Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng sơ đồ tư duy vào việc dạy kiểu bài ôn tập trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 5.
PREMIUM
Số trang
125
Kích thước
3.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
844

Ứng dụng sơ đồ tư duy vào việc dạy kiểu bài ôn tập trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 5.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA GD TIỂU HỌC – MẦM NON

----------

Đề tài:

ỨNG DỤNG SƠ ĐỒ TƢ DUY VÀO VIỆC DẠY KIỂU BÀI

ÔN TẬP TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU Ở LỚP 5

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ái Thiện

Lớp : 10STH2

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Bùi Thị Thanh

Ñaø Naüng, 5/2014

1

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà

trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu

học – Mầm non và các thầy cô giáo đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức

cần thiết cho em trong quá trình học tập tại trường và hướng dẫn luận văn.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Thanh là giảng viên

hướng dẫn em chu đáo, tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành

khoá luận này.

Do nghiên cứu trong thời gian ngắn, kinh nghiệm và năng lực bản thân

còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong

nhận được những ý kiến nhận xét, đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề

tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ái Thiện

2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................5

4. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................5

5. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................5

6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................5

7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5

8. Kết cấu khóa luận....................................................................................................6

PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................7

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN....................................................................................7

1.1. Những vấn đề chung về Sơ đồ tư duy..................................................................7

1.1.1. Khái niệm Sơ đồ tư duy ....................................................................................7

1.1.2. Sự ra đời và phát triển của Sơ đồ tư duy...........................................................8

1.1.3. Cấu trúc của Sơ đồ tư duy.................................................................................8

1.1.4. Ý nghĩa của việc ứng dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học...................................9

1.1.5. Những yêu cầu, nguyên tắc cần đảm bảo khi ứng dụng Sơ đồ tư duy trong dạy

học cho học sinh Tiểu học.........................................................................................10

1.1.6. Phương pháp thiết kế Sơ đồ tư duy.................................................................13

1.2. Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học ...............................................20

1.3. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu nói chung, ở lớp 5 nói riêng .............20

1.4. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 5.........................20

1.4.1 Đặc điểm về mặt cơ thể....................................................................................20

1.4.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống ...................................................21

1.4.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ) ...........................22

1.4.4. Sự phát triển tình cảm .....................................................................................24

1.4.5. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học ................................................24

Chƣơng 2. THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI BÀI ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 5 ...................................................26

2.1. Tiêu chí phân loại...............................................................................................26

2.2. Thống kê, phân loại các bài ôn tập Luyện từ và câu trong Sách giáo khoa Tiếng

Việt 5 ........................................................................................................................26

2.3. Nhận xét .............................................................................................................27

2.3.1. Ôn tập về từ và cấu tạo từ ...............................................................................30

2.3.2. Ôn tập về từ loại..............................................................................................32

2.3.3. Ôn tập về câu...................................................................................................32

2.3.4. Ôn tập về dấu câu............................................................................................33

Chƣơng 3. THIẾT KẾ MỘT SỐ SƠ ĐỒ TƢ DUY ỨNG DỤNG TRONG DẠY

HỌC CÁC BÀI ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5......................................37

3.1. Mục đích thiết kế................................................................................................37

3.2. Nội dung.............................................................................................................37

3.2.1. Sơ đồ tư duy 1 ................................................................................................38

3.1.2. Sơ đồ tư duy 2 .................................................................................................41

3.2.3. Sơ đồ tư duy 3 .................................................................................................43

3.2.4. Sơ đồ tư duy 4 .................................................................................................45

3.2.5. Sơ đồ tư duy 5 .................................................................................................47

3.2.6. Sơ đồ tư duy 6 .................................................................................................49

3.2.7. Sơ đồ tư duy 7 .................................................................................................52

3.3. Cách tiến hành....................................................................................................54

3.3.1. Bài “Ôn tập về từ loại”- Tiếng Việt 5/ Tập 1/ Trang 137................................54

3.3.2. Bài “Ôn tập về từ loại”- Tiếng Việt 5/ Tập 1/ Trang 142................................57

3.3.3. Bài “Tổng kết vốn từ”- Tiếng Việt 5/ Tập 1/ Trang 151 .................................61

3.2.4. Bài “Ôn tập về từ và cấu tạo từ”- Tiếng Việt 5/ Tập 1/ Trang 166 .................64

3.3.5. Bài “Ôn tập vể câu” – Tiếng Việt 5/ Tập 1/ Trang 171...................................67

3.3.6. Bài “Ôn tập về dấu câu” – Tiếng Việt 5/ Tập 2/ Trang 124 ............................68

PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72

PHỤ LỤC.................................................................................................................73

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong chương trình Tiểu học, môn Tiếng Việt chiếm vị trí rất quan trọng.

Đây là môn học công cụ giúp học sinh học tốt tiếng mẹ đẻ và học tốt hơn các

môn học khác. Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học

sinh Tiểu học các kĩ năng sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các

môi trường hoạt động của lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ

giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người,

văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài; góp phần bồi dưỡng tình yêu

tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng

Việt, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. Với tư cách là một phân

môn trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học, Luyện từ và câu góp phần quan trọng

trong việc sử dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp của học sinh. Trong

phân môn Luyện từ và câu, các bài ôn tập đóng vai trò trong việc tổng hợp, hệ

thống hoá các kiến thức, kĩ năng đã học. Dạy học các bài này đòi hỏi người

giáo viên phải có hình thức tổ chức giờ học mới lạ, hấp dẫn để lôi cuốn học

sinh, giúp các em dễ dàng liên tưởng, liên kết các kiến thức đã học để việc hệ

thống hoá kiến thức diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà hiệu quả.

Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới

phương pháp dạy học theo quan điểm “lấy người học làm trung tâm” được đặt

ra một cách bức thiết. Bản chất của dạy học “lấy người học làm trung tâm” là

nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.

Có rất nhiều phương pháp dạy học mới đang được triển khai nhằm nâng cao

chất lượng giáo dục, trong đó dạy học sử dụng sơ đồ tư duy là một phương

pháp mới đang được sự chú ý của rất nhiều người. Sơ đồ tư duy đã được ứng

dụng rất nhiều và thành công trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống.

Giờ ôn tập nói chung và giờ ôn tập Luyện từ và câu nói riêng là một giờ

học khó, lượng kiến thức nhiều nhưng lại không mới nên khó thu hút sự chú ý

2

của học sinh, nhất là các em ở lứa tuổi tiểu học. Đối với bài ôn tập trong phân

môn Luyện từ và câu lớp 5, thầy và trò cũng sẽ mất khá nhiều thời gian cho

việc chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy, tổng hợp hệ thống kiến thức trong giờ học,

ghi chép nội dung mà nhiều khi sức hấp dẫn và hiệu quả không được như

mong muốn. Sơ đồ tư duy sẽ là một công cụ hữu ích giúp cho việc hệ thống

hoá kiến thức diễn ra một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà hiệu quả. Với sơ đồ tư

duy, học sinh được tự mình sáng tạo, huy động trí nhớ để tự tổng hợp kiến

thức dưới sự định hướng và dẫn dắt của giáo viên. Vì vậy, dạy học với sự hỗ

trợ của sơ đồ tư duy giúp giáo viên dễ dàng thực hiện việc tích hợp nội dung

kiến thức, kĩ năng các môn trong một môn học mà vẫn đảm bảo nội dung kiến

thức trọng tâm. Đồng thời, điều quan trọng là một không khí học tập vui vẻ,

hiệu quả đã được tạo ra nhờ sự hỗ trợ của sơ đồ tư duy.

Năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã quyết định đưa phương

pháp này thành chuyên đề tập huấn cho giáo viên Trung học cơ sở trên toàn

quốc. Ngoài tính khoa học, sơ đồ tư duy có nhiều ưu điểm phù hợp với điều

kiện kinh tế và cơ sở vật chất của ngành giáo dục Việt Nam. Sơ đồ tư duy đã

được nghiên cứu, ứng dụng vào dạy học hiệu quả ở bậc đại học và cấp trung

học; tuy nhiên với cấp tiểu học, việc sử dụng ít được đề cập. Trong khi đó,

khác với các lớp đầu cấp tiểu học, học sinh lớp 5 bước đầu có những kiến

thức cơ bản về hình học, tin học, có những kĩ năng cần thiết, khả năng sáng

tạo để tự tạo dựng cho mình những sơ đồ tư duy ngộ nghĩnh mà vẫn đảm bảo

nội dung kiến thức bài học. Việc sử dụng sơ đồ tư duy hình thành cho học

sinh lớp 5 cách ghi chép thông minh, tiện lợi, tiết kiệm thời gian, dễ nhớ, dễ

hiểu. Điều đó góp phần rèn luyện khả năng khái quát hoá, trừ tượng hoá; rèn

luyện tư duy logic; phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong quá

trình học tập.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài:

“ Ứng dụng sơ đồ tư duy vào việc dạy kiểu bài ôn tập trong phân môn

Luyện từ và câu ở lớp 5 “

3

2. Lịch sử vấn đề

Sơ đồ tư duy là một trong những công cụ hữu ích hỗ trợ việc giảng dạy

và học tập các môn khác nhau trong nhà trường. Việc sử dụng Sơ đồ tư duy

trong dạy học tương đối đơn giản, lại có tính khả thi, hiệu quả giờ học cao

nên cũng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học,

giáo viên, sinh viên ngành sư phạm Tiểu học...Ở đây, chúng tôi xin đề cập đến

một số công trình tiêu biểu của các tác giả đi trước.

- Trần Đình Châu – Đặng Thị Thu Thuỷ. Dạy tốt – học tốt ở Tiểu học,

bản đồ tư duy. NXB Giáo dục, 2011. Cuốn sách này nằm trong bộ 4 cuốn

hướng dẫn cách thiết kế Bản đồ tư duy. Tác giả đã đưa ra một số ví dụ minh

họa có ứng dụng Bản đồ tư duy trong dạy học; cung cấp cho giáo viên một

phương pháp dạy học mới, khoa học và đạt hiệu quả; học sinh tích cực tự giác

và hứng thú với việc học của mình. Ngoài ra, qua cuốn sách, tác giả còn

hướng dẫn và cung cấp cho các bậc phụ huynh công cụ để hỗ trợ kiểm tra

kiến thức của con em mình trong học tập một cách đơn giản.

- Trần Đình Châu. Sử dụng bản đồ tư duy – Một biện pháp hiệu quả hỗ

trợ học sinh học tập môn Toán. Tạp chí Giáo dục, số 222 kì 2, tháng 9/2009.

Bài viết đã trình bày được tầm quan trọng, mục tiêu của môn Toán trong nhà

trường và tác dụng của Bản đồ tư duy trong dạy học môn này. Qua đó, tác giả

giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một số Bản đồ tư duy dạy học môn Toán.

- Tony Buzan – Barry Buzan. The mind map book (Sơ đồ tư duy, Lê Huy

Tâm dịch). NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2009. Cuốn sách giới thiệu cho

người đọc một khái niệm mới để phát triển ý tưởng – tư duy mở rộng; đồng

thời cho bạn trải nghiệm Tư duy Mở rộng thực tiễn, nhờ đó nâng cao một

cách đáng kể chất lượng của nhiều kỹ năng trí tuệ và trí thông minh của bạn;

cho bạn cảm giác phấn khích và khám phá.

- Tony Buzan. Lập bản đồ tư duy. NXB Lao động – Xã hội, H. 2002.

Cuốn sách sẽ giúp người đọc tiếp cận khái niệm bản đồ tư duy, cách thức để

xây dựng và áp dụng bản đồ tư duy vào cuộc sống và công việc của mình.

4

- Nghệ sỹ Nhân dân Nguyễn Phước. Bản đồ tư duy - hành trình kết nối,

phim tài liệu khoa học giáo dục. Bộ phim này đã tham dự liên hoan phim tài

liệu Âu - Việt lần thứ 5. Bộ phim dài 28 phút nói về hiệu ứng tích cực của

Phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy do TS. Trần Đình Châu và Nhà

giáo Ưu tú-TS. Đặng Thị Thu Thủy nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu phát triển ý

tưởng tiên tiến của quốc tế và kinh nghiệm giáo dục trong nước.

- Lê Thị Minh Thanh. Sử dụng Sơ đồ tư duy trong ôn tập và hệ thống

hoá kiến thức, kĩ năng môn Toán cho học sinh lớp 5. Khoá luận tốt nghiệp.

Đại học Sư phạm Đà Nẵng, 2013. Qua việc phân tích mục tiêu, vai trò, nội

dung kiến thức của môn Toán nói chung, kiểu bài ôn tập Toán nói riêng và tác

dụng của Sơ đồ tư duy trong dạy học, tác giả đã nêu lên tầm quan trọng và

hiệu quả đạt được của việc ứng dụng Sơ đồ tư duy vào dạy kiểu bài ôn tập, hệ

thống hoá kiến thức, kĩ năng môn Toán cho học sinh lớp 5. Bên cạnh đó, nắm

được đặc điểm tâm sinh lí, khả năng tư duy, nhận thức của học sinh Tiểu học

nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng, tác giả đã giới thiệu một số ví dụ minh

hoạ việc ứng dụng Sơ đồ tư duy vào dạy học môn Toán lớp 5, thiết kế và

hướng dẫn sử dụng sơ đồ đó.

Tóm lại, tất cả những công trình nghiên cứu về Sơ đồ tư duy đều chú ý

tìm hiểu về khái niệm Sơ đồ tư duy, tác dụng của việc ứng dụng Sơ đồ tư duy

trong dạy học. Nghiên cứu về việc ứng dụng Sơ đồ tư duy vào dạy học các

môn học ở trường Tiểu học nói chung, dạy học kiểu bài ôn tập Luyện từ và

câu nói riêng thì chỉ mới được đề cập dưới dạng bài báo, chỉ minh hoạ qua

một tiết một bài cụ thể, chứ chưa đi vào khảo sát tất cả các bài ôn tập Luyện

từ và câu. Vì vậy, đề tài là một đóng góp nhỏ trong việc nghiên cứu, khảo sát

và soạn các Sơ đồ tư duy để dạy học bài ôn tập Luyện từ và câu lớp 5. Những

công trình nghiên cứu trên sẽ là những tài liệu tham khảo bổ ích để chúng tôi

thực hiện đề tài này.

5

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Qua việc thống kê, phân loại các bài ôn tập Luyện từ và câu lớp 5, chúng

tôi sẽ chọn ra một số bài để thiết kế sơ đồ tư duy dạy học các kiểu bài này,

nhằm góp phần phát triển tư duy sáng tạo, tính tích cực, tự giác học tập của

học sinh; góp phần nâng cao hiệu quả dạy học kiểu bài ôn tập Luyện từ và câu

nói riêng, dạy học môn Tiếng Việt nói chung.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu vai trò của sơ đồ tư duy trong dạy học nói chung và trong

phân môn Luyện từ và câu nói riêng.

- Khảo sát các bài ôn tập Luyện từ và câu lớp 5.

- Thiết kế các sơ đồ tư duy dạy học các bài ôn tập phân môn Luyện từ và

câu lớp 5.

4. Phạm vi nghiên cứu

Các bài ôn tập Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5.

5. Đối tƣợng nghiên cứu

Các bài ôn tập Luyện từ và câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 có

thể ứng dụng dạy bằng Sơ đồ tư duy.

6. Giả thuyết khoa học

Ứng dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ phát triển tư duy, kích thích

tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong học tập của học sinh, góp phần nâng cao

chất lượng dạy học kiểu bài ôn tập phân môn Luyện từ và câu cũng như môn

Tiếng Việt. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo

viên Tiểu học nói chung và sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng trong

dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp các tài liệu có

6

liên quan.

- Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại các kiểu bài ôn tập Luyện

từ và câu lớp 5.

8. Kết cấu khóa luận

Phần mở đầu gồm các tiểu mục sau:

 Lý do chọn đề tài

 Lịch sử vấn đề

 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

 Phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu

 Giả thuyết khoa học

 Phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương 2: Thống kê, phân loại bài ôn tập Luyện từ và câu trong Sách

giáo khoa Tiếng Việt 5

Chương 3: Thiết kế một số Sơ đồ tư duy trong dạy học các bài ôn tập

Luyện từ và câu lớp 5

Phần kết luận

Phụ lục

Tài liệu tham khảo

7

PHẦN NỘI DUNG

Chƣơng 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1. Những vấn đề chung về Sơ đồ tƣ duy

1.1.1. Khái niệm Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở

rộng và đào sâu các ý tưởng. Sơ đồ tư duy - một công cụ tổ chức tư duy nền

tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ,

hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng

của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.

Sơ đồ tư duy có bốn đặc điểm chính sau:

- Đối tượng quan tâm được kết tinh thành một hình ảnh trung tâm.

- Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng toả rộng

thành các nhánh.

- Các nhánh đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khoá trên một

dòng liên kết. Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết

với những nhánh có thứ bậc cao hơn.

- Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau.

Màu sắc, hình ảnh, mã số, kích thước có thể được sử dụng để làm nổi bật

và phong phú Sơ đồ tư duy, khiến nó thêm sức thu hút, hấp dẫn, cá tính. Nhờ

đó mà đẩy mạnh sáng tạo, khả năng ghi nhớ, đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin.

Cơ chế hoạt động của Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với

các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Sơ đồ tư duy là công cụ đồ họa nối các

hình ảnh có liên hệ với nhau vì vậy có thể vận dụng Sơ đồ tư duy vào hỗ trợ

dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống

hóa kiến thức sau mỗi chương,...

8

1.1.2. Sự ra đời và phát triển của Sơ đồ tư duy

Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20)

bởi Tony Buzan, như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ

dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ

nhớ và dễ ôn tập hơn.

Đến giữa thập niên 70 Perter Russell đã làm việc chung với Tony và họ

đã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học

viện giáo dục.

Phương pháp tư duy này đã được dạy và sử dụng ở khoảng 500 tập đoàn,

công ty hàng đầu thế giới; hơn 250 triệu người sử dụng phương pháp Mind

Map của Tony Buzan; khoảng hơn 3 tỷ người đã từng xem và nghe chương

trình của ông (ông đã từng sang Việt Nam năm 2007 để nói chuyện về lĩnh

vực nghiên cứu của mình).

1.1.3. Cấu trúc của Sơ đồ tư duy

- Ở giữa Sơ đồ tư duy là một hình ảnh hay là một từ khoá thể hiện một ý

tưởng hay một khái niệm/ chủ đề/ nội dung chính.

- Từ trung tâm sẽ được phát triển nối với các hình ảnh hay từ khoá/ tiểu

chủ đề cấp 1 liên quan bằng các nhánh chính (thường tô đậm nét).

- Từ các nhánh chính tiếp tục phát triển phân nhánh đến các hình ảnh hay

từ khoá/ tiểu chủ đề cấp 2 có liên quan đến nhánh chính (trên các nhánh, có

thể thêm các hình ảnh hay các kí hiệu cần thiết).

- Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm/ nội dung/ vấn đề

liên quan luôn được nối kết với nhau, chính sự liên kết này đã tạo ra một bức

tranh tổng thể mô tả khái niệm/ nội dung/ chủ đề trung tâm một cách đầy đủ

và rõ ràng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!