Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyển tập Hóa hữu cơ ( phần 9) pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tuyển tập Hóa hữu cơ ( phần 9)
Axit cacboxylic thơm
Cấu tạo
- Là dẫn xuất của hiđrocacbon thơm có nhóm -COOH ở mạch nhánh.
- Nhân benzen hút electron làm tăng độ linh động của H trong nhóm -
COOH, do đó axit thơm có tính axit mạnh hơn axit no mạch hở.
- Nhóm -COOH có tính hút electron, do đó làm tăng tính bền của nhân
benzen, làm phản ứng thế trên nhân benzen khó hơn và thường xảy ra ở
vị trí meta.
Tính chất
- Các axit cacboxylic thơm là chất tinh thể, ít tan trong nước.
- Tính axit: thể hiện mạnh hơn axit no mạch hở.
- Các axit này cũng tham gia các phản ứng đặc trưng chung cho nhóm -
COOH.
- Phản ứng trên nhân benzen:
Giới thiệu một số axit thơm
1. Axit benzoic C6H5 - COOH
- Là chất tinh thể hình kim, không màu, nhiệt độ sôi = 122,4oC. Ít tan
trong nước lạnh, tan nhiều hơn trong nước nóng.
- Có tính sát trùng, được dùng trong y học, để bảo quản thực phẩm, để
tổng hợp các hợp chất hữu cơ (thuốc nhuộm)
- Điều chế: Oxi hoá toluen có xúc tác
2. Axit phtalic C6H4(COOH)2
- Thường gặp dạng ortho và para.
- Axit ortho - phtalic là chất tinh thể, tan nhiều trong nước nóng. Khi
đun nóng, không nóng chảy mà bị mất nước tạo thành anhiđrit phtalic.
- Điều chế bằng cách oxi hoá naphtalen
3. Axit salixilic HO - C6H4 - COOH
- Là chất tinh thể, nhiệt độ nóng chảy = 159oC, ít tan trong nước, tan
trong các dung môi hữu cơ.
- Dùng làm thuốc sát trùng, chế thuốc chữa bệnh, bảo quản thực phẩm.
Giới thiệu một số axit có nhóm chức pha tạp