Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng Tày
PREMIUM
Số trang
114
Kích thước
997.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1824

Từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong tiếng Tày

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

---------------------------

HOÀNG ANH

TỪ NGỮ CHỈ VĂN HÓA ẨM THỰC

TRONG TIẾNG TÀY

Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Mã số: 60.22.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Văn Phúc

THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực trong

tiếng Tày là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công

trình khác. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc

đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham

khảo của luận văn. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Hoàng Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành kháo học và luận văn này, em chân thành cảm ơn quý

thầy, cô trong Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Đại học Sƣ phạm I (Hà

Nội), các giáo sƣ, tiến sĩ của Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa

thƣ… đã tận tình truyền đạt kiến thức quý báu để hoàn thành luận văn này.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS. Đoàn Văn Phúc, đã

tận tình hƣớng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, ủng

hộ và giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình học tập, nghiên cứu, điền dã … để hoàn

thành công trình này.

Thái Nguyên tháng 10 năm 2011

Tác giả

Hoàng Anh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................................i

Lời cảm ơn ........................................................................................................ii

Mục lục.............................................................................................................iii

Danh mục các bảng .......................................................................................... vi

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2

3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.............................................................. 5

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 6

5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 6

6. Cái mới và ý nghĩa của đề tài................................................................. 8

7. Bố cục..................................................................................................... 8

NỘI DUNG ....................................................................................................... 9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................... 9

1.1. Khái niệm hình vị, từ, ngữ và nghĩa ...................................................... 9

1.1.1. Hình vị.............................................................................................. 9

1.1.2. Từ ................................................................................................... 11

1.1.3. Ngữ................................................................................................. 13

1.1.4. Nghĩa và nghĩa của từ, ngữ ............................................................ 14

1.1.5. Trƣờng nghĩa và vốn từ chỉ văn hóa ẩm thực .............................. 19

1.2. Vấn đề định danh ................................................................................. 21

1.2.1. Khái niệm định danh ...................................................................... 21

1.2.2. Đơn vị định danh và đơn vị miêu tả............................................... 23

1.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa............................................... 23

1.3.1. Khái niệm về văn hóa..................................................................... 23

1.3.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa......................................... 26

1.4. Vài nét về ngƣời Tày và tiếng Tày....................................................... 27

1.4.1. Về ngƣời Tày.................................................................................. 27

1.4.2. Vài nét về tiếng Tày ....................................................................... 30

1.4.2.1. Đặc điểm loại hình và cấu trúc ................................................ 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

iv

1.4.2.2. Chữ viết.................................................................................... 35

1.4.2.3. Vấn đề phƣơng ngữ trong tiếng Tày........................................ 37

1.4.2.4. Đặc điểm về ngôn ngữ học - xã hội......................................... 38

Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 40

CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ

NGỮ CHỈ ẨM THỰC TRONG TIẾNG TÀY............................... 41

2.1. Kết quả khảo sát, thống kê ................................................................... 41

2.2. Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày............ 43

2.2.1. Từ đơn ............................................................................................ 44

2.2.2. Từ phức .......................................................................................... 44

2.2.2.1. Từ láy ....................................................................................... 45

2.2.2.2. Từ ghép .................................................................................... 45

2.2.2.3. Từ ngẫu hợp............................................................................. 50

2.2.3. Ngữ................................................................................................. 51

2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày....... 52

2.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ đơn ........................................... 52

2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ phức ......................................... 52

2.3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ghép đẳng lập .................... 53

2.3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ghép chính phụ ................. 53

2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngẫu hợp .................................. 57

2.3.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm cụm từ (ngữ) ................................ 57

2.4. Đặc điểm phƣơng thức định danh các từ ngữ chỉ ẩm thực trong

tiếng Tày............................................................................................. 58

2.4.1.Phƣơng thức định danh theo nguyên liệu chính.............................. 59

2.4.2. Phƣơng thức định danh theo phƣơng pháp/cách thức chế biến ..... 60

2.4.3. Phƣơng thức định danh theo hình thức/hình dáng bề ngoài .......... 61

2.4.4. Phƣơng thức định danh theo nguyên liệu chính và phƣơng pháp/cách

thức chế biến ..................................................................................... 61

2.4.5. Phƣơng thức định danh theo phƣơng pháp/cách thức chế biến, mùi

vị và nguyên liệu chính ................................................................... 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

v

2.4.6. Phƣơng thức định danh theo phƣơng pháp/cách thức chế biến, gia

vị và nguyên liệu chính .................................................................... 63

2.4.7. Phƣơng thức định danh theo nguyên liệu chính và hƣơng vị ........ 63

2.4.8. Các phƣơng thức định danh khác................................................... 64

Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 64

CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA NGƢỜI TÀY QUA CÁC TỪ NGỮ

CHỈ ẨM THỰC.............................................................................. 67

3.1. Từ ngữ chỉ ẩm thực thể hiện phƣơng thức sinh tồn của ngƣời Tày..... 67

3.1.1. Ẩm thực ngƣời Tày trong quan hệ với tự nhiên............................. 67

3.1.2. Ẩm thực ngƣời Tày trong quan hệ với cộng đồng làng xóm......... 69

3.1.3. Ẩm thực Ngƣời Tày trong hoạt động văn hóa tinh thần................ 73

3.1.3.1. Mâm cơm cúng tổ tiên trong ngày Tết Nguyên đán................ 74

3.1.3.2. Một số đồ ăn truyền thống, đặc sắc của ngƣời Tày theo các thời

điểm trong năm......................................................................... 75

3.2. Từ ngữ chỉ ẩm thực thể hiện phƣơng thức tƣ duy và triết lí của

ngƣời Tày ........................................................................................... 82

3.2.1. Tên gọi món ăn............................................................................... 82

3.2.2. Các ý niệm khác của con ngƣời về món ăn ................................... 84

Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................ 87

KẾT LUẬN..................................................................................................... 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 92

PHỤ LỤC........................................................................................................ 96

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày............................................ 41

Bảng 2: Các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày xét về đặc điểm cấu tạo ..... 43

Bảng 3: Các kiểu quan hệ cơ bản giữa các yếu tố trong từ ghép chính phụ chỉ

ẩm thực trong tiếng Tày.................................................................. 50

Bảng 4: Một số phƣơng thức định danh các từ ngữ chỉ ẩm thực trong tiếng Tày..... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Từ khi có xã hội loài ngƣời đến nay, vấn đề “ăn, mặc, ở, đi lại” luôn là

cơ sở của sự tồn tại cũng nhƣ sự phát triển và tiến bộ. Trong đó, ăn uống là

một phần quan trọng trong cuộc sống của loài ngƣời. Nó không chỉ nuôi

dƣỡng con ngƣời mà còn gắn liền với các hoạt động văn hóa, phản ánh mối

quan hệ của con ngƣời với tự nhiên và xã hội. Con ngƣời phải biết cách ăn

uống sao cho có văn hóa, và sau đó mới học những điều khác nhƣ ngƣời

Trung Hoa thƣờng có câu: “dân vĩ thực vi tiên” (ngƣời dân lấy việc ăn uống

làm đầu).

Hầu hết các dân tộc, các địa phƣơng trên mọi miền đất nƣớc Việt Nam

đều có những tập quán ẩm thực riêng. Việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa ẩm

thực của các dân tộc sẽ cho ta cách nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về con ngƣời,

về sự phát triển của nhân loại. Không những thế văn hóa ẩm thực còn giúp

cho ta hiểu thêm về thế giới xung quanh và hiểu thêm về chính bản thân mình

để từ đó có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về cuộc sống, có cách ứng xử hài

hòa hơn với môi trƣờng tự nhiên và xã hội.

Mặt khác, ngôn ngữ đƣợc coi là chiếc “hàn thử biểu của xã hội”. Ngôn

ngữ và đời sống luôn có mối quan hệ tác động hai chiều. Xã hội Việt Nam

mang dấu ấn của nền văn minh lúa nƣớc với nền văn hóa đa dạng của 54 dân

tộc anh em. Chính kho từ vựng phong phú luôn đƣợc mở rộng đã kịp thời

phản ánh những tri thức phong phú, những phát hiện mới mẻ của con ngƣời

về thế giới xung quanh.

Dân tộc Tày là một cộng đồng có số dân đông nhất trong số 53 dân tộc

thiểu số ở Việt Nam. Gần giống nhƣ ngƣời Kinh, ngƣời Tày cũng có nền kinh

tế nông nghiệp khá phát triển. Vì thế, với ngƣời Tày, tập quán ẩm thực mang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

đậm đặc tính của cƣ dân vùng thung lũng; phản ánh đặc trƣng văn hóa tộc

ngƣời, nhất là ở khía cạnh ứng xử. Trong tiếng Tày, có hàng loạt các từ ngữ

có yếu tố liên quan đến “ăn” và “uống” với cả nghĩa đen và nghĩa bóng đã

làm phong phú thêm vốn từ vựng trong ngôn ngữ này. Có thể nói, với số

lƣợng vô cùng lớn và liên quan tới trƣờng ngữ nghĩa ẩm thực, gắn liền với

văn hóa dân tộc nên việc chúng tôi chọn đề tài Từ ngữ chỉ văn hóa ẩm thực

trong tiếng Tày làm đối tƣợng nghiên cứu sẽ có ý nghĩa lí luận và thực tiễn

sâu sắc.

Là một ngƣời con của dân tộc Tày, khi chọn nghiên cứu vấn đề này

chúng tôi có cơ hội hiểu sắc hơn về bề dày văn hóa của dân tộc mình để thêm

yêu quý, tự hào. Đồng thời, ngƣời viết cũng mong muốn góp phần nhỏ bé vào

việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc

trƣớc cơn lũ của hội nhập và giao lƣu văn hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ.

2. Lịch sử vấn đề

Qua khảo sát của chúng tôi, tính đến nay đã có khá nhiều công trình

của các tác giả nghiên cứu về từ vựng tiếng Tày trên các phƣơng diện cấu

trúc, xã hội ngôn ngữ học khác nhau.

* Trên phương diện ngữ âm:

Qua sự tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay chƣa có một công trình nghiên

cứu chuyên sâu, hệ thống, toàn diện về ngữ âm tiếng Tày. Song ngay từ

những năm bảy mƣơi của thế kỉ XX đã có một số bài viết nghiên cứu về ngữ

âm tiếng Tày (Tày - Nùng). Chẳng hạn, trong Ngữ pháp tiếng Tày Nùng

(1971), các tác giả Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo đã trình bày sơ lƣợc hệ

thống ngữ âm của tiếng Tày – Nùng. Hoặc điều này có thể đƣợc biết rõ ràng

hơn qua công trình Hệ thống ngữ âm tiếng Tày Nùng của tác giả Đoàn Thiện

Thuật (1972 trong Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Viện

Ngôn ngữ học, Hà Nội). Gần đây, trong giáo trình giảng dạy tiếng Tày cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

có đề cập và giới thiệu hết sức sơ lƣợc về hệ thống ngữ âm tiếng Tày (chẳng

hạn cuốn Slon Phuối Tày của Lƣơng Bèn (Chủ biên), Ma Ngọc Dung. Nxb

Đại học Thái Nguyên, 2009) hoặc một số bài viết. Ví dụ: bài viết Bản sắc

riêng trong tiếng nói của người Tày ở Nghĩa Đô, Lào Cai trên trang web của

Cục văn thƣ lƣu trữ Nhà nƣớc [45] đã chỉ ra điểm độc đáo ở một số chữ, âm

vần, thanh lửng, phụ âm lắc trong tiếng Tày Nghĩa Đô so với tiếng Tày ở các

vùng khác. Đặc biệt, năm 2010 tại Đại học Sƣ phạm Hà Nội, với luận văn cao

học Nghiên cứu ngữ âm tiếng Tày ở xã Na Hối và Tà Chải (Bắc Hà, Lào Cai)

của mình, tác giả Nông Thị Nhung, cũng đã miêu tả hết sức chi tiết những đặc

điểm ngữ âm của tiếng Tày ở hai xã Nà Hối và Tà Chải.[24]

* Trên phương diện từ vựng – ngữ nghĩa

Có thể nói, đây là phƣơng diện đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

hơn cả. Điều này đƣợc thể hiện qua số bài viết và công trình dƣới đây:

Bài viết Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng Tày – Nùng (1969)

của Nguyễn Hàm Dƣơng đã chỉ ra một cách khái quát đặc điểm hệ thống từ

vựng Tày – Nùng, từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển

hệ thống từ vựng Tày – Nùng. Trong Báo Văn nghệ Độc lập số 1441, năm

1970 có bài Đẩy mạnh việc giảng dạy và học chữ Tày- Nùng xen kẽ với chữ

quốc ngữ nói đến vai trò của tiếng Tày và sự cần thiết phải học chữ Tày tại

thời điểm đó. Các tác giả Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo với các bài Vài nét về

sự phát triển của tiếng Tày - Nùng sau Cách mạng Tháng Tám , và Một vài ý

kiến về các từ mượn trong tiếng Tày – Nùng (1970); Nguyễn Thiện Giáp

(1970) với bài Cách làm giàu vốn từ vựng Tày – Nùng, báo Việt Nam Độc

lập. Bên cạnh đó, có thể kể đến Lạc Dƣơng (1971) với bài Tính phong phú

của tiếng Tày - Nùng, báo Việt Nam Độc lập, hay Đoàn Thiện Thuật (1986)

với bài Về kho từ vựng chung Việt – Tày. Ngoài ra, cũng phải kể tới các cuốn

Từ điển Tày Nùng – Việt, Việt – Tày Nùng của nhóm tác giả Hoàng Văn Ma,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

Lục Văn Pảo, hay Từ điển thành ngữ, tục ngữ Tày Nùng của Triều Ân, Hoàng

Quyết, Nxb VHDT, 1996. Đây là công trình công phu, hệ thống, bổ ích về

vốn từ vựng tiếng Tày trong sự đối chiếu với tiếng Nùng và tiếng Việt mà

những ngƣời quan tâm đến tiếng Tày không thể bỏ qua.

Vài năm gần đây, tại Đại học sƣ phạm Thái Nguyên đã có một số luận

văn Thạc sĩ nghiên cứu tiếng Tày (Tày Nùng) theo hƣớng liên ngành ngôn

ngữ - văn hóa. Chẳng hạn, Ngôn Thị Bích (2009) với Từ ngữ chỉ lúa gạo và

sản phẩm làm từ lúa gạo trong tiếng Tày (có so sánh với tiếng Việt); Nguyễn

Thị Hằng với Từ ngữ chỉ người trong tiếng Tày Nùng. Ngoài ra, cũng năm

2009, còn có luận văn thạc sĩ Đặc điểm cấu trúc hình thức và ngữ nghĩa của

tục ngữ dân tộc Tày của Hà Huyền Nga. Có thể nói, các công trình này cũng

là sự gợi mở cho chúng tôi tiếp tục khai thác vấn đề từ vựng tiếng Tày không

chỉ dƣới góc độ ngôn ngữ học mà còn nhằm tìm ra những giá trị văn hóa tiềm

ẩn trong các lớp từ đó.[4,6]

* Trên phương diện ngữ pháp

Đó là công trình Ngữ pháp Tày – Nùng (1971) của Hoàng Văn Ma, Lục

Văn Pảo. Gần đây (2010) một số luận văn thạc sĩ tại Đại học sƣ phạm Thái

Nguyên nghiên cứu về một số khía cạnh trên bình diện ngữ pháp của tiếng

Tày nhƣ: Câu hỏi trong tiếng Tày của Vũ Huyền Nhung, Phương thức láy

trong tiếng Tày của Hà Thị Bạch…[4,25,26]

* Trên phương diện xã hội ngôn ngữ học

Mấy chục năm gần đây, những vấn đề về xã hội ngôn ngữ học đƣợc

các nhà ngôn ngữ học ở nƣớc ta tập trung nghiên cứu, đặc biệt đối với các

ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có tiếng Tày. Chẳng hạn,

Tiếp xúc ngôn ngữ Việt (Kinh) - Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam, của Đặng

Thanh Phƣơng, Luận án tiến sĩ lịch sử, H., 2004; Tình hình sử dụng ngôn ngữ

ở hai xã Hưng Đạo và Hoàng Trung (Huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng), của Tô

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!