Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng kỹ thuật dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ để cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng xuất - nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Quận 10 TP. HCM
PREMIUM
Số trang
70
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1776

Vận dụng kỹ thuật dựa vào bảng lưu chuyển tiền tệ để cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng xuất - nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) - Quận 10 TP. HCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ LIÊN

VẬN DỤNG KỸ THUẬT DỰA VÀO BẢNG LƯU

CHUYỂN TIỀN TỆ ĐỂ CẤP HẠN MỨC TÍN DỤNG CHO

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG

XUẤT - NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK) – QUẬN

10, TP.HCM

KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KINH TẾ

Ngành Tài Chính – Kinh doanh Tiền Tệ

TP.HỒ CHÍ MINH, 06 - 2012

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Mục đích chọn đề tài

Trong nghiệp vụ Ngân hàng thƣơng mại thì có thể nói tín dụng là một trong

những nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng vì hầu nhƣ nguồn vốn của Ngân hàng

đều tập trung cho nghiệp vụ này đồng thời nó cũng là nghiệp vụ giúp Ngân hàng

thể hiện đƣợc vai trò cung ứng vốn cho sự phát triển kinh tế và phục vụ cho sự

nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Hơn thế nữa trong điều kiện kinh

tế hiện nay, khi các Ngân hàng ngày càng bình đẳng hơn trong kinh doanh thì vấn

đề nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của việc sử dụng vốn nói chung và của nghiệp

vụ tín dụng nói riêng là việc làm không thể thiếu đƣợc nhằm đảm bảo cho sự tồn

tại và phát triển của NHTM.

Tuy nhiên trong nghiệp vụ tín dụng chứa đựng rất nhiều rủi ro nhƣ khách hàng

không hoàn trả đƣợc nợ vay khi đến hạn, hoặc sử dụng vốn vay sai với mục đích

xin vay… Vì thế để hoạt động tín dụng đƣợc hiệu quả - thu hút đƣợc nhiều khách

hàng đồng thời đảm bảo đƣợc sự an toàn vốn cho vay thì Ngân hàng cần phải hoàn

thiện quy trình cho vay và phƣơng pháp xét cấp HMTD cho khách hàng.

Việc tính toán và đƣa ra một hạn mức cho vay vừa có thể làm thỏa mãn nhu

cầu vốn mà khách hàng cần đồng thời vừa đảm bảo an toàn cho Ngân hàng là một

điều rất khó khăn. Trong thực tế, kỹ thuật mà đại đa số Ngân hàng nói chung và

Eximbank nói riêng sử dụng để xét cấp HMTD là “dựa vào chênh lệch nguồn và

sử dụng nguồn”. Tuy nhiên, với nền kinh tế ngày càng tăng trƣởng, nhu cầu vốn

của khách hàng ngày càng cao trong khi đó tài sản đảm bảo chủ yếu (Bất động

sản) không thay đổi thì kỹ thuật mà Eximbank đã và đang sử dụng trong việc xét

cấp HMTD còn hiệu quả và đảm bảo đƣợc an toàn vốn cho Ngân hàng hay không?

Do đó tôi quyết định chọn đề tài “Vận dụng kỹ thuật dựa vào lưu chuyển tiền tệ

để cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Eximbank’’ nhằm

nghiên cứu sự khác biệt giữa hai kỹ thuật này và tìm hiểu xem kỹ thuật nào mang

2

lại lợi ích và hiệu quả hơn. Đồng thời tôi hy vọng với đề tài này sẽ góp phần hữu

ích cho Eximbank.

2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các nội dung sau:

- Tìm hiểu về hoạt động tín dụng của NHTM, trong đó tập trung vào nghiên

cứu các kỹ thuật xác định HMTD trong hoạt động cho vay theo HMTD đối với

khách hàng doanh nghiệp.

- Dựa trên những cơ sở lý luận, đề tài sẽ tiến hành phân tích, so sánh và đánh

giá hiệu quả của việc sử dụng kỹ thuật xác định HMTD mà Eximbank đã sử dụng

với một kỹ thuật mới. Từ đó đề tài sẽ đƣa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu

quả của hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Eximbank

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Thống kê qua các báo cáo tại Eximbank – Q.10, TP.HCM

- Phỏng vấn các chuyên gia

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Eximbank – Q.10, TP.HCM

- Phạm vi thời gian: thu thập số liệu, tài liệu trong các báo cáo năm 2009,

năm 2010 và năm 2011

5. Kết cấu nội dung khóa luận

- Chương 1: Tìm hiểu vể kỹ thuật xác định hạn mức tín dụng cho khách

hàng doanh nghiệp thông qua lƣu chuyển tiền tệ tại Ngân hàng

- Chương 2: Hoạt đồng cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp

tại Eximbank – Q.10, TP.HCM

- Chương 3: Vận dụng kỹ thuật dựa vào lƣu chuyển tiền tệ để cấp hạn mức

tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp tại Eximbank

3

CHƢƠNG 1: TÌM HIỂU CÁC KỸ THUẬT XÁC ĐỊNH HẠN

MỨC TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

1.1 Tìm hiểu về hoạt động tín dụng của NHTM

1.1.1 Khái niệm

Cho vay là sự chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị từ ngƣời sở hữu

(NHTM) sang ngƣời sử dụng (ngƣời vay), sau một thời gian nhất định lại quay

về với lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu.

Tín dụng đƣợc coi là mối quan hệ lẫn nhau giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi

vay trong điều kiện có hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Hay nói

cách khác: tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ kinh tế mà

trong đó mỗi cá nhân hoặc một tổ chức chuyển giao một giá trị cho một cá nhân

hoặc một tổ chức khác với những rằng buộc nhất định về thời gian hoàn trả, lãi

suất, cách vay mƣợn và thu hồi.

Riêng đối với hoạt động ngân hàng, tín dụng đƣợc hiểu cụ thể là “Quan hệ tín

dụng bằng tiền tệ mà một bên là Ngân hàng – một tổ chức chuyên kinh doanh

trên lĩnh vực tiền tệ – với một bên là tất cả các cá nhân, các tổ chức trong xã hội,

trong đó Ngân hàng giữ vai trò vừa là ngƣời đi vay, vừa là ngƣời cho vay”.

- Với tƣ cách ngƣời đi vay: Ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời

nhàn rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gởi từ các cá nhân, tổ chức hoặc

phát hành các chứng chỉ tiền gởi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội.

- Với tƣ cách là ngƣời cho vay: Ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho các doanh

nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu về vốn nhằm phục vụ cho hoạt động

kinh doanh, hoạt động tiêu dùng.

4

Bất kỳ sự chuyển giao quyền sử dụng tạm thời nào (có hoàn trả) về tài sản

đều phản ánh quan hệ tín dụng, trong đó mối quan hệ đƣợc thể hiện dƣới các

hình thức: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, cho thuê tài chính và

các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Luật Các Tổ Chức Tín Dụng 47/2010/QH12).

Nhƣ vậy, nội dung tín dụng là rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên trong hoạt

động tín dụng, thì cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn

nhất tại các NHTM.

1.1.2 Phân loại tín dụng của NHTM

Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động tín dụng của NHTM rất đa dạng và

phong phú với nhiều loại hình cho vay khác nhau.Việc áp dụng hình thức cho

vay nào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tƣợng sử dụng vốn tín dụng

nhằm sử dụng và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động

cũng nhƣ đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tƣợng tín dụng.

Dƣới đây là một số cách phân chia mà các ngân hàng thƣơng mại thƣờng sử

dụng để phân tích và đánh giá, căn cứ trên Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN

của NHNN về việc “Ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với

khách hàng” và Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung quyết

định 1627:

- Phân loại theo thời hạn cho vay

- Phân loại theo đối tƣợng cho vay

- Phân loại theo hình thức bảo đảm tiền vay

1.2 Quy định về pháp lý cho vay

1.2.1 Nguyên tắc cho vay

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và

có hiệu quả kinh tế. Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hƣớng đến mục tiêu

và yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Đối với

các tổ chức kinh tế, tín dụng cũng phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá

5

trình hoạt động sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các tổ chức này hoàn thành

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.

- Vốn vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời

hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng: Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo

cho các NHTM tồn tại và hoạt động bình thƣờng vì nguồn vốn cho vay của Ngân

hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản của các sở hữu

chủ mà Ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, Ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp

ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng

không đƣợc hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hƣởng đến khả năng hoàn trả

của Ngân hàng.

- Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo qui định của Chính phủ: Quá

trình cung ứng vốn tín dụng ngắn hạn của NHTM đối với nền kinh tế sẽ làm tăng

sức mua của xã hội, làm tăng khối lƣợng tiền trong nền kinh tế, làm tăng áp lực

đối với lƣợng hàng hoá ở trên thị trƣờng. Ngoài ra do tính chất vận động của vốn

tín dụng là gắn liền với sự vận động của vật tƣ hàng hoá, gắn liền với hoạt động

sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Do đó cần thực hiện nguyên tắc bảo đảm giá

trị vật tƣ hàng hoá tƣơng đƣơng cho những khoản tín dụng đang thực hiện. Bảo

đảm tiền vay có thể thực hiện bằng thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ

ba, hoặc bảo đảm bằng chính tài sản đƣợc tạo ra do sử dụng vốn vay hoặc bảo

đảm bằng tín chấp.

1.2.2 Điều kiện vay vốn

- Địa vị pháp lý của khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có năng

lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo Luật dân

sự.

- Có khả năng tài chính và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

6

- Có tài liệu chứng minh khả năng sử dụng vốn vay phù hợp với qui định của

pháp luật nhƣ dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng hoàn

trả vốn vay.

1.2.3 Đối tƣợng cho vay

Đối tƣợng cho vay của NHTM là các tổ chức cá nhân có nhu cầu vốn trong

hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ, tiêu dùng…

Theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng không đƣợc

cho vay các nhu cầu vốn để thực hiện các việc sau:

- Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm

mua bán chuyển nhƣợng, chuyển đổi.

- Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.

- Đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.

1.2.4 Quy định về bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay

Trong hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn những rủi ro, để đảm bảo an toàn hiệu

quả trong cho vay và tránh rủi ro Luật pháp đã qui định những vấn đề về nguyên

tắc cho vay, các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng, hợp đồng tín dụng, xét

duyệt cho vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay. Để hoạt động cho vay của Ngân

hàng đƣợc lành mạnh và có hiệu quả, các NHTM phải làm tốt việc kiểm ra, đánh

giá khả năng hoàn trả vốn vay của ngƣời vay vốn:

- Các hạn chế để đảm bảo an toàn tín dụng nó qui định giới hạn cho vay của

NHTM đối với mỗi khách hàng. Qua đó NHTM hạn chế đƣợc việc tập trung vốn

vào một số ít khách hàng, một số ngành, một số lĩnh vực kinh doanh nhờ đó

tránh đƣợc rủi ro và phân tán rủi ro tín dụng.

- Các biện pháp bảo đảm trong cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở

kinh tế và pháp lý để thu hồi đƣợc nợ vay.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!