Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ứng dụng phân tích cơ bản trong hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán ngân hàng đông nam á
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
Kể từ ngày chính thức giao dịch đầu tiên ngày 20/7/2000 đến nay đã gần
7 năm Thị trường chứng khoán đi vào vận hành và phát triển. 7 năm với biết
bao thăng trầm, từ những ngày đầu thành lập với vỏn vẹn vài ba công ty niêm
yết, vài công ty chứng khoán, mà hiện Thị trường chứng khoán Việt Nam đã
có những bước phát triển đáng kinh ngạc - với 107 mã chứng khoán niêm yết
trên TTGDCK Hồ Chí Minh và 86 mã chứng khoán niêm yết trên TTGDCK
Hà Nội, trên 50 Công ty chứng khoán được cấp phép và đi vào hoạt động.
Lượng tiền của cả nhà đầu tư cá nhân, tổ chức và các định chế tài chính khác
đổ vào thị trường ngày càng nhiều, tính đến thời điểm này, giá trị vốn hoá của
thị trường lên đến 24.4 tỷ USD, chiếm trên 30% GDP. Thị trường chứng
khoán ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của nó trong việc huy động, thu
hút nguồn vốn trong và ngoài nước cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Là một định chế tài chính trung gian trên Thị trường chứng khoán, ngoài
các nghiệp vụ hỗ trợ nhà đầu tư và thị trường, Công ty chứng khoán còn thực
hiện nghiệp vụ tự doanh, tự kinh doanh chứng khoán bằng nguồn vốn của
mình. Đây là nghiệp vụ đem lại doanh lợi lớn nhất cho các Công ty chứng
khoán, và cũng giống như các thành viên thị trường khác, công ty chứng
khoán sẽ dựa trên việc phân tích các thong tin có được từ các nguồn khác
nhau để định giá hoặc tìm ra xu hướng biến động giá, làm cơ sở cho việc ra
quyết định đầu tư của mình. Nhất là trong thời điểm thị trường biến động như
thời gian qua, thì các phân tích cơ bản là hết sức quan trọng, đơn giản nhất, nó
chỉ cho nhà đầu tư biết cổ phiếu nào đang có giá cao hay thấp hơn giá trị thực
của nó. Vậy Công ty chứng khoán sẽ định giá chứng khoán theo những
phương pháp nào, hiệu quả ra sao, và tính ứng dụng của các phương pháp đó
trong việc xây dựng danh mục đầu tư như thế nào? Chúng ta sẽ xem xét vấn
đề này ứng với một công ty chứng khoán cụ thể - Công ty chứng khoán Ngân
hang Đông Nam Á – Công ty chứng khoán thứ 34 gia nhập thị trường - thông
Nguyễn Thị Huệ TTCK 45
qua đề tài: “Ứng dụng phân tích cơ bản trong hoạt động tự doanh của công
ty chứng khoán ngân hàng Đông Nam Á”.
Bố cục của đề tài là gồm có 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung
- Chương 2: Thực trạng ứng dụng phân tích cơ bản trong hoạt động tự
doanh của Công ty chứng khoán Ngân hang Đông Nam Á.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng phân tích cơ bản
trong hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng phân
tích cơ bản vào hoạt động tự doanh của Công ty chứng khoán Ngân hàng
Đông Nam Á, kể từ khi thành lập đến nay, trên Thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Do giới hạn về mặt tư liệu cũng như nhận thức, chuyên đề của em chắc
chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, em rất mong được thầy góp ý và sửa chữa để đề
tài của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy!!!
Hà Nội ngày 7/4/2007
Nguyễn Thị Huệ TTCK 45
NỘI DUNG
Chương 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
1. Hoạt động tự doanh của Công ty chứng khoán
1.1. Công ty chứng khoán
1.1.1. Khái niệm và phân loại
Công ty chứng khoán (CTCK) là một định chế tài chính trung gian thực
hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay, các CTCK được tổ chức chủ yếu theo 2 mô hình kinh doanh
sau:
•Mô hình công ty chứng khoán đa năng
Theo mô hình, CTCK được tổ chức dưới hình thức một tổ hợp dịch vụ
tài chính tổng hợp bao gồm kinh doanh chứng khoán, kinh doanh tiền tệ và
các dịch vụ tài chính. Theo đó, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư
cách là các chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ.
Mô hình này được thể hiện dưới 2 hình thức:
- Loại đa năng một phần: theo mô hình này các ngân hàng muốn
kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải thành lập công ty con
hoạt động độc lập và hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ. Mô
hình này còn được gọi là mô hình kiểu Anh.
- Loại đa năng hoàn toàn: các ngân hàng được phép trực tiếp kinh
doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ cũng như các
dịch vụ tài chính khác. Mô hình này còn gọi là mô hình ngân hàng kiểu Đức.
Ưu điểm của mô hình này là các ngân hàng có thể kết hợp nhiều lĩnh vực
kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh bằng việc đa
dạng hoá đầu tư. Ngoài ra, mô hình còn có ưu điểm là tăng khả năng chịu
đựng của ngân hàng trước những biến động trên thị trường tài chính tài chính.
Mặt khác, các ngân hàng sẽ tận dụng được lợi thế của mình của mình là tổ
chức kinh doanh tiền tệ có vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại và hiểu biết rõ về
Nguyễn Thị Huệ TTCK 45
khách hàng cũng như các doanh nghiệp khi họ thực hiện nghiệp vụ cấp tín
dụng và tài trợ dự án.
Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế, đó là do vừa là tổ chức
tín dụng vừa là tổ chức kinh doanh chứng khoán, do đó khả năng chuyên môn
không sâu như các CTCK chuyên doanh. Điều này sẽ làm cho TTCK kém
phát triển vì các ngân hàng thường có xu hướng bảo thụ và thích hoạt động
cho vay hơn là thực hiện các nghiệp vụ của TTCK.
Đồng thời, do khó tách bạch được hoạt động ngân hàng và hoạt động
kinh doanh chứng khoán, trong điều kiện môi trường pháp luật không lành
mạnh, các ngân hàng dễ gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường, và khi đó
các biến động trên TTCK sẽ tác động mạnh tới kinh doanh tiền tệ, gây tác
động dây chuyền và dẫn đến khủng hoảng tài chính. Bên cạnh đó, do không
có sự tách biệt rõ rang giữa các nguồn vốn, nên các ngân hàng có thể sử dụng
tiền gửi tiết kiệm của dân cư để đầu tư chứng khoán, và khi TTCK biến động
theo chiều hướng xấu sẽ tác động tới công chúng thông qua việc ồ ạt rút tiền
gửi, làm cho ngân hàng mất khả năng chi trả. Do những hạn chế như vậy, nên
sau khi khủng hoảng thị trường tài chính 1929-1933, các nước đã chuyển sau
mô hình chuyên doanh, chỉ có một số thị trường (Đức) vẫn còn áp dụng mô
hình này.
•Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty
độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân
hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.
Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân
hàng, tạo điều kiện cho các CTCK đi vào chuyên môn hoá sâu trong lĩnh vực
chứng khoán để thúc đẩy thị trường phát triển. Mô hình này áp dụng khá rộng
rãi ở các thị trường Mỹ, Nhật và các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái
Lan…và hiện Việt Nam cũng đang áp dụng theo mô hình này.
Nguyễn Thị Huệ TTCK 45
Tuy nhiên, do xu thế hình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ nên
ngày nay một số thị trường cũng cho phép kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tiền
tệ, chứng khoán, bảo hiểm nhưng được tổ chức thành các công ty mẹ, công ty
con và có sự quản lý, giám sát chặt chẽ và hoạt động tương đối độc lập với
nhau.
1.1.2. Vai trò, chức năng của CTCK
Hoạt động của TTCK trước hết cần những người môi giới trung gian, đó
là các CTCK - một định chế tài chính trên TTCK, có nghiệp vụ chuyên môn,
đội ngũ nhân viên lành nghề và bộ máy tổ chức phù hợp để thực hiện vai trò
trung gian môi giới mua – bán chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một
số dịch vụ khác cho cả người đầu tư lẫn tổ chức phát hành.
Công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của
nên kinh tế nói chung và của TTCK nói riêng. Nhờ các CTCK mà chứng
khoán được lưu thông từ nhà phát hành tới người đầu tư và có tính thanh
khoản, qua đó huy động nguồn vốn từ nơi nhàn rỗi để phân bổ vào những nơi
sử dụng có hiệu quả.
Chức năng cơ bản của CTCK:
- Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt từ người có tiền nhàn rỗi đến
người sử dụng vốn (thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành)
- Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch (thông qua hệ thống khớp giá
hoặc khớp lệnh
- Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán
- Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường
Vai trò của CTCK:
Với những đặc điểm trên, CTCK có vai trò quan trọng đối với những chủ
thể khác nhau trên TTCK.
Đối với các tổ chức phát hành. Mục tiêu khi tham gia vào TTCK của
các tổ chức phát hành là huy động vốn thông qua việc phát hành chứng
Nguyễn Thị Huệ TTCK 45