Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vận dụng kỹ thuật đánh giá lớp học trong dạy học chương mắt và các dụng cụ quang học vật lý lớp 11
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THU HƯƠNG
VẬN DỤNG KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ LỚP HỌC TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
VẬT LÍ LỚP 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÍ)
Mã số: 60 14 01 11
HÀ NỘI - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THU HƯƠNG
VẬN DỤNG KĨ THUẬT ĐÁNH GIÁ LỚP HỌC TRONG
DẠY HỌC CHƯƠNG MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
VẬT LÍ LỚP 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN VẬT LÍ)
Mã số: 60 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hà Huy Bằng
TS. Lê Thái Hưng
HÀ NỘI - 2015
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học GS.TS.
Hà Huy Bằng và TS. Lê Thái Hưng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này. Đối với tôi, các thầy là tấm gương sáng về tinh thần làm việc không
mệt mỏi, lòng hăng say với khoa học, lòng nhiệt tình quan tâm bồi dưỡng thế
hệ trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Sư phạm
trường Đại học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Bắc Giang và
Ban Giám hiệu các trường THPT Ngô Sĩ Liên, THPT Thái Thuận, THPT
Nguyên Hồng Tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên
cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thu Hương
ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐG: Đánh giá
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
KT: Kiểm tra
KT-ĐG: Kiểm tra – đánh giá
KTĐG: Kĩ thuật đánh giá
THPT: Trung học phổ thông
TNKQ: Trắc nghiệm khách quan
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1. Thang nhận thức của Bloom........................................................... 19
Sơ đồ 1.1. Nhóm các kĩ thuật đánh giá mức độ nhận thức ....................…….28
Sơ đồ 1.2. Nhóm các kĩ thuật đánh giá năng lực vận dụng ........................... 19
Sơ đồ 1.3. Nhóm các kĩ thuật đánh giá và phản hồi về quá trình dạy học...... 19
Hình 2.1. Kết quả khảo sát ý kiến của GV và HS về việc sử dụng hình thức
kiểm tra miệng................................................................................................. 44
Hình 2.2. Kết quả khảo sát ý kiến của giáo viên về tần suất sử dụng một số
phương pháp đánh giá ..................................................................................... 44
Hình 2.3. Kết quả khảo sát ý kiến của học sinh về tần suất sử dụng một số
phương pháp đánh giá ..................................................................................... 44
Hình 2.4. Kết quả khảo sát giáo viên về việc phản hồi KT-ĐG của giáo viên45
Hình 2.5. Kết quả khảo sát học sinh về việc phản hồi của giáo viên.............. 45
Hình 2.6. Kết quả khảo sát GV về cách thức phản hồi kết quả KT-ĐG........ 46
Hình 2.7. Kết quả khảo sát HS về cách thức phản hồi kết quả KT-ĐG của GV46
Hình 2.8. Kết quả khảo sát giáo viên về tần suất sử dụng một số KTĐG ...... 47
Hình 2.9. Kết quả khảo sát học sinh về tần suất sử dụng một số KTĐG ....... 48
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc Chương mắt và các dụng cụ quang học .......................... 50
Hình 2.10. Quy trình triển khai và áp dụng đánh giá quá trình trong dạy học4853
Bảng 3.1. Thống kê mô tả Tần số ................................................................. 778
Bảng 3.2. Phân bố điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .................. 789
Hình 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ... 7980
Hình 3.2. Phản hồi của HS đối với GV sau thực nghiệm..........................81
Hình 3.3. Phản hồi của HS đối với HS khi GV sử dụng các KTĐG..........82
Hình 3.4. Phản hồi của HS đối với HS khi GV sử dụng các KTĐG .............. 82
Hình 3.5. Phản hồi của HS về hứng thú đối với môn Vật lí sau thực nghiệm834
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................ii
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ...........................................................iii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 7
2. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................... 9
3. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................ 9
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 9
5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát........ 9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 10
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 10
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 10
CHƯƠNG 1..................................................................................................... 11
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................... 11
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.......................................................... 11
1.1.1. Trên thế giới ................................................................................... 11
1.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 12
1.2. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 12
1.2.1. Đánh giá (Assessment)................................................................... 12
1.2.2. Kiểm tra(Testing) ........................................................................... 14
1.2.3. Định giá trị (Evaluation)................................................................ 15
1.2.4. Đánh giá lớp học (Classroom assessment).................................... 16
1.2.5. Mục tiêu học tập (learning goals)................................................. 17
1.3. Đánh giá quá trình................................................................................. 20
1.3.1. Khái niệm đánh giá quá trình............................................................ 20
1.3.2. Chức năng của đánh giá quá trình................................................. 20
1.3.3. Đặc trưng của đánh giá quá trình.................................................. 22
1.4. Kĩ thuật đánh giá lớp học...................................................................... 24
1.4.1. Vai trò của các kĩ thuật đánh giá trong lớp học ............................ 24
1.4.2. Tần suất và cách sử dụng các kĩ thuật đánh giá............................ 26
1.4.3. Quy trình thực hiện......................................................................... 27
v
1.4.4. Phân loại kĩ thuật đánh giá lớp học............................................... 28
1.5. kết luận..................................................................................................41
CHƯƠNG 2 ÁP DỤNG KỸ THUẬT ĐÁNH GIÁ LỚP HỌC TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC VẬT LÍ LỚP 1142
2.1. Thực trạng đánh giá trong lớp học........................................................ 42
2.1.1. Thực trạng ...................................................................................... 42
2.1.2. Kết quả khảo sát thực tế................................................................. 43
2.2. Nội dung chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí lớp 11........... 49
2.2.1. Vị trí, vai trò của chương .............................................................. 49
2.2.2. Cấu trúc nội dung chương Mắt và các dụng cụ quang học........... 50
2.2.3. Phân phối chương trình ................................................................. 50
2.2.4. Mục tiêu cần đạt được khi dạy học chương Mắt và các dụng cụ
quang học Vật lí lớp 11 ............................................................................ 51
2.3. Đề xuất ứng dụng các kĩ thuật đánh giá lớp học vào dạy học môn Vật lí
.........................................................................................................................53
2.3.1. Đề xuất quy trình ứng dụng các kĩ thuật đánh giá lớp học trong dạy
học môn Vật lí........................................................................................... 53
2.3.2. Ứng dụng các kĩ thuật đánh giá lớp học trong dạy học chương Mắt
và các dụng cụ quang học Vật lí lớp 11................................................... 55
2.3.3. Phân tích bài dạy “Thấu kính mỏng” sử dụng kĩ thuật đánh giá lớp
học (tiết 1)................................................................................................. 70
2.4. Kết luận chương 2.................................................................................72
THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ............................................. 76
3.1. Mục đích thực nghiệm.......................................................................... 76
3.2. Đối tượng thực nghiệm......................................................................... 76
3.3. Quy trình thực nghiệm.......................................................................... 76
3.4. Kết quả thực nghiệm............................................................................. 77
3.4.1. Kết quả đề kiểm tra ........................................................................ 77
3.4.3. Phản hồi của HS sau thực nghiệm ................................................. 80
3.5. Kết luận................................................................................................. 83
vi
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 85
1. KẾT LUẬN.............................................................................................. 85
2. KHUYẾN NGHỊ...................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 87
PHỤ LỤC........................................................................................................ 89
Phụ lục 1. Phiếu điều tra thực trạng kiểm tra đánh giá................................ 89
Phụ lục 2. Phiếu khảo sát ý kiến học sinh sau thực nghiệm........................ 95
Phu lục 3. Đề kiểm tra 45 phút chương Mắt và các dụng cụ quang học..... 98
Phụ lục 4. Điểm kiểm tra HS..................................................................... 100
Phụ lục 5. Giáo án một số tiết dạy............................................................. 101
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quản lý giáo dục thì hoạt động đánh giá được xem là một khâu
vô cùng quan trọng. Đánh giá trong giáo dục có nhiệm vụ chỉ ra bức tranh
thực trạng của giáo dục và sự phát triển của mỗi cá nhân trong nền giáo dục
ấy.Từ kết quả đó giúp các trường, các giáo viên lập kế hoạch dạy và học phù
hợp đồng thời chỉ ra cho mỗi cá nhân phương hướng phấn đấu và phát triển.
Việc đánh giá đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự
vươn lên trong học tập của người học, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không
ngừng của người học và còn là cơ sở để người dạy điều chỉnh lại cách dạy của
mình cho phù hợp với người học. Kết quả đánh giá trong giáo dục có thể cung
cấp những dự báo về xu thế phát triển của giáo dục, và cũng nhờ có đánh giá
mới phát hiện được những tồn tại trong giáo dục, từ đó có biện pháp thích hợp
để bù đắp những thiếu hụt hoặc loại bỏ những sai sót.
Tuy nhiên, thực trạng việc kiểm tra đánh giá ở Việt Nam hiện nay chưa
phát huy hết được các chức năng của kiểm tra đánh giá. Hoạt động kiểm tra
đánh mới chỉ tập trung vào việc cho điểm, xếp loại chưa chú trọng đến chức
năng rất quan trọng của kiểm tra đánh giá đó là cung cấp thông tin phản hồi
giúp người dạy và người học có những điều chỉnh kịp thời để đạt được những
kết quả tốt hơn. Hay nói cách khác, kiểm tra đánh giá mới chỉ có tác dụng với
nhà quản lý giáo dục về vấn đề xếp loại, còn đối với người dạy và người học
thì chưa phát huy được.
Trong chương trình phổ thông, môn Vật lí chiếm giữ một vị trí vô cùng
quan trọng. Học môn Vật lí người học sẽ được trang bị những kiến thức
phong phú về các hiện tượng trong tự nhiên, những kiến thức lý thuyết cần
thiết, và quan trọng hơn người học sẽ được tìm hiểu rất nhiều các ứng dụng
Vật lí thiết thực phục vụ đời sống con người. Bên cạnh đó người học còn
được rèn luyện, phát triển các thao tác tư duy, các kĩ năng phân tích, giải
quyết vấn đề,…và những đức tính cần thiết khác như tính kiên trì, sự thận
8
trọng, tỉ mỉ, quyết đoán, tìm tòi, sáng tạo,...Do đó, quá trình tổ chức dạy học
môn Vật lí trong nhà trường phổ thông cần phải tạo ra được những tác động
tích cực đến hoạt động tiếp nhận tri thức, đến tư duy, hứng thú học tập và thái
độ, hành vi người học. Trong quá trình ấy, người dạy cần đến những cách
thức, công cụ hữu hiệu để thu nhận thông tin phản hồi về mức độ đạt mục tiêu
đã đề ra cũng như sự tiến bộ trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của người học,
từ đó định hướng cho cả người dạy lẫn người học điều chỉnh phương pháp
giảng dạy và học tập cho phù hợp để việc dạy học đạt kết quả tốt nhất. Tuy
nhiên việc dạy học Vật lí hiện nay còn thiếu tính thực tế và chưa tạo được
hứng thú cho học sinh do chương trình dạy học dàn trải, phương tiện dạy học
chưa đầy đủ và trên hết là chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học cũng
như kiểm tra đánh giá...
Do vậy cần phải xây dựng và thực hiện các biện pháp đánh giá khác
nhau, để có thể sử dụng linh hoạt trong quá trình dạy học, vừa để đánh giá
mức độ đạt mục tiêu môn học của người học, vừa để góp phần hình thành cho
học sinh thái độ học tập tích cực, thói quen tự học, tự nghiên cứu cơ hội thực
hành những kiến thức được học vào thực tiễn.
Từ những năm 1980 ở hai trường đại học của Mĩ là Harvard và
California đã có nghiên cứu về kĩ thuật đánh giá lớp học, trên thế giới còn có
nhiều công trình nghiên cứu khác như của tác giả Black and Wiliam (1998);
Katie A. Hendrickson (2012); J J Cumming (2010)... Qua nghiên cứu và đánh
giá lớp học và các kĩ thuật đánh giá trong lớp học nhóm tác giả Angelo và
Cross đã đề xuất 50 kĩ thuật đánh giá trong lớp học. Việc áp dụng kĩ thuật
đánh giá trong lớp học ở một nước cho thấy hiệu quả tích cực, như ở Phần
Lan trong 4 lần tham gia Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đều
giành vị trí nhất hoặc nhì ở môn Toán và chỉ có sự chênh lệch nhỏ giữa các
trường; Singapore đạt được vị trí thứ nhất trong kỳ đánh giá Toán học và
Khoa học TIMSS vào năm 1995, 1999, 2003... Ở Việt Nam mới có nhóm tác
giả gồm PGS.TS Lê Kim Long, PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa,... nghiên cứu về
9
các kĩ thuật đánh giá trong lớp học và đề xuất sử dụng ở bậc THPT Việt Nam.
Tuy nhiên mới đề cập tới ở khía cạnh lý thuyết, chưa cụ thể trong từng môn
học, vận dụng thực tiễn của giáo viên phổ thông hiện nay vẫn còn ít và chưa
hiệu quả.
Từ những căn cứ trên, tôi lựa chọn đề tài: “Vận dụng kĩ thuật đánh giá
lớp học trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ quang học vật lí lớp 11”
với mong muốn thiết kế một bộ công cụ kiểm tra đánh giá lớp học phù hợp và
đề xuất cách thức sử dụng một số kĩ thuật đánh lớp học trong dạy học môn
Vật lí 11 ở THPT sao cho đạt hiệu quả tốt nhất.
Kết quả nghiên cứu chính của đề tài đã được đăng trên tạp chí với bài
viết Lê Thái Hưng, Dương Thị Anh, Nguyễn Thu Hương (2005), “Áp dụng
một số kĩ thuật đánh giá lớp học trong dạy học chương Mắt và các dụng cụ
quang học (vật lí 11)”, Tạp chí Giáo dục & Xã hội (57), tr. 36 - 39.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Vận dụng kĩ thuật đánh giá lớp học trong dạy học môn Vật lí như
thế nào để có được kết quả tốt?
3. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu thiết kế được bộ công cụ đánh giá lớp học phù hợp với mục tiêu
đề ra và sử dụng kĩ thuật đánh giá lớp học một cách hợp lý trong dạy học Vật
lí thì sẽ nâng cao được hiệu quả dạy học.
4. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cách thức vận dụng một số kĩ thuật đánh giá lớp học trong
dạy học, đề xuất xây dựng và nghiên cứu cách thức áp dụng các công cụ đánh
giá lớp học vào dạy học Chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí lớp 11.
5. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu: Cách thức vận dụng các kĩ thuật đánh giá lớp
học vào dạy học môn Vật lí ở THPT.
- Khách thể: Chương Mắt và các dụng cụ quang học Vật lí lớp 11;