NGỮ VĂN 8
Chuyên ngành : LL và PP dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận
nào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
HOÀNG THỊ HUỆ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện, đề tài: "Vận dụng lí thuyết
kiến tạo để dạy học nhóm bài về câu phân loại theo mục đích nói cho học sinh
lớp 8” của em đã hoàn thành. Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và khả
năng có hạn, đề tài của em còn nhiều hạn chế và thiếu sót.Em rất mong nhận
được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thu Hằng -
Giảng viên khoa Ngữ Văn - trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã
độngviên, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn
HOÀNG THỊ HUỆ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................i
Lời cảm ơn .......................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................iv
Danh mục các bảng ......................................................................................... v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3 . Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 8
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
6. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 10
7. Đóng góp của đề tài..................................................................................... 10
8. Cấu trúc của đề tài....................................................................................... 10
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................. 11
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 11
1.1.1. Quan điểm dạy học theo LTKT ............................................................ 11
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của học tập theo thuyết kiến tạo .................... 14
1.1.3. Mô hình dạy học theo quan điểm kiến tạo............................................ 17
1.1.4. Phân loại câu theo mục đích nói ........................................................... 19
1.1.5. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh lớp 8 ........................................ 27
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 28
1.2.1. Câu PLTMĐN trong chương trình và SGK.......................................... 28
1.2.2. Thực trạng dạy học CPLTMĐN theo LTKT ở trường PT.................... 34
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn iv
Chương 2. ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG LÍ THUYẾT KIẾN TẠO ĐỂ
DẠY HỌC NHÓM BÀI VỀ CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI
TRONG SGK NGỮ VĂN 8.......................................................................... 39
2.1. Định hướng vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học lý thuyết về câu
phân loại theo mục đích nói ............................................................................ 39
2.1.1. Quy trình dạy học lí thuyết về câu phân loại theo mục đích nói .......... 39
2.1.2. Gợi ý dạy lý thuyết về câu phân loại theo mục đích nói theo LTKT ... 39
2.2. Định hướng vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy thực hành về câu phân
loại theo mục đích nói..................................................................................... 48
2.2.1. Câu nghi vấn ......................................................................................... 48
2.2.2. Câu cầu khiến........................................................................................ 49
2.2.3. Câu cảm thán......................................................................................... 51
2.2.4. Câu trần thuật ........................................................................................ 52
2.2.5. Câu phủ định ......................................................................................... 54
2.3. Hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá đối với từng tiết về nhóm bài
CPLTMĐN trong SGK Ngữ văn 8 theo lí thuyết kiến tạo ............................. 56
2.3.1. Câu nghi vấn ......................................................................................... 58
2.3.2.Câu cầu khiến......................................................................................... 60
2.3.3. Câu cảm thán......................................................................................... 61
2.3.4. Câu trần thuật ........................................................................................ 62
2.3.5. Câu phủ định ......................................................................................... 62
2.4. Phương hướng vận dụng lí thuyết kiến tạo để kiểm tra đánh giá quá trình
hình thành tri thức về CPLTMĐN cho học sinh lớp 8.................................... 63
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 65
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................... 66
3.1 .Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 66
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm........................................................... 66
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm......................................................................... 66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại hv ọc Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
3.2.2. Giáo viên thực nghiệm.......................................................................... 66
3.2.3. Kế hoạch thực nghiệm .......................................................................... 67
3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm.................................................. 67
3.3.1. Nội dung thực nghiệm........................................................................... 67
3.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................... 71
3.4.1. Kết quả thực nghiệm thăm dò............................................................... 71
3.4.2. Kết quả thực nghiệm dạy học ............................................................... 73
3.5. Phương pháp thực nghiệm ....................................................................... 93
3.6. Kết quả thực nghiệm................................................................................ 94
3.6.1. Bảng kết quả khảo sát bài: Câu trần thuật............................................. 94
3.6.2. Bảng kết quả khảo sát bài “Câu phủ định" ........................................... 95
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 96
KẾT LUẬN..................................................................................................... 97
1. Kết luận ....................................................................................................... 97
2. Đề nghị ........................................................................................................ 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
8 CPLTMĐN Câu phân loại theo mục đích nói
1 GD Giáo dục
2 GD & ĐT Giáo dục và Đào tạo
3 GV Giáo viên
4 HS Học sinh
5 KT- ĐG Kiểm tra, đánh giá
6 KT- KN Kiến thức, kĩ năng
7 LTKT Lý thuyết kiến tạo
9 NXB Nhà xuất bản
10 PPDH Phương pháp dạy học
11 PPDHKT Phương pháp dạy học kiến tạo
12 SGK Sách giáo khoa
13 THCS Trung học cơ sở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại hv ọc Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng kết quả khảo sát tình hình dạy - học nhóm bài về câu phân
loại theo mục đích nói (dành cho GV)........................................... 35
Bảng 1.2. Bảng kết quả khảo sát tình hình dạy - học nhóm bài về câu phân
loại theo mục đích nói (dành cho HS) ........................................... 35
Bảng 2.1. Bảng trọng số nội dung kiểm tra đánh giá...................................... 58
Bảng 3.1. Kết quả các bài tập ôn lại lí thuyết ................................................. 71
Bảng 3.2. Kết quả các nhóm bài tập nhận biết................................................ 72
Bảng 3.3. Kết quả nhóm bài tập đặt câu ......................................................... 72
Bảng 3.4. Kết quả nhóm bài tập viết đoạn văn ............................................... 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại h1 ọc Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong xã hội hiện đại, cùng với sự bùng nổ tri thức khoa học và sự phát
triển vượt bậc của công nghệ truyền thông, mỗi người đều có điều kiện tiếp cận
kho tàng tri thức của nhân loại từ nhiều kênh khác nhau. Nhà trường không còn là
nơi duy nhất cung cấp tri thức cho học sinh. Hoạt động dạy và học cần phải thay
đổi, người dạy cần đổi mới cách dạy từ truyền thụ tri thức một chiều sang dạy
cách học biết so sánh, đối chiếu, phân tích tri thức từ các nguồn khác nhau để điều
chỉnh bổ sung hệ thống kiến thức của mình. Có như vậy mới tạo ra những con
người tích cực, sáng tạo phù hợp với xu thế của toàn cầu.
1.2. Môn Ngữ văn là môn học có vai trò cực kì quan trọng trong hệ thống
giáo dục và đào tạo ở nước ta bởi dạy văn là dạy cách ứng xử, cách làm người,
là công cụ tư duy đắc lực trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Môn Ngữ văn ở THCS được chia thành 3 phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập
làm văn.
Trong đó câu Tiếng Việt là một phương tiện giao tiếp quan trọng trong
xã hội. Chức năng đó chẳng những biểu lộ trong lĩnh vực giao tiếp hàng ngày
của mọi người Việt Nam, mà còn được biểu lộ trong các lĩnh vực hoạt động
giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo dục, ngoại giao.Câu
Tiếng Việt đã từ lâu là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ.
Nó đã góp phần thể hiện rõ sức mạnh và sự tinh tế, uyển chuyển trong lĩnh vực
hoạt động nghệ thuật.
Mặt khác, câu Tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với hoạt động nhận thức và tư
duy của người Việt, mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của
người Việt. Nó trở thành một phần máu thịt trong con người Việt Nam. Chính
vì thế, sử dụng câu Tiếng Việt, học Tiếng Việt phải hiểu được, cảm nhận được
phần “linh hồn dân tộc ấy”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại h2 ọc Thái Nguyên http://www. lrc.tnu.edu.vn
1.3. Trong những thập kỉ gần đây, đặc biệt là từ năm 1992, các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học đã phát hiện ra rằng việc dạy học các kiểu câu phân
loại theo mục đích nói ở THCS đang theo một khuynh hướng lạc hậu, phiến
diện. Giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng khi gặp các
kiểu câu này. Phần lớn giáo viên vẫn dừng lại ở việc dạy các kiểu câu trong cấu
trúc tĩnh tại của nó, chưa đạt được mục đích cuối cùng của việc dạy học câu
phân loại theo mục đích nói là học sinh biết sử dụng câu hay, phù hợp với văn
cảnh, phù hợp với văn hóa giao tiếp của người Việt.
Xét từ góc độ lí luận dạy tiếng, việc dạy học các kiểu câu phân loại theo
mục đích nói trong nhà trường là một vấn đề luôn được quan tâm, nhất là trong
giai đoạn hiện nay, mục tiêu của việc dạy tiếng đang được xác định là dạy cho
học sinh một công cụ giao tiếp và phương pháp dạy học tối ưu nhất là dạy học
trong giao tiếp. Theo phương hướng này đã có một số công trình nghiên cứu:
Cao Xuân Hạo trong "Ngữ pháp chức năng - Câu trong tiếng Việt", Chu Thủy
An trong câu cầu khiến tiếng Việt "Một số suy nghĩ về việc dạy các kiểu câu
chia theo mục đích nói ở tiểu học hiện nay", "Những điểm cơ bản về "câu phân
loại theo mục đích nói" trong chương trình tiếng Việt 4". Đó là những công
trình tiêu biểu nghiên cứu về phương pháp dạy các kiểu câu phân loại theo mục
đích nói theo khuynh hướng của ngôn ngữ học hiện đại. Tuy nhiên chưa có
công trình nào nghiên cứu về việc dạy học nhóm câu phân loại theo mục đích
nói cho HS THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng.
1.4. Mặt khác xét về tính chất của lý thuyết kiến tạo (LTKT) thì chúng
tôi thấy LTKT là một trong những quan điểm dạy học hiện đại, nhấn mạnh đến
vai trò chủ động của người học trong quá trình học tập và cách thức người học
thu nhận kiến thức cho bản thân. Theo đó, người học đặt mình vào trong một
môi trường tích cực, phát hiện ra vấn đề, giải quyết vấn đề theo lối đồng hóa
hay điều ứng những kiến thức và kinh nghiệm đã có cho thích ứng với những
tình huống mới, từ đó xây dựng nên những hiểu biết cho bản thân. Bởi quá
trình nhận thức không phải là quá trình cho - nhận khiên cưỡng, máy móc mà là
quá trình mỗi chủ thể nhận thức biến đổi thế giới quan khoa học của bản thân