Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ chỉ công cụ lao động trong tiếng Tày
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ VIẾT CHUNG
TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG
TRONG TIẾNG TÀY
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
LÊ VIẾT CHUNG
TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG
TRONG TIẾNG TÀY
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Trƣờng
THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì
một công trình nào khác.
Tác giả
Lê Viết Chung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
1.1. Khái niệm hình vị, từ, ngữ, nghĩa 8
1.1.1. Hình vị 8
1.1.2. Từ 11
1.1.3. Ngữ 13
1.1.4. Nghĩa 14
1.2. Khái niệm từ ngữ chỉ công cụ lao động 18
1.2.1. Vị trí của từ chỉ công cụ lao động trong lớp từ vựng của
một ngôn ngữ
18
1.3. Khái niệm định danh và các phƣơng thức định danh 20
1.3.1. Khái niệm định danh 20
1.3.2. Các phương thức định danh 21
1.4. Khái niệm định nghĩa miêu tả 21
1.5. Sơ lƣợc về dân tộc Tày và tiếng Tày 23
1.5.1. Sơ luợc về dân tộc Tày 23
1.5.2. Sơ lược về tiếng Tày 25
Tiểu kết 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHƢƠNG THỨC ĐỊNH
DANH LỚP TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG
TRONG TIẾNG TÀY
32
Dẫn nhập 32
2.1. Đặc điểm cấu tạo lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động trong
tiếng Tày
33
2.1.1. Đặc điểm kiểu loại từ ngữ 33
2.1.2. Đặc điểm cấu tạo 33
2.2. Phƣơng thức định danh lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động
trong tiếng Tày
36
2.2.1. Phương thức định danh dựa vào đặc điểm hình thức của
công cụ
37
2.2.2. Phương thức định danh dựa vào chức năng, mục đích
sử dụng của công cụ
37
2.2.3. Phương thức định danh dựa vào đặc điểm, tính chất của
công cụ
38
Tiểu kết 39
Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG VĂN HÓA CỦA NGƢỜI TÀY
PHẢN ÁNH QUA TÊN GỌI TỪ NGỮ CHỈ CÔNG CỤ
LAO ĐỘNG
40
Dẫn nhập 40
3.1. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn hóa 42
3.1.1. Khái niệm văn hoá 42
3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá 43
3.2. Nhận diện tƣ liệu qua định nghĩa miêu tả 45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3. Một số đặc trƣng văn hóa của ngƣời Tày phản ánh qua tên
gọi từ ngữ chỉ công cụ lao động
51
3.3.1. Văn hóa vật chất 51
3.3.2. Văn hóa tinh thần 64
Tiểu kết 67
KẾT LUẬN 69
NHỮNG BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN VĂN
72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Phụ lục 1: CÁC TỪ CHỈ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG 78
Phụ lục 2: CÁC TỪ CHỈ CÔNG CỤ LAO ĐỘNG PHÂN
THEO LĨNH VỰC
90
Phụ lục 3: MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ ĐỊNH NGHĨA MIÊU TẢ TỪ NGỮ
CHỈ CÔNG CỤ LAO ĐỘNGTRONG TIẾNG TÀY
102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
3.1. Bảng so sánh dụng cụ sản xuất 52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những nước thuộc khu vực Đông Nam Á
có nền kinh tế chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Chính từ trong lao động
đã để lại những dấu ấn nhất định trong ngôn ngữ, đó là kho tàng từ
vựng hết sức phong phú phản ánh tri thức của người Việt. Đồng thời
nền văn minh nông nghiệp cũng là sự thể hiện rõ nhất văn hóa nông
nghiệp. Văn hóa nông nghiệp của người Việt Nam có những nét
chung với các nền văn hóa nông nghiệp trong khu vực nhưng cũng
có những nét riêng làm thành bản sắc văn hóa Việt Nam.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có
53 dân tộc thiểu số. Trong nền văn hóa đa dân tộc, đa ngôn ngữ, mỗi
dân tộc có những bản sắc văn hóa, tiếng nói riêng chính sự đa dạng
đó đã làm phong phú nền văn hóa Việt Nam.
Trong số các dân tộc thiểu số Việt Nam, dân tộc Tày là một
cộng đồng tộc người đông dân số nhất: 1.626.392 người (theo tài
liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 của Ban chỉ đạo
Tổng điều tra dân số Trung ương). Địa bàn cư trú của người Tày
thường tập trung chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam như: Cao Bằng,
Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang. Một bộ
phận di cư vào các tỉnh phía Nam. Việc trồng cây, trồng lúa là đặc
điểm văn hóa vật chất lớn nhất của người Tày.
Đối với bất cứ dân tộc nào thì ngôn ngữ là công cụ tư duy
quan trọng nhất giúp gắn kết mọi người với nhau trong cộng đồng
dân tộc, đồng thời cùng là phương tiện để bảo tồn và phát triển
nhiều hình thức văn hóa khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Đảng và Nhà nước ta đã sớm có chủ trương nhằm giữ gìn và
phát triển ngôn ngữ các dân tộc như ban hành: Quyết định 53/CP
tháng 02/1980, hoặc Chỉ thị 38/2004/CT-TTg (ngày 09/11/2004)
yêu cầu cán bộ công chức công tác ở các vùng dân tộc thiểu số và
miền núi phải biết và sử dụng được tiếng nói của đồng bào dân tộc
thiểu số. Một trong những ngôn ngữ được chú ý trong sử dụng cũng
như trong giảng dạy là tiếng Tày.
Để việc dạy và học tiếng Tày đạt hiệu quả và để hiểu biết sâu
sắc hơn về tiếng Tày, một trong những vấn đề cần thiết được tìm
hiểu, nghiên cứu đó là: những từ ngữ chỉ công cụ lao động trong
tiếng Tày.
Là một cán bộ được phân công công tác về vấn đề dân tộc,
thường xuyên gần gũi và tiếp xúc với đồng bào, muốn cho công việc
được thuận lợi và hơn hết là được dân mến, dân yêu, bản thân tôi
luôn mong muốn làm được một điều gì đó cho dân tộc Tày. Việc
nghiên cứu, tìm hiểu đề tài trên là nguyện vọng tha thiết thường trưc
nhất đối với tôi.
2. Lịch sử vấn đề
Việc nghiên cứu tiếng Tày đã sớm được nhiều tác giả quan tâm.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu như: Tính phong phú của tiếng
Tày - Nùng của Lạc Dương; Xây dựng và phát triển hệ thống từ vựng
tiếng Tày - Nùng; Một vài ý kiến về từ mượn trong tiếng Tày – Nùng
của Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo; Cách làm giàu tiếng Tày – Nùng
của Nguyễn Thiện Giáp; Ngữ pháp Tày – Nùng, Từ điển Tày – Nùng
của Lục Văn Pảo, Hoàng Văn Ma, v.v...
Trong các công trình đã công bố các tác giả thường đề cập
đến những vấn đề như: hiện tượng vay mượn trong tiếng Tày, Nùng;
vốn từ tiếng Tày - Nùng; hoặc nghiên cứu về ngữ âm tiếng Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
trong so sánh với tiếng Việt, v.v... mà chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách riêng biệt về những từ ngữ chỉ công cụ lao
động trong tiếng Tày. Tuy vậy, những kết quả mà các tác giả đạt
được đã cho chúng tôi một sự hiểu biết tường tận hơn về tiếng Tày
và thật sự bổ ích khi chúng tôi bắt tay vào tiến hành đề tài luận văn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ những từ (lớp
từ), ngữ chỉ công cụ lao động của người Tày ở Thái Nguyên. Tuy
nhiên, bước đầu thu thập tư liệu, chúng tôi nhận thấy có một số vấn
đề như sau:
- Khó có sự phân biệt rạch ròi giữa những công cụ dùng trong
lao động với những công cụ dùng trong đời sống sinh hoạt. Ví dụ:
(từ) mạc pjạ "con dao" có thể dùng trong lao động và cũng có thể
dùng trong đời sống sinh hoạt. Tương tự như vậy, còn có các từ bủa
"cái búa", kẻo "cái kéo", v.v...
- Mặt khác có những từ được dùng trong đời sống sinh hoạt
nhưng không thể không được xem xét đến như là những từ thuộc lớp
từ lao động, ví dụ: chốc kha "cối giã chày chân", chốc nặm "cối
nước", càn "đòn gánh", v.v...
- Ngoài sự không rạch ròi giữa từ ngữ chỉ công cụ lao động
với từ ngữ chỉ công cụ trong đời sống sinh hoạt, nói cách khác hai
lĩnh vực này sử dụng chung một số công cụ, còn có những từ ngữ
chỉ công cụ thuộc hai lĩnh vực trên nhưng lại liên quan đến lĩnh vực
săn bắt, chiến đấu. Ví dụ: doạng "lưới bắt cá", dầy "lờ đơm cá",
chăm "cái vó", pjạ sliểm "dao nhọn", pjạ xính "dao găm", tao "cây
đao", tẩu "dây thừng", v.v...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Một số đồ đựng có chức năng làm công cụ lao động, ví dụ:
roeng "sọt nhỏ", roạng "cái sọt". Ngược lại một số công cụ lại kiêm
chức năng đồ đựng, ví dụ: tủm "rọ đựng cá", xuốc "cái giỏ", xâng
háng "cái sàng", v.v...
Từ thực tế trên, từ ngữ chỉ công cụ lao động của người Tày
được luận văn xem xét sẽ bao gồm những lớp từ sau đây:
a) Lớp từ ngữ chỉ công cụ thuộc lĩnh vực lao động. Ví dụ:
thây "cái cày", phưa "bừa", bai "cái cuốc bàn", pjạ quang "dao phát
bờ", chuông "cái cào cỏ", slíu "cái đục", tào "cái giũa" v.v...
b) Lớp từ ngữ chỉ công cụ thuộc lĩnh vực đời sống sinh hoạt,
ví dụ: chốc hin "cối đá", chốc kha "cối giã chày chân", chốc nặm
"cối nước", pjạ "con dao", kẻo "cái kéo", bủa "cái búa" v.v...
c) Lớp từ ngữ chỉ công cụ thuộc lĩnh vực săn bắt, chiến đấu,
ví dụ: bẩu păt pja "rạo bắt cá", moòng "lưới bắt chim", slủng kép
"súng kíp", slủng phét "cái nỏ ống", v.v...
d) Lớp từ chỉ đồ đựng và một số danh từ khác liên quan đến
các lĩnh vực: lao động, đời sống sinh hoạt và săn bắt chiến đấu, ví
dụ: xâng háng "cái sàng", xâng thí "cái giần", khưởng "cái giỏ",
roeng "cái sọt nhỏ", roạng "cái sọt", v.v... (xem Phụ lục 2).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu từ ngữ chỉ công cụ lao
động trong tiếng Tày ở hai vấn đề sau:
- Nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh
của lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động.
- Nghiên cứu về một số đặc trưng văn hóa của người Tày
phản ánh qua tên gọi lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài từ ngữ chỉ công cụ lao động trong tiếng
Tày, luận văn hướng đến mục đích tìm hiểu đặc điểm cấu tạo và
phương thức định danh của lớp từ này; từ đó thấy được một số đặc
trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua tên gọi lớp từ chỉ công
cụ lao động.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích mà đề tài đặt ra, luận văn có
những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Trình bày một số vấn đề lý thuyết về cấu tạo từ (hình vị, từ,
và ngữ nghĩa...).
- Trình bày một số vấn đề lý thuyết về định danh.
- Trình bày một số vấn đề lý thuyết về khái niệm văn hóa và
mối quan hệ ngôn ngữ với văn hóa.
- Trình bày khái quát về vấn đề người Tày và tiếng Tày ở
Việt Nam.
- Nhận diện và xác lập danh sách từ ngữ chỉ công cụ lao động.
- Định nghĩa miêu tả danh sách từ ngữ chỉ công cụ lao động.
- Miêu tả về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và phương thức
định danh lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động.
- Trình bày một số đặc trưng văn hóa của người Tày được
phản ánh qua tên gọi từ ngữ chỉ công cụ lao động.
5. Tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Tư liệu
Tư liệu về lớp từ ngữ chỉ công cụ lao động được người viết
trực tiếp thu thập qua điều tra điền dã và phỏng vấn.