Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tuyển chon xạ khuẩn và phân tích đặc tính của hệ Enzyme amylase ngoại bào từ xạ khuẩn :Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học Cấp Trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ CÔNG THƢƠNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
Tên đề tài: TUYỂN CHỌN XẠ KHUẨN VÀ PHÂN TÍCH ĐẶC TÍNH
CỦA HỆ ENZYME AMYLASE NGOẠI BÀO TỪ XẠ KHUẨN
Mã số đề tài: 184.TP13
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Diệu Hạnh
Đơn vị thực hiện: Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm
Tp. Hồ Chí Minh – 12/2020
2
LỜI CÁM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh đã cấp kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu “Tuyển chọn xạ khuẩn và
phân tích đặc tính của hệ enzyme amylase ngoại bào từ xạ khuẩn”.
Chúng tôi xin cám ơn phòng Quản lí Khoa học và Hợp tác Quốc đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi hoàn tất nghiên cứu này. Đồng thời, chúng tôi cũng trân trọng cám
ơn Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho
việc thực hiện các thí nghiệm trong đề tài.
Chúng tôi trân trọng cám ơn PGS. TS. Nguyễn Đình Quân, ThS. Trần Thị Tưởng An
- Phòng Thí nghiệm Biomass, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ
trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn các em sinh viên Bùi Thảo Vy, Đặng Lương Phương Thảo, Hứa
Trường Chinh, Đặng Bích Ngân, Hứa Huỳnh Minh Thảo và tất cả thành viên Phòng thí
nghiêm Công nghệ Vi sinh đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trân trọng cám ơn.
NHÓM TÁC GIẢ
3
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin tổng quát
1.1. Tên đề tài: Tuyển chọn xạ khuẩn và phân tích đặc tính của hệ enzyme amylase ngoại
bào từ xạ khuẩn
1.2. Mã số: 184.TP13
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT
Họ và tên
(học hàm, học vị)
Đơn vị công tác Vai trò thực hiện đề tài
1 TS. Nguyễn Thị Diệu
Hạnh
Viện CNSH&TPTrường ĐHCN Tp.
HCM
Chủ nhiệm đề tài thực hiện các nội
dung:
- Tuyển chọn các chủng xạ khuẩn
có hoạt tính sinh học
- Sản xuất dung dich enzyme
amylase ngoại bào từ xạ khuẩn
- Các thí nghiệm xác định hoạt tính
enzyme, động học enzyme
- Viết đề cương chi tiết
- Chịu trách nhiệm tổng thể về tất
cả các thí nghiệm trong đề tài
- Viết báo cáo tổng kết đề tài, viết
bài báo khoa học
2 TS. Phạm Tấn Việt Viện CNSH&TP -
Trường ĐHCN Tp.
HCM
- Thu thập các mẫu đất từ các
nguồn khác nhau để phân lập xạ
khuẩn
- Tinh sạch enzyme amylase
- Xác định động học enzyme
3 TS. Nguyễn Ngọc Ẩn Viện CNSH&TP -
Trường ĐHCN Tp.
HCM
- Tinh sạch enzyme amylase
- Phân tích kết quả định danh xạ
khuẩn
- Xử lý số liệu.
4 Nguyễn Thị Thanh Thúy ĐHSH11ATT- Viện
CNSH&TP -Trường
ĐHCN Tp. HCM
- Phân lập xạ khuẩn
- Khảo sát khả năng sinh enzyme
amylase của xạ khuẩn
- Khảo sát các điều kiện cảm ứng
sản sinh amylase từ xạ khuẩn
5 Nguyễn Thị Thu Trang ĐHSH11A- Viện
CNSH&TP -Trường
ĐHCN Tp. HCM
- Phân lập xạ khuẩn
- Khảo sát khả năng sinh enzyme
amylase của xạ khuẩn
- Khảo sát các điều kiện cảm ứng
sản sinh amylase từ xạ khuẩn
6 Hứa Huỳnh Minh Thảo ĐHSH10A- Viện
CNSH&TP -Trường
ĐHCN Tp. HCM
- Quan sát cấu trúc đại thể, vi thể
của xạ khuẩn
- Xác định hoạt tính enzyme
1.4. Đơn vị chủ trì: Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh
1.5. Thời gian thực hiện:
4
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 10 năm 2019
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng 7 năm 2020
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 8 năm 2020
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
Không có sự thay đổi so với thuyết minh ban đầu
1.7. Tổng kinh phí đƣợc phê duyệt của đề tài: 40 triệu đồng (Bốn mươi triệu đồng chẵn)
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề
Amylase là nhóm enzyme quan trọng có khả năng thủy giải tinh bột tạo thành các loại
đường khác nhau như fructose, glucose, maltose và các dextrin trung gian. Amylase được
ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp thực phẩm, các ngành
công nghệ lên men, dệt may và công nghệ sản xuất giấy [1, 2]. Amylase được sử dụng thành
công trong quá trình đường hóa tinh bột, trong công nghệ sản xuất rượu bia, cải thiện chất
lượng bột trong công nghệ làm bánh và là thành phần trong công nghệ giặt tẩy [3-5]. Ngoài
ra, nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy amylase còn được ứng dụng trong y học, công nghệ
sinh học và hóa học [5, 6]. Amylase là một trong ba nhóm enzyme được sử dụng nhiều nhất
trong các enzyme công nghiệp, chiếm khoảng 25-33% thị trường enzyme trên toàn thế giới
[7]. Amylase được thu nhận từ nhiều nguồn khác nhau như thực vật, động vật, vi sinh vật và
chủ yếu là được sản xuất từ vi sinh vật. Amylase vi sinh vật đáp ứng được nhu cầu công
nghiệp và có thể gia tăng sự tổng hợp enzyme bằng các kỹ thuật di truyền, phương pháp
nuôi cấy liên tục, cảm ứng và tối ưu hóa các điều kiện sinh trưởng [8]. Các chủng vi sinh vật
thường được sử dụng để sản xuất amylase thuộc chi Bacillus, Streptomyces, Micrococcus,
Pseudomonas, Arthrobacter, Escherichia, Proteus, Aspergillus và Serratia, trong đó các
chủng xạ khuẩn thuộc chi Streptomyces ngày càng được quan tâm [5, 9-12].
Streptomyces là nhóm vi sinh vật quan trọng có hiệu quả kinh tế cao thuộc họ
actinobacteria. Các chủng xạ khuẩn Streptomyces là đối tượng trong sản xuất khoảng 50%
các hợp chất trao đổi thứ cấp, đặc biệt là các chất kháng sinh, kháng khối u, các enzyme và
các chất ức chế enzyme, các hợp chất kháng khuẩn và kháng oxy hóa, các chất điều hòa
thực vật và vitamin [13-15]. Streptomyces tham gia vào việc sản xuất nhiều loại enzyme
khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ như
cellulase, protease, keratinase, amylase, xylanase, lipase, chitinase, pectinase [5]. Với các
đặc tính chịu nhiệt và chịu kiềm cao, việc sản xuất amylase từ xạ khuẩn ngày càng được
quan tâm. Các amylase chịu nhiệt được sản xuất từ xạ khuẩn được ứng dụng dễ dàng trong
5
nhiều ngành công nghiệp khác nhau [5]. Do đó, việc phân lập và chọn lọc các chủng xạ
khuẩn có khả năng sinh tổng hợp amylase mạnh cũng như tối ưu hóa các điều kiện sản xuất
amylase từ các chủng xạ khuẩn được nghiên cứu nhiều trong những năm gần đây [16-19].
Bên cạnh việc xác định môi trường nuôi cấy thích hợp để tạo điều kiện cho sự sinh tổng
hợp amylase ngoại bào của xạ khuẩn, các đặc tính sinh hóa của enzyme cũng cần được quan
tâm để có cơ sở cho việc ứng dụng enzyme hiệu quả nhất trong các lĩnh vực khác nhau.
Hiện nay, những nghiên cứu về đặc tính hệ enzyme của xạ khuẩn tại Việt Nam còn nhiều
hạn chế. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng
sản sinh amylase ngoại bào và tiến hành phân tích các đặc tính sinh học của hệ enzyme
ngoại bào từ chủng xạ khuẩn tuyển chọn được, cung cấp thêm đối tượng sản xuất amylase
cho các nghiên cứu trong nhiều mục đích khác nhau.
2. Mục tiêu
a. Mục tiêu đề tài
Phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng sản sinh enzyme
amylase ngoại bào và phân tích các đặc tính sinh học của hệ enyme amylase từ chủng xạ
khuẩn phân lập được.
b. Nội dung đề tài.
- Phân lập các chủng xạ khuẩn từ nhiều nguồn khác nhau và tuyển chọn các
chủng xạ khuẩn có hệ enzyme amylase ngoại bào.
- Khảo sát điều kiện thích hợp sinh tổng hợp amylase ngoại bào từ chủng xạ
khuẩn được chọn.
- Phân tích các đặc tính sinh học của hệ enzyme amylase của chủng xạ khuẩn.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Phân lập và tuyển chọn xạ khuẩn sinh tổng hợp amylase
Các mẫu đất được thu thập từ nhiều địa phương khác nhau trên tỉnh Tiền Giang và Bến
Tre, Tây Ninh, Tp. Hồ Chí Minh. Mẫu đất sau đó được pha loãng trong nước muối sinh lý
và trải trên môi trường thạch Gause I (20,0 g tinh bột tan; 0,5 g MgSO4.7H2O; 3,0 g
K2HPO4; 1,0 g KNO3; 0,5 g NaCl; 0,1 g FeSO4; 20,0 g agar; nước cất vừa đủ 1 lít; pH 7,2-
7,4) ủ ở 37C trong 5 – 10 ngày. Các khuẩn lạc riêng rẽ có các đặc điểm đặc trưng của xạ
khuẩn có khả năng tạo vòng phân giải tinh bột khi có sự hiện diện của dung dịch lugol được
chọn và cấy ria liên tiếp 3 lần trong cùng môi trường và điều kiện như trên để làm thuần.